Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Xử lý sai phạm trong thi cử không có vùng cấm
“Tất cả phải toàn diện, nếu phát hiện vi phạm ở mức nào thì xử lý ở mức đó. Ở mức hành chính thì xử lý hành chính, còn đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý hình sự. Không làm oan cũng như không có vùng cấm”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Trong buổi chất vấn các thành viên Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có báo cáo, làm rõ thêm về những sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở nhiều địa phương.
Theo Phó Thủ tướng: “Hiện nay, Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, xác minh để xử lý sai phạm trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại một số địa phương. Trong phiên họp gần đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 bảo đảm trung thực, khách quan, tạo niềm tin cho phụ huynh, học sinh cả nước, đồng thời đề ra một số giải pháp chấn chỉnh bảo đảm kỳ thi được tổ chức khách quan trung thực”.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.
Cũng theo Phó Thủ tướng, có người trong ngành giáo dục tiêu cực, quản lý nhà nước chưa chặt chẽ nên đã để xảy ra sai sót dẫn đến hành vi tiêu cực. Điều này trước hết là ý thức, trách nhiệm chung của xã hội, phụ huynh học sinh, cán bộ công chức nhà nước và trách nhiệm thầy cô để làm thế nào củng cố nền tảng đạo đức xã hội. Phó Thủ tướng nêu, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm sống trung thực, tôn trọng những giá trị đạo đức, xã hội, tôn trọng quyền lợi của người khác cũng như không làm mất đi cơ hội của người khác.
Video đang HOT
“Đó là nhận thức chung của xã hội, nhận thức này phải được giáo dục ngay từ trong nhà trường, từ cấp mẫu giáo và các cấp học; Trong các cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị, bộ máy ngành giáo dục. Phụ huynh học sinh cũng phải nhận thức được điều này, có như vậy mới lên án các hành vi tiêu cực”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, cần nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ công chức, đạo đức công vụ, trách nhiệm nhiệm quản lý nhà nước và điều hành công việc. Củng cố quy chế thi cử chặt chẽ, có sự phối hợp với các bộ ngành, các cơ quan chức năng trong tổ chức thi cử bảo đảm khách quan, nghiêm minh. Mặt khác, các các cơ quan cùng tham giám sát và xã hội cùng giám sát.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: “Tất cả phải toàn diện, nếu phát hiện vi phạm ở mức nào thì xử lý ở mức đó. Ở mức hành chính thì xử lý hành chính, còn đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý hình sự. Không làm oan cũng như không có vùng cấm”.
Lê Bảo
Theo giadinhnet
ĐBQH: Công tác xử lý cán bộ liên quan đến gian lận thi cử đã mang tính răn đe
Bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban Dân nguyện chia sẻ với báo chí: Bộ GD&ĐT quyết liệt xử lý sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở một số địa phương.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban Dân nguyện. Ảnh: Quochoi.vn
Một loạt cán bộ giáo dục ở địa phương bị khởi tố trong thời gian qua vì liên quan đến vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 khiến dư luận bức xúc. Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đang đến gần, đại biểu có băn khoăn, quan ngại gì không?
- Tôi đánh giá cao việc Bộ GD&ĐT và các địa phương rất quyết liệt vào cuộc để xử lý những vi phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở một số địa phương. Cùng với việc xử lý, Bộ quyết liệt sửa đổi những vấn đề có liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra trong tổ chức Kỳ thi THPT.
Cá nhân tôi cũng làm công tác trong ngành Giáo dục nên nhận thấy sự chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi năm nay. Đặc biệt trong thời gian qua, công tác xử lý cán bộ liên quan đến gian lận thi cử đã mang tính răn đe.
Tôi tin tưởng Kỳ thi năm nay sẽ diễn ra trong không khí nghiêm túc, công bằng và có sự giám sát, quan tâm theo dõi của các ĐBQH, cử tri cùng nhân dân cả nước. Do đó, tôi tin chắc, Kỳ thi năm nay sẽ hoàn thành mục tiêu công bằng, nghiêm minh và trung thực.
Vậy theo đại biểu, ngành Giáo dục và các địa phương phát huy yếu tố nào đảm bảo sự công bằng, trung thực?
- Bản thân ngành Giáo dục cũng có những cái cải tiến đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời có những đổi mới trong việc bố trí cán bộ coi thi ở các điểm thi và sự phối hợp vào cuộc ở các cơ quan liên quan: từ chính quyền địa phương tới các thầy, cô giáo làm trong ngành.
Tôi tin chắc rằng, tất cả công tác chuẩn bị đó, cộng với sự nghiêm túc trong xử lý sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở một số địa phương, Kỳ thi năm nay sẽ đáp ứng được kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã có những biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác thi từ khâu ra đề, bảo mật đề thi, chấm thi, rồi lắp camera ở khu vực chấm thi, chấm chéo, đổi giao viên ở các đơn vị... Mục đích là bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng nhất.
Xin cảm ơn đại biểu!
Minh Phong (ghi)
Theo GDTĐ
Bộ GD&ĐT thừa nhận nguyên nhân liên đới đối với gian lận thi cử năm 2018 Lần đầu tiên, với trách nhiệm là người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận cụ thể nguyên nhân liên đới của Bộ đối với những gian lận thi cử xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang năm 2018. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định kỳ thi THPT quốc gia đã kế thừa...