Phó Thủ tướng: Trẻ em không đội mũ bảo hiểm có sự vô cảm của người lớn
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho rằng, đâu đó vẫn còn sự vô cảm của người lớn, của thầy cô, lực lượng chức năng khi trẻ em không đội MBH.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu tại lễ phát động
Tỷ lệ học sinh cấp I và cấp II đội MBH mới đạt khoảng 52%
Chiêu nay (12/6), Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Honda Việt Nam tô chưc lễ phát động tặng mũ bảo hiểm (MBH) cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc năm học 2019 – 2020. Tham dự có Phó Thủ tướng Thường trực, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hoà Bình, Bộ trưởng GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể, cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng. Đây la lân thư 2 hoat đông nay đươc tô chưc nhăm nâng cao ý thức ATGT, nâng tỷ lệ trẻ em đội MBH tại Việt Nam.
Đây cũng la chương trinh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/2018 về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội MBH đối với người đi mô tô, xe máy và xe đạp điện. Trong đó, mục tiêu rất quan trọng là nâng cao tỷ lệ đội MBH đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho trẻ em lên mức 80% vào trong năm 2020.
Theo đó, chương trình năm nay sẽ trao tặng 1.933.960 chiếc MBH phù hợp quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho học sinh bước vào lớp 1 năm học 2019 – 2020 trên cả nước. Đây món quà ý nghĩa trong ngày đầu tiên đến trường, đồng thời cũng là bài học về ATGT thiết thực của các em trên con đường đi đến tương lai.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia Trương Hoà Bình cho biết, bảo đảm trật tự ATGT được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn và an sinh xã hội. Từ chỗ mỗi năm có gần 12.000 người chết do TNGT vào năm 2010, đến năm 2018, con số này đã giảm xuống còn trên 8.000 người. Đây là kết quả được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, trong đó có sự đóng góp rất lớn của việc thực thi quy định đội MBH đối với người đi mô tô, xe máy.
Theo Phó Thủ tướng, đội MBH khi đi mô tô, xe gắn máy đã trở thành nét đẹp văn hoá giao thông tại Việt Nam. Hiện bình quân có khoảng 90% người lớn đội MBH khi đi mô tô, xe máy. Còn theo báo cáo của Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á, qua 10 năm thực hiện quy định pháp luật về MBH (2007-2017), đã giúp giảm trên 15.300 người chết và trên 500.000 ca chấn thương sọ não do TNGT, tiết kiệm trên 3,5 tỷ USD cho nền kinh tế.
Từ năm học 2018 – 2019, Công ty Honda Việt Nam đã đồng hành cùng Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình trao tặng MBHcho toàn bộ học sinh lớp 1 trên cả nước với khẩu hiệu “Giữ trọn ước mơ” góp phần thúc đẩy tỷ lệ đội MBH nói chung, đặc biệt là tăng đáng kể số trẻ em được bảo vệ an toàn hơn khi tham gia giao thông.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hoà Bình, Bộ trưởng GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể cùng các đại biểu trao MBH cho các em học sinh
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, cần nghiêm túc đánh giá vì sao tỷ lệ đội MBHcho trẻ em hiện nay còn thấp. Theo kết quả khảo sát tại 10 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đầu năm 2019 cho thấy, tỷ lệ học sinh cấp I và cấp II đội MBH chỉ đạt khoảng 52%, tăng 22% so với năm 2017, nhưng vẫn còn thấp với mục tiêu 80% trẻ em đội MBH khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện vào năm 2020 đặt ra trong Chỉ thị số 04/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
“Điều này cho thấy vẫn còn không ít trẻ em chưa được đội MBH khi đi mô tô, xe máy. Vẫn còn nhiều bậc cha mẹ, người lớn không đội MBH cho con, em mình khi chở các cháu đi trên mô tô, xe máy”, Phó Thủ tướng nói.
“Hàng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những hình ảnh cha, mẹ thì đội MBH đầy đủ, nhưng chở theo con em, đầu trần. Không ít giáo viên chủ nhiệm chưa từng hỏi học sinh xem cha mẹ có mua và đội MBH cho con hay không. Đó chính là sự vô tâm, vô trách nhiệm, thậm chí có thể nói là sự vô cảm của người lớn, của thầy cô, của lực lượng chức năng trước hiểm nguy đang rình rập, đe doạ sinh mạng với thế hệ tương lai của gia đình, đất nước”, Phó Thủ tướng nói thêm
Mục tiêu nâng tỷ lệ trẻ em đội MBH lên 80%
Để khắc phục những hạn chế trên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu phải xây dựng kế hoạch tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường – tháng 9/2019. Trong đó, lấy trọng tâm là tuyên truyền vận động phối hợp với lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm về đội MBH đối với học sinh và người chở học sinh đi mô tô, xe máy, xe đạp điện.
Tại lễ công bố, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Honda Việt Nam cũng tiến hành ký kết biên bản phối hợp trong việc cam kết thực hiện hiệu quả chương trình trao tặng MBH. Nội dung ký kết nhằm thực hiện thành công những mục tiêu chính của chương trình như: nâng cao ý thức của người dân về việc chấp hành quy định bắt buộc đội MBH đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho trẻ em khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, qua đó giảm thiểu hậu quả do TNGT gây ra đối với trẻ em; Thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ đội MBH đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với trẻ em là 80% vào năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; 100% học sinh là đối tượng nhận mũ của Chương trình “Giữ trọn ước mơ” đội MBH khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
Các đại biểu ấn nút phát động chương trình
Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hồng Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Những năm qua, Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách đảm bảo an toàn cho trẻ em, nhất là trong đảm bảo ATGT. Năm học 2018 – 2019 là năm đầu tiên thực hiện chương trình tặng MBH và đã có gần 2 triệu học sinh lớp 1 trong cả nước được trao tặng MBH đạt chuẩn. Qua đó, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATGT cho học sinh và cha mẹ các em, minh chứng là tỷ lệ trẻ em đội MBH đã nâng lên 60%.
Để nâng cao tỷ lệ trẻ em đội MBH, bà Nghĩa cho rằng, trách nhiệm đầu tiên là của các thầy cô giáo trong việc tuyên truyền cho các em và cha mẹ các em thực hiện đội MBH khi tham gia giao thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo cam kết sẽ thực hiện có hiệu quả, chất lượng chương trình và sẽ trao MBH cho học sinh vào dịp khai giảng năm học mới.
Ông Keisuke Tsuruzono, Tổng giám đốc Công ty Honda VN khẳng định, đây là chủ trương thiết thực và có giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, Honda Việt Nam rất vui mừng khi chiến dịch trao tặng MBH cho học sinh lớp 1 năm đầu tiên đã góp phần nâng tỷ lệ đội MBH ở trẻ em từ 35-40% lên đến 52%.
“Honda Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ trong các hoạt động đẩy mạnh giao thông an toàn tại Việt Nam và góp phần mang đến tương lai tốt đẹp hơn cho các em nhỏ trên cả nước”, ông Keisuke Tsuruzono nói.
Theo www.atgt.vn
ATGT ở trẻ tiểu học: Khi các cuộc thi tìm hiểu phát huy hết vai trò
Tai nạn giao thông ở trẻ em luôn là vấn đề nhức nhối với toàn xã hội. Một trong những giải pháp làm giảm thiểu tỷ lệ gia tăng trẻ bị tai nạn giao thông phải kể đến việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, nâng cao nhận thức còn non nớt của trẻ.
Nhận thức non nớt của trẻ cần được quan tâm đúng mức
Thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia cho thấy, tại Hà Nội, TNGT liên quan trẻ em đã gia tăng ở cả ba tiêu chí: số vụ, số trẻ chết và số trẻ bị thương. Vụ trưởng ATGT (Bộ Giao thông vận tải) Nguyễn Văn Thạch nhận xét, trên thực tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em thiệt mạng vì TNGT. Có thể kể tới các nguyên nhân chính như: đi sai phần đường, thiếu quan sát và chủ yếu do trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Theo Vụ trưởng ATGT (Bộ Giao thông vận tải) - ông Nguyễn Văn Thạch, để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông ở trẻ, nhà trường và các ngành chức năng cần nhìn nhận lại và dành cho các em sự quan tâm đúng mức hơn thông qua các hoạt động tuyên truyền hoặc chương trình giảng dạy về ATGT một cách có hệ thống. Trước thực trạng tai nạn giao thông ở trẻ có xu hướng tăng, Ủy ban ATGT quốc gia đã chọn năm 2018 là "Năm ATGT cho trẻ em", lấy trẻ em làm trung tâm bảo vệ và tuyên truyền kiến thức về ATGT, TNGT. Điều này tạo ra sức lan tỏa đến từng người thân và cộng đồng xung quanh, để vấn nạn giao thông phải được ý thức đến tế bào nhỏ của xã hội.
Ông Lê Hữu Phúc - Phó TGĐ Công ty HVN phát biểu tại buổi lễ
Chính vì thế, cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" được tổ chức từ năm 2008 đã thu về được những thành quả bất ngờ. Cuộc thi được tổ chức thường niên và nhận được sự quan tâm đông đảo của các bậc phụ huynh, thầy cô, học sinh cũng như dư luận xã hội.
Tìm hiểu cuộc thi, thay đổi tư duy và nhận thức
"An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" là chương trình giáo dục an toàn giao thông (ATGT) dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học do Công ty Honda Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công An tổ chức từ năm 2008. Cuộc thi nhằm trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn ngay nhỏ, để tự bảo vệ và phòng tránh tai nạn giao thông, đồng thời hình thành nhân cách trong chính các em, góp phần tạo dựng văn hóa giao thông văn minh tại Việt Nam.
Các em học sinh hào hứng trong tiết học ATGT của các thầy cô tại Vòng chung kết Hội giao lưu
Trong năm học 2018 - 2019, chương trình đã được mở rộng triển khai tới 19 tỉnh/ thành phố, trong đó Thanh Hóa và Gia Lai là 2 tỉnh mới được triển khai với 348 giáo viên được tập huấn trực tiếp. Cuộc thi đã thu hút gần 719.000 em học sinh khối 3, 4 và 5 của 1.560 trường tiểu học được tham gia chương trình giáo dục về ATGT bổ ích và hấp dẫn này, tăng 7% so với năm học trước.
Sau thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Ban giám khảo đã lựa chọn được 19 giáo viên đạt kết quả xuất sắc tham dự Lễ trao giải Hội giao lưu "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" năm học 2018 - 2019 với cơ cấu giải thưởng bao gồm: 01 giải Xuất sắc, 05 giải Nhất và 13 giải Nhì. Cùng với các giải thưởng trên, Ban Tổ chức còn trao tặng 150 giải thưởng cho giáo viên đã tích cực tham gia Hội giao lưu "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ". Đặc biệt, 38 bạn nhỏ đạt thành tích xuất sắc đến từ các khối lớp 3, 4 và 5 trên cả nước đã vinh dự nhận được các phần thưởng từ BTC với 03 giải Nhất, 15 giải Nhì, 20 giải Ba và bên cạnh đó 850 phần thưởng cũng được trao cho những học sinh đã tích cực tham gia.
TS. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GDĐT và ông Lê Hữu Phúc - Phó TGĐ HVN trao giải cho giáo viên xuất sắc nhất
Vòng chung kết và Lễ trao giải Hội giao lưu diễn ra thành công tốt đẹp
Có thể nói, chương trình giáo dục "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" trong trường tiểu học thực sự là một trong những hoạt động giáo dục về An toàn giao thông thiết thực, hiệu quả và bổ ích nhất hiện nay cho giáo viên và các em học sinh. Chương trình đã tạo được niềm tin, sự hứng thú cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong hoạt động dạy - học về an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông. Từ đó đã lan tỏa đi tinh thần nỗ lực không ngừng của Honda Việt Nam trong việc chung tay vì một môi trường giao thông Việt Nam an toàn và văn minh.
Theo Dân trí
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam: Học sinh học Tiếng Anh quá nhiều, bị lẫn và không thể nói Tiếng Việt do cách dạy con chưa đúng Thấy con bập bẹ nói và hát theo các video clip Tiếng Anh trên Youtube, cha mẹ tưởng rằng đây là một cách học ngoại ngữ hiệu quả, nhưng thực chất trẻ chỉ bắt chước thụ động chứ không hiểu được bản chất vấn đề, sự vật và hiện tượng nếu không có sự dạy dỗ giải thích của người lớn. Hiện nay...