Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Cái gì cũng tốt nhưng sao không hiệu quả?
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặt câu hỏi như vậy khi Bộ Y tế báo cáo về tình hình phòng chống dịch sởi, tại cuộc họp với các cơ quan có liên quan, do ông chủ trì ngày hôm nay 11.5.
Giải thích việc phải triệu tập các Bộ họp phòng chống dịch vào ngày chủ Nhật (11.5), Phó thủ tướng nói: “Tôi va chi Tiên (Bô trương Nguyễn Thị Kim Tiên) đang hop Hôi nghi T.Ư 9, Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo… nhưng tình hình như bao cao cua Bô Y tê đung la sởi co bơt nong nhưng hàng ngày vẫn thêm người mắc; đồng thời như bệnh tay chân miêng, sôt xuât huyêt, viêm não do virút… co nguy cơ bung phat. Bệnh vốn coi là “lành” mà chủ quan vẫn chết người. Tôi rất lo”.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, bưc tranh vê dich sơi đa sang lên rât nhiêu. Hai tuân gân đây nhât, môi tuân ghi nhân 4 trương hơp tư vong. Đây la nhưng bênh nhân năng đa điêu tri tư trươc… Hiên nay sô trương hơp măc sơi xac đinh tai cac đia phương đa chưng lai va băt đâu giam. Bô Y tê đa cung ưng 1,2 triêu liêu văc xin, đam bao cho tiêm chung thương xuyên, tiêm vet văc xin sơi va tiêm phong chông dich…
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ: “Nghe bao cao thi thây rât tôt, yên tâm: Văc xin đu, chi đao quyêt liêt, thiết bị, kinh phí điều trị bổ sung đu. Thê thi tai sao không hiêu qua? Trong sô cac chau chêt vưa rôi do sơi thi co nhiêu trương hơp do không tiêm phong. Tai sao không tiêm phong đu? Bộ đã có nhiều đoàn kiểm tra, khi kiểm tra có chỉ rõ khâu nào, cơ quan nào, ai làm tốt, ai chưa làm tốt không?
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi họp – Ảnh: Bảo Khang
Đừng nghĩ cứ lập Ủy ban là tốt
Video đang HOT
Với lý do, viêc phong chông dich bênh đoi hoi phai co sư phôi hơp liên nganh, và rằng “Bộ Y tế không thể chống dịch một mình”, Bộ Y tế kiến nghị: “Cho phep thanh lâp Uy ban quôc gia phong chông dich bênh do Phó thủ tướng Chinh phu lam Chu tich Uy ban vơi sư tham gia cua cac Bô, nganh liên quan”. Phó thủ tướng Vu Đưc Đam bật đứng dậy: “Bô Y tê chưa bao giơ chông dich môt minh… và đừng nghi răng co Uy ban thi moi viêc se tôt hơn. Bô Y tê cư lam hêt sưc minh đi. Lúc nào Bộ cần họp thì tôi sẵn sàng họp, Bộ kiến nghị mời ai thì Văn phòng Chính phủ mời. Dù là họp Uỷ ban hay họp chỉ đạo thì cũng từng đó cơ quan, gương mặt. Ngay Thủ tướng cũng luôn rất quan tâm, thơi gian qua đa họp, đã chi đao sat sao vơi nhưng công điên quyêt liêt”.
Tai cuôc hop, Bô trương Tiên thừa nhân: “Truyên thông sưc khoe cua Bô chưa đươc sang tao, vân theo kiêu cô điên. Can bô co chuyên môn y tê thi không co chuyên môn truyên thông, ngươi hiêu truyên thông thi không co chuyên môn y tế”.
Phó thủ tướng Vu Đưc Đam chi đao: Bộ cần chu đông cung câp thông tin, phải rất nhanh nhạy, kịp thời, đầy đủ và đúng sự thật… “Cac thông điêp phong chông dich bênh phai đơn gian, dê hiêu, ấn tượng như quang cao thi ngươi dân mơi chu y, dễ tiêp thu va lam theo… Ma chăng cân phai tôn ca triêu đô đê thuê lam clip đâu. Nên tô chưc cuôc thi sang tac clip, thông điêp, xa hôi se cung câp cho cac đông chi ân phâm chât lương, ma cuôc thi cung la môt cach tuyên truyên…”, ông Đam noi.
Theo TNO
Thủ tướng nhắc nhở ngành y tế rút kinh nghiệm để phòng chống dịch bệnh tốt hơn
Tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch sởi diễn ra vào chiều tối qua 23-4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Y tế cần rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, trong nắm tình hình, trong công tác thông tin tuyên truyền... để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh thời gian tới.
Không để lây chéo là biện pháp quan trọng hiện nay để khống chế bệnh sởi
Thẳng thắn nhìn nhận
Báo cáo về diễn biến bệnh sởi hiện nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, dịch sởi xuất hiện sớm cộng thêm thời tiết xấu kéo dài gây quá tải cục bộ tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Tuy nhiên, hiện số bệnh nhân mắc và tử vong đều đã giảm. Cũng theo lãnh đạo Bộ Y tế, vaccine tiêm phòng sởi hiện không thiếu do trong nước đã sản xuất được, máy thở cũng đã được bổ sung đầy đủ. Về chuyên môn, Bộ Y tế đã lên phác đồ điều trị, các phương án ngăn chặn, lập kế hoạch dịch tễ toàn diện. Song người đứng đầu Bộ Y tế cũng bày tỏ lo lắng khi tỷ lệ tiêm chủng bệnh sởi không cao, mới chỉ đạt khoảng 65%, nhất là tại một số thành phố lớn, dân trí cao "vì sợ tai biến".
"Công tác truyền thông yếu và không hiệu quả dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng thấp, rồi việc người bệnh tập trung đông tại một số bệnh viện tuyến Trung ương ở Hà Nội, trong khi cơ sở vật chất thiếu, nhất là phòng điều trị. Nếu còn tình trạng nằm ghép giường thì việc giảm tỷ lệ tử vong gặp nhiều khó khăn", bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay. Lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận, truyền thông phòng chống dịch còn yếu kém cũng như nhiều địa phương thiếu tập trung chỉ đạo dẫn đến kết quả tiêm chủng ì ạch. "Phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm chủng 95% cũng chưa hẳn an toàn vì chỉ bảo hộ 95%, vẫn còn 5% mắc bệnh. Dịch bệnh đang có chu kỳ quay trở lại, bùng phát cao, ngay nước Mỹ đã thanh toán hoàn toàn bệnh giờ cũng tái dịch. Việt Nam cam kết năm 2017 khống chế dịch bệnh này", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, sau 3 năm Hà Nội mới có bệnh nhân sởi trở lại và trường hợp đầu tiên vào cuối tháng 12-2013. Từ khi có dịch trở lại, Hà Nội có 1.339 bệnh nhân sởi (tính cả trường hợp sởi và triệu chứng sởi là sốt phát ban), phân tán ở 584 xã, phường, thị trấn. Hiện còn 766 bệnh nhân, trong đó đang nằm viện 511 bệnh nhân, còn lại điều trị tại nhà.
Theo ông Vũ Hồng Khanh, số bệnh nhân mắc cao nhất trong ngày là vào 26-3 với 27 trường hợp. Tháng 3 ghi nhận nhiều nhất với 543 trường hợp. "Từ đầu năm đã có 54 bệnh nhân tử vong liên quan đến sởi, trong đó trực tiếp do sởi là 14 bệnh nhân, còn lại trên các nền bệnh khác. Những trường hợp này hầu hết chưa được tiêm vaccine. Đặc biệt có trường hợp bệnh nhân 42 tuổi và 1,5 tháng tuổi vẫn mắc sởi, là rất lạ".
Kết quả tiêm phòng sởi của Hà Nội đến nay đã đạt 95,4% do tích cực vận động, tuyên truyền. Nhiều điểm tiêm tiếp cả nghìn trường hợp mỗi ngày nên tắc nghẽn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội là dù số bệnh nhân nhập viện giảm, nhưng số ca nặng nhập viện có nguy cơ tử vong cao.
Không được dồn bệnh nhân vào một chỗ
Chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, hiện bệnh sởi đã có xu hướng giảm, song vẫn còn rất phức tạp, không được chủ quan, lơ là, cần tập trung đồng bộ các giải pháp.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, các cơ quan chức năng của Bộ và các địa phương, nhất là Hà Nội, TP.HCM cần tập trung chỉ đạo chặt chẽ việc cấp cứu, điều trị, phải hạn chế thấp nhất tử vong, không để lây chéo. "Không được dồn bệnh nhân vào một chỗ quá đông và quyết tâm dập tắt sởi càng sớm càng tốt", Thủ tướng chỉ đạo.
Về kết quả tiêm chủng còn ì ạch, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của tuyên truyền là hết sức quan trọng, cần tập trung làm tốt để người dân đi tiêm phòng, phấn đấu tối thiểu đạt 95%. "Hiện chỉ đạt 65,3% là rất thấp, có tới 11 tỉnh tỷ lệ tiêm phòng dưới 50% cần phải phê bình. Nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ thì phải tích cực phổ biến, vận động. Đừng để người dân đổ xô đi mua hạt mùi... về phòng chữa sởi mà tác dụng chỉ có hạn"- Thủ tướng đề nghị.
Trước diễn biến dịch phức tạp trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở: "Bộ Y tế và các địa phương cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, theo dõi tình hình dịch bệnh cho kịp thời, đúng mức, trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực và hiệu quả. Nếu thời gian qua làm tốt việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thì đã giảm được tỷ lệ mắc và không có chuyện dồn lên một chỗ tạo ra lây chéo".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở ngành y tế cần rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, trong nắm tình hình, trong công tác thông tin tuyên truyền,... để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới. Đồng thời tiếp tục lưu ý thực hiện tốt việc nghiên cứu, phân tích dịch bệnh, đặc điểm dịch tễ, vi rút học... tăng cường đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo ANTD
Thủ tướng họp khẩn về dịch sởi Tại cuộc họp khẩn chiều nay với các Bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tất cả các đơn vị có liên quan phải vào cuộc, quyết tâm dập tắt dịch sởi, hạn chế thấp nhất số ca tử vong. Trực tiếp báo cáo tình hình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thể hiện rõ sự căng thẳng cho...