Phó thủ tướng kêu gọi Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hôm qua gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các thỏa thuận song phương và không làm phức tạp thêm tình hình.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) và ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc gặp tháng 11/2015 tại Cảnh Hồng, Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: fmprc.gov.cn.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ quan ngại của Việt Nam về những diễn biến gần đây ở Biển Đông với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhân dịp dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Phó thủ tướng đề nghị hai bên tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Hai nước cần thúc đẩy cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển đạt tiến triển, cùng ASEAN thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh còn đề nghị hai bên tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, thực hiện những thỏa thuận đã đạt được, thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại phát triển cân bằng, bền vững và tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước.
Ông mong muốn Trung Quốc tạo thuận lợi hơn nữa trong việc nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, thúc đẩy Nhóm Công tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác tài chính – tiền tệ đạt tiến triển thực chất, đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng đã thỏa thuận, triển khai các tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhất trí về các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước. Về tình hình khu vực, ông Vương cho rằng Trung Quốc và ASEAN đều có nhu cầu duy trì hòa bình, hợp tác, kiểm soát bất đồng ở Biển Đông. Về song phương, hai nước đã có các cơ chế đàm phán liên quan.
Như Tâm
Theo VNE
Bức tường cô lập Trung Quốc trên Biển Đông đã hình thành
Sau khi Mỹ-Nhật- Ấn tăng cường giám sát Trung Quốc, đến lượt châu Âu cũng nhập cuộc nhằm kìm hãm Bắc Kinh trên Biển Đông.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện "thường xuyên và rõ ràng" tại khu vực Biển Đông để duy trì luật biển và tự do hàng hải.
"Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ các nguyên tắc và tự mình làm việc đó", ông nói.
Tàu USS Lassen của Mỹ
Theo Foreign Policy, mặc dù bộ trưởng quốc phòng Pháp không nhắc rõ ràng tới Trung Quốc, bình luận của ông dễ được hiểu là lời chỉ trích Bắc Kinh, nước đang quyết liệt theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông với việc nạo vét ồ ạt và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo.
"Nếu luật biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần Trung Quốc, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải, hay ở nơi khác", ông Le Drian nói tại Đối thoại Shangri-La.
Lập trường của Pháp đánh dấu nỗ lực quốc tế mới nhất nhằm kìm hãm chiến thuật cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông. Bình luận của Pháp cho thấy các quốc gia Âu đang vận động một phản ứng cứng rắn hơn trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc. Ông Le Drian nói rằng đối với Pháp và châu Âu, việc này không chỉ là để bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại trong khu vực, mà còn để giữ gìn trật tự quốc tế và pháp trị.
Việc EU tham gia nhiều hơn ở Biển Đông là điều mà Mỹ đã hy vọng từ lâu, Mira Rapp-Hooper, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận xét.
Trong khi đó, Nhật Bản, Ấn Độ cũng đã đạt thỏa thuận thúc đẩy hợp tác an ninh với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani khẳng định, việc Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ "chia sẻ giá trị chung" là điều rất quan trọng. Việc tăng cường hợp tác giữa 3 nước nhằm đảm bảo an ninh tại các vùng biển rộng lớn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Dự kiến vào giữa tháng 6 này, Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung nhằm giám sát các hoạt động trên biển ngày càng bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông.
Đáng lưu ý, lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản có kế hoạch mở rộng mức độ tham gia trong cuộc tập trận này, như tham gia các cuộc tập trận phòng không, chống ngầm, tìm kiếm và cứu hộ.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Biển Đông đang trở thành vấn đề toàn cầu "Sau Shangri-La 15, tình hình Biển Đông sẽ diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới và có nguy cơ tuột khỏi tầm tay ASEAN". Tiến sĩ Trần Việt Thái - Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược (Học viện Ngoại giao) nhận định. Tiến sĩ Trần Việt Thái - Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược (Học viện Ngoại giao). Shangri-La...