Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: ‘Đêm nay không được ngủ’
“Đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là trên hết. Công tác ứng phó phải khẩn trương vì không còn thời gian nữa”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác ứng phó bão số 9 tại biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam). Ảnh: L.K.
Chiều 27/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 9 ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đi cùng đoàn có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng các bộ, ngành liên quan.
Tại Quảng Nam, đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phòng chống bão tại bờ biển Cửa Đại (TP Hội An), thăm hỏi, động viên người dân đang sơ tán về nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đây là cơn bão rất mạnh nên tình hình rất khẩn cấp. Do đó, chúng ta phải tập trung để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Video đang HOT
Để thực hiện được điều này, địa phương cần thực hiện sơ tán dân một cách triệt để ra khỏi khu vực nguy hiểm, đặc biệt là vùng ven biển, nơi nước ngập sâu ở những công trình không an toàn. Tập trung bảo vệ tài sản của người dân, đưa tất cả thuyền bè ở ngoài sông, ngoài biển vào trong khu tránh trú, bảo vệ nhà cửa, kho tàng, bến bãi…
Về vấn đề đảm bảo an toàn, sinh hoạt cho người dân, Phó Thủ tướng đề nghị lực lượng Công an phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản của bà con, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực mà bà con sơ tán; tập trung bà con đến nơi nào đó phải đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm cần thiết.
Tại Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra ở khu vực Cảng biển Dung Quất (huyện Bình Sơn). Báo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho hay, đến 20h ngày 27/10, tỉnh này sẽ hoàn thành việc sơ tán hơn 119.000 người dân đến nơi trú bão an toàn.
Tỉnh Quảng Ngãi được dự báo là tâm bão, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành chức năng địa phương phải khẩn trương di dời người dân ở vùng nguy hiểm. Ảnh: L.K.
Cũng theo ông Minh, người dân các vùng xung yếu trong tỉnh đã chằng chống nhà cửa để chống bão, tuy nhiên nếu bão mạnh trên cấp 12 khả năng sẽ có nhiều nhà dân bị tốc mái, ngã đổ. Hiện, tất cả các tàu thuyền đã được đưa vào nơi tránh trú.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Quảng Ngãi được dự báo là tâm bão nên công tác ứng phó phải chủ động và khẩn trương, không còn nhiều thời gian nữa. Các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ về mọi mặt, không để xảy ra bất kỳ sai sót nào.
Nhiệm vụ quan trọng là sơ tán người dân khu vực chịu ảnh hưởng, địa phương phải hoàn thành việc sơ tán dân trước 19 giờ tối nay (27/10). Phải rà soát không để người dân nào ở lại, nếu cần thiết phải cưỡng chế những người dân không chịu đi, để đảm bạo tính mạng cho nhân dân.
“Lực lượng quân đội là nòng cốt trong việc ứng phó sự cố, cứu dân ở vùng tâm bão. Đề nghị lực lượng vũ trang Quân khu 5, các đơn vị đóng trên địa bàn phải phối hợp cùng với lực lượng cứu nạn của Bộ Quốc phòng, cùng với Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố tìm kiếm cứu nạn chủ động lực lượng để ứng phó, hỗ trợ về nhân lực, thiết bị, tàu thuyền… Đêm nay không được ngủ”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Nén đau thương, khẩn trương mở đường vào Rào Trăng 3 cứu công nhân bị nạn
Các lực lượng cứu nạn vẫn khẩn trương tiếp cận hiện trường sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 tìm kiếm những công nhân đang mất tích.
Các lực lượng khẩn trương tiếp cận Rào Trăng 3 bằng cả đường bộ và đường thủy
Chiều 18/10, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, lực lượng của đơn vị vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn những công nhân mất tích ở thủy điện Rào Trăng 3. Lực lượng cứu hộ phối hợp với công binh tiếp cận hiện trường bằng đường thủy.
Ngay trong sáng nay, song song với công tác tổ chức lễ viếng và truy điệu các liệt sĩ đã hy sinh tại Trạm giữ rừng 67 khi vào cứu nạn thủy điện Rào Trăng 3, công tác cứu nạn những công nhân mất tích vẫn đang được tiến hành khẩn trương. Hàng chục chiến sĩ lợi dụng thời tiết thuận lợi theo đường thủy ngược lên Rào Trăng 3.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, song song với đường thủy, các lực lượng vẫn đang khẩn trương thông đường bộ để vào Rào Trăng 3. Trong 2 ngày qua, mưa to gió lớn nên công tác tiếp cận và khắc phục sự cố sạt lở trên tuyến đường 71 vào hiện trường gặp nhiều khó khăn. Đến nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn còn cách thủy điện Rào Trăng 4 khoảng 1km. Tuy nhiên, đoạn này đang có 2 ngầm nước sâu. Từ thủy điện Rào Trăng 4 đến Rào Trăng 3 còn khoảng 10km, và cũng đang có nhiều điểm sạt lở nặng và 3 ngầm nước. Ngày 18/10, trên địa bàn tỉnh đã giảm mưa, từ sáng sớm đã cử lực lượng đi khảo sát tuyến 71 để tiếp tục công tác cứu hộ cứu nạn.
"UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị tiếp tục duy trì vận hành Sở chỉ huy tiền phương cho đến khi hoàn tất công tác cứu hộ cứu nạn tất cả các nạn nhân tại thủy điện Rào Trăng 3. Kiến nghị Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo và tăng cường nhân lực, phương tiện cho công tác khắc phục sạt lở ở tuyến đường này để tiếp cận tìm kiếm những công nhân còn mất tích", ông Thọ nói.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đã xác định được danh sách 17 công nhân của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 mất tích sau khi xảy ra tai nạn sạt lở đất tại khu nhà điều hành của nhà máy vào rạng sáng ngày 12/10. Hiện nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy hai thi thể trong số 17 công nhân mất tích, trong đó mới xác định danh tính của anh Trần Văn Lộc (sinh ngày 12/7/1995), ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. 15 công nhân còn lại vẫn chưa có tung tích.
Trước đó, trong cuộc họp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Do tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên mục tiêu nhanh chóng tìm kiếm nạn nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 còn chưa thực hiện xong. Trong khi đó, rạng sáng 18/10, lại xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng tại huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị, vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GTVT, chính quyền địa phương tập trung lực lượng tìm kiếm, cứu nạn những người còn mất tích càng sớm càng tốt, ở cả thủy điện Rào Trăng 3 và tại Sư đoàn 337 (Quảng Trị).
Song song với đó, các địa phương phải rà soát lại các khu vực nguy hiểm, vùng thấp trũng, nguy cơ sạt lở để chủ động sơ tán, di dời dân cư; trong đó, có cả các công trình đang thi công. Đồng thời, kịp thời hỗ trợ lương thực thực phẩm, thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con. Đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh ở vùng ngập lụt.
Triển khai các phương án ứng phó bão số 5 theo phương châm 4 tại chỗ Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tránh tâm lý chủ quan, lơ là, bất ngờ trong ứng phó với bão. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) "Để chủ động ứng phó với bão và mưa...