Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: ‘Công dân đám mây’ thông thạo nhiều ngoại ngữ càng tốt
Sinh viên – những ‘ công dân đám mây’, cần thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và càng nhiều ngoại ngữ càng tốt.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại lễ khai khóa sáng nay – NGỌC DƯƠNG
Đó là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới tri thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.
Đây là một trong những nội dung nhắn nhủ của Phó thủ tướng-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh – diễn giả khách mời đặc biệt trong Lễ khai khóa ĐH Quốc gia TP.HCM, sáng nay 3.10. Với chủ đề “Tiên phong-dẫn dắt- nâng tầm quốc tế”, bài phát biểu của Phó thủ tướng đã gửi tới thế hệ trẻ những thông điệp mới mẻ về hình ảnh ‘công dân đám mây’ tương lai.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh là diễn giả khách mời đặc biệt của lễ khai khóa năm nay – NGỌC DƯƠNG
Phải là ‘người định hình tương lai của đất nước’
Trong bài phát biểu của mình, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh vai trò của thế hệ trẻ trong hội nhập quốc tế. Ông nói: “Thế hệ trẻ, trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam, đang có nhiều vận hội, lựa chọn, thuận lợi chưa từng có”.
Phó thủ tướng phân tích, thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ thanh niên, là số lượng thanh niên đông đảo nhất lịch sử. Trong khu vực Đông Nam Á, 65% dân số dưới 35 tuổi. Nước ta là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới và đang ở thời kỳ dân số vàng, chưa bao giờ chúng ta có lực lượng thanh niên đông đảo như hiện nay, với 24 triệu thanh niên trong và ngoài nước.
Có thể nói, kỷ nguyên số là kỷ nguyên của tuổi trẻ. Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, tầng lớp thanh niên đang và sẽ hưởng thụ những cơ hội, lợi ích ngay khi các xu thế mới, những dịch chuyển lớn trên toàn cầu diễn ra.
Video đang HOT
Phó thủ tướng thực hiện nghi thức đánh trống khai khóa – NGỌC DƯƠNG
Do đó, ông mong muốn thế hệ trẻ phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành thế hệ công dân Việt Nam đầy đủ tri thức, hoài bão và trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
“Trước hết, thời đại ngày nay và thời kỳ phát triển mới đòi hỏi thanh niên, đặc biệt các sinh viên ĐH, không chỉ là ‘chủ nhân tương lai’ mà phải là ‘người định hình tương lai của đất nước’, ông nói.
Điều đó, theo ông, phải thể hiện trước hết ở việc tuổi trẻ Việt trở thành động lực, nhân tố then chốt trong phát triển đất nước, hình thành tư duy công dân ASEAN và công dân toàn cầu, thúc đẩy cách tiếp cận mới trong mọi lĩnh vực, hình thành văn hóa hội nhập của đất nước.
Ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Là những công dân thế hệ Z – công dân đám mây, đa năng, các sinh viên cần phải trở thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ”.
Muốn vậy, sinh viên cần tích luỹ và trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với thực tiễn của cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng thích nghi của bản thân trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay. Trong đó có ngoại ngữ thông thạo, nhất là tiếng Anh và càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới thi thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.
Ông cho rằng, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng thời gian tới không thể thiếu vai trò nòng cốt và sự dấn thân của sinh viên để nâng tầm vị thế, hình ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển và năng động.
“Tương lai phát triển của đất nước ngày mai sẽ hiển hiện rõ từng ngày qua nỗ lực học tập và rèn luyện của các em hôm nay. Đất nước đặt niềm tin vào các em”, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gửi gắm sinh viên trong lễ khai khóa.
Bốn yêu cầu với giáo dục ĐH
Không chỉ với thế hệ trẻ, theo Phó thủ tướng, thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới với giáo dục ĐH.
Hơn 600 sinh viên xuất sắc ĐH Quốc gia TP.HCM tham dự buổi lễ – NGỌC DƯƠNG
Một là nhu cầu tất yếu phải gắn nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục ĐH nói riêng với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.
Hai là đòn bẩy để tạo chuyển biến căn bản là chú trọng phát triển toàn diện thế hệ trẻ trên cả 3 phương diện: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, hình thành và nuôi dưỡng xã hội học tập mở, học tập suốt đời.
Theo đó, cần trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất cần có của thế hệ trẻ Việt thời kỳ hội nhập để trở thành công dân toàn cầu, công dân ASEAN. Đó là lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm và đam mê, trí thức chuyên môn, ngoại ngữ và hiểu biết pháp luật, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước; các kỹ năng công nghệ, kỹ năng nghề và cả kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, ứng xử văn hóa, văn minh; tác phong làm việc hiện đại, kỷ cương, chuyên nghiệp; nâng cao thể chất, sức khỏe.
“Nhiều nghiên cứu dự báo khoảng 60-80% ngành nghề trên thế giới hiện nay sẽ thay đổi trong khoảng 10 năm tới, với nhiều việc làm mới giá trị cao hơn được tạo ra, đòi hỏi kỹ năng, tri thức gắn với quá trình số hóa, tự động hóa và liên kết sâu rộng. Do đó, chúng ta cần chủ động từng bước bổ sung tri thức, kỹ năng mới, thiết yếu trong thế kỷ 21 vào chương trình đào tạo và đào tạo lại hiện nay”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Ba là cần tiếp tục tranh thủ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên kết giáo dục ĐH với các nước trên nền tảng công nghệ số, chủ động tiếp thu và nâng cao nội lực phù hợp với tiêu chí, chuẩn mực chung.
Sau bài phát biểu, Phó thủ tướng tiếp tục giải đáp một số băn khoăn của sinh viên về xung quanh vấn đề hội nhập quốc tế, công dân toàn cầu… – NGỌC DƯƠNG
Bốn là có cách tiếp cận mới về phát triển nguồn nhân lực trẻ một cách dài hạn, đa chiều, đa ngành, nhằm thu hút được các đối tác tham gia công tác giáo dục ĐH. Kinh nghiệm một số nước là đẩy mạnh phối hợp ‘bộ tứ’ giữa các cơ quan nhà nước với các trung tâm đào tạo, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong hình thành, triển khai chính sách kế hoạch đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường, xã hội và yêu cầu mới về phát triển.
Cũng trong lễ khai khóa, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng hội nhập quốc tế và hợp tác là xu thế tất yếu và chủ đạo trong bối cảnh thế giới ngày nay. Trong quá trình hội nhập của đất nước, hội nhập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi nó là những nhân tố chủ yếu tạo nên những lợi thế cạnh tranh trong nhiều mặt, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sẽ bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên mới giảng dạy?
Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo - Bộ GD&ĐT cho hay, hệ thống văn bản tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đang sửa theo hướng không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với hạng giáo viên thấp nhất.
Một thời gian dài, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không thực chất
Đó là nhấn mạnh của ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) tại hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non diễn ra mới đây.
"Trong hệ thống văn bản tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chúng tôi đang sửa theo hướng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học sẽ không còn đối với hạng giáo viên thấp nhất", ông Tuấn Anh cho hay.
"Cụ thể, chúng tôi lấy đầu ra của trường đào tạo khi mà giáo viên đó ra trường, để coi như là đầu vào của hạng giáo viên thấp nhất. Chúng tôi yêu cầu không quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa mà đưa vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
Chúng ta biết rằng, một thời gian chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không thực chất, giáo viên bằng mọi cách để kiếm được chứng chỉ đó đưa vào hồ sơ cho hợp lệ.
Sau một thời gian nghiên cứu, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề xuất không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với hạng giáo viên thấp nhất mà đưa vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ", Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo cho hay.
Hàng loạt ứng viên đã trúng tuyển đợt thi tuyển công chức năm 2018 tại TP Hải Phòng dù sử dụng Chứng chỉ tiếng Anh không do cơ sở giáo dục được Bộ GD&ĐT cho phép.
Nâng chuẩn đào tạo giáo viên
Vấn đề lộ trình nâng chuẩn đào tạo giáo viên được thực hiện theo Nghị định 71. Trong nghị định đã quy định rõ đối tượng nâng chuẩn, đó là giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020, còn 7 năm công tác cho đến tuổi nghỉ.
Có nghĩa là đối với giáo viên nào không còn đủ 7 năm công tác cho đến tuổi nghỉ hưu, chỉ thực hiện chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác giảng dạy.
Theo Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo, tính đến thời điểm này toàn quốc còn 26,3% giáo viên mầm non trình độ trung cấp sư phạm. Trong nghị định 71 chỉ rõ các địa phương phải thống kê, tổng hợp tình hình đội ngũ đó và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tính toán xem ai là người được đào tạo trước, ai là người đào tạo sau.
Cơ sở đào tạo là do địa phương lựa chọn và trong công văn hướng dẫn của nghị định 71 cũng đã nêu rõ, Sở GD&ĐT là đơn vị đầu mối để thực hiện việc đó chứ không giao cho các phòng GD&ĐT.
Phòng GD&ĐT nếu có chỉ là việc tổng hợp ở cấp thẩm quyền mình quản lý, sau đó báo cáo cho Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT là cơ quan tham mưu, báo cáo UBND tỉnh thực hiện việc đó, ký kết hợp đồng với cơ sở giáo dục nào là hoàn toàn do Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh.
"Đối với cơ sở giáo dục mầm non, hiện nay các địa phương còn trường cao đẳng sư phạm, đối với các địa phương trường cao đẳng sư phạm chuyển thành đa ngành thì trong đó vẫn có khoa sư phạm nên để các trường cao đẳng sư phạm tại địa phương thực hiện đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên của địa phương là tốt nhất", ông Tuấn Anh cho biết.
Bộ Giáo dục sẽ tiếp tục đào tạo bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Sau 6 năm dừng việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiếp tục hoạt động này để bổ sung đội ngũ giáo viên. (Ảnh minh họa: PM/Vietnamplus) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố hai dự thảo thông tư ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng...