Phó Thủ tướng đi thị sát, bệnh viện xin tự chủ theo hướng doanh nghiệp
Các bệnh viện muốn phát triển để đáp ứng nhu cầu của người bệnh nhưng đang vướng nhiều rào cản trong cơ chế, chính sách. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng thuận với đề xuất cho bệnh viện tự chủ để tạo bước ngoặt phát triển theo hướng hiện đại ngang tầm quốc tế.
Hàng loạt khó khăn “níu chân” bệnh viện
Chiều 11/10, ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhân dân 115.
Báo cáo trước Phó Thủ tướng, giám đốc cả 2 bệnh viện đều cho biết tình trạng quá tải bệnh nhân đã diễn ra từ lâu, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không đủ đáp ứng đang gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn, phục vụ người bệnh.
Phó Thủ tướng đi thị sát thực tế nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện tại TPHCM
BS Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho hay: Bệnh viện đang triển khai mô hình Viện – Trường với nhu cầu rất lớn về trang thiết bị kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu nhưng hiện nay những thứ cơ bản này vẫn chưa có. Giá dịch vụ khám chữa bệnh chưa được tính đúng, tính đủ trong khi bệnh viện đã thực hiện tự chủ về tài chính nên các khoản chênh lệch bệnh viện phải bù đắp. Cân đối tài chính là bài toán khó, thu nhập của cán bộ công nhân viên sụt giảm, nguy cơ “chảy máu chất xám” gia tăng.
Mặt khác, việc giao dự toán chi bảo hiểm y tế với quy định thanh toán số lượt khám trung bình 65 người bệnh ở mỗi bàn khám một ngày, định mức số ca thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong khi bệnh viện luôn quá tải đang làm khó cho bệnh viện. “Bệnh nhân tăng nhưng dự toán chi bảo hiểm không tăng dẫn đến vượt quỹ, vượt trần”.
Video đang HOT
BS Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 xin được tự chủ theo mô hình doanh nghiệp
Các vấn đề việc trích lập nguồn cải cách tiền lương chưa được thành phố áp dụng; những quy định ngặt nghèo về định mức mua sắm trang thiết bị y tế trong bối cảnh bệnh viện chưa được tự chủ chi thường xuyên khiến bệnh viện không thể tự quyết được định mức mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, cấp bách trong những trường hợp dịch bệnh, bệnh nhân tăng hoặc phát triển kỹ thuật mới.
Trước những khó khăn trên, Bệnh viện Nhân dân 115 kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép bệnh viện thí điểm mô hình doanh nghiệp theo quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. “Bệnh viện mong muốn được tự chủ để có thể phát triển thành bệnh viện hiện đại, xứng tầm quốc tế, tham gia vào cung cấp dịch vụ y tế quốc tế để đóng góp cho GDP quốc gia”, BS Phan Văn Báu bày tỏ mong mỏi.
Phó Thủ tướng đồng thuận thí điểm tự chủ
Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: “Hiện Bộ Y tế đang thí điểm mô hình hoạt động tự chủ tài chính chi thường xuyên và chi đầu tư tại 4 bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K và Bệnh viện E. Bộ đang xây dựng Nghị định chung về tự chủ tài chính cho các bệnh viện trên toàn quốc, đang triển khai lấy ý kiến thêm tại một số địa phương”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế đẩy nhanh lô trình cho phép các bệnh viện tự chủ
Trước kiến nghị của bệnh viện, và phúc đáp của đại diện Bộ Y tế, ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ cho hay: “Rất nhiều bệnh viện trên cả nước muốn được tự chủ nhưng Bộ Y tế triển khai chậm quá. Tại TPHCM nhiều bệnh viện không trực thuộc Bộ đang rất muốn được tự chủ. Tại sao con cái đã trưởng thành muốn tự lập mà cha mẹ không cho? Chúng ta cần có giải pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn về mặt cơ chế, tạo điều kiện cho bệnh viện phát triển”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị: “Cơ chế tự chủ tài chính đối với các bệnh viện là rất cần thiết. Bộ Y tế cần đẩy nhanh lộ trình cho phép các bệnh viện, nhất là nhóm bệnh viện tuyến cuối được linh hoạt trong tự chủ tài chính để phát triển chuyên môn sâu, nhằm thay đổi bộ mặt bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ người dân. Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần, nếu Bộ Y tế chậm Nghị định chung thì chúng tôi vẫn quyết định cho một số bệnh viện thí điểm tự chủ”.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Hiện nay, chuyên môn của các bác sĩ trong nước được thế giới đánh giá rất cao, đây là điều đáng để tự hào. Nhưng thực tế mỗi năm chúng ta đang phải chi hàng tỷ đô la vì người dân ra nước ngoài trị bệnh, vấn đề này đáng để suy ngẫm. Mở cửa cho các bệnh viện phát triển, một mặt là phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân trong nước, giúp người bệnh đỡ phải đi ra nước ngoài mặt khác phải hướng đến bệnh viện chất lượng cao xứng tầm quốc tế để thu hút người bệnh nước ngoài đến Việt Nam điều trị”.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Tưởng bị cảm hóa đái tháo đường thể tối cấp
Thấy trong người mệt mỏi, sốt nhẹ, chị C.N.B. (29 tuổi, ở TPHCM) tự đi mua thuốc hạ sốt, uống một liều và tự mua lá cây về xông hơi nhưng tình trạng không cải thiện, nôn ói sau ăn.
Đến ngày thứ ba, chị B. vẫn mệt, ăn ít, ói sau ăn. Buổi sáng chị B. còn tỉnh táo, đến chiều thì lừ đừ, lơ mơ, được đưa đến Bệnh viện quận, chẩn đoán: hôn mê nhiễm ceton acid - đái tháo đường mới phát hiện và chuyển viện Bệnh viện Nhân Dân 115.
Nữ bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện Bệnh viện Nhân Dân 115 trong tình trạng lơ mơ.
Tại đây, các bác sĩ ghi nhận: bệnh nhân lơ mơ, dấu véo da đàn hồi chậm, tim đều rõ, phổi không rale, bụng mềm, gan lách không to.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hôn mê nhiễm ceton acid - đái tháo đường típ 1 (thể tối cấp) - theo dõi nhiễm trùng đường hô hấp trên - suy thận cấp trước thận và điều nội khoa tích cực bao gồm điều chỉnh nước điện giải, insulin và kháng sinh.
Sau 12 tiếng kể từ lúc nhập viện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, hiện đã bắt đầu uống sữa, ăn cháo.
Các bác sĩ khoa Nội tiết khuyến cáo: Bệnh nhân trẻ vẫn có thể bị đái tháo đường mới xuất hiện và bệnh có thể khởi phát tối cấp mà hoàn toàn không có các triệu chứng kinh điển "4 nhiều" (tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều và sụt cân nhiều) trước đó. Do đó, cần làm xét nghiệm đường huyết thường quy tại khoa cấp cứu. Nếu bệnh nhân có rối loạn tri giác thì nên làm ngay xét nghiệm đường huyết mao mạch để có kết quả ngay giúp bác sĩ xử trí kịp thời.
Với người bệnh, khi có biểu hiện bất thường nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế phù hợp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc một cách tùy tiện có thể làm cho bệnh lý bị phát hiện trễ và đưa đến bệnh trầm trọng hơn.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Vòng tay thông minh cho người bị mất trí nhớ Thiết bị đeo vào tay người bệnh sẽ thu thập thông tin về sức khỏe, hoạt động, sự tự chủ... giúp theo dõi điều trị bệnh. Theo HTI, các nhà khoa học của Viện Farunhofer, Đức, nghiên cứu vòng đeo tay có khả năng đo các hoạt động bên ngoài môi trường ở bệnh nhân mất trí nhớ, góp phần theo dõi và...