Phó thủ tướng: Đại học công lập phải đổi mới cơ chế
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, một số trường và các bộ ngành liên quan chưa chủ động, tích cực triển khai các nội dung tự chủ theo nghị quyết cua Chinh phu.
Tại hội nghị đánh giá kết quả thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, Chính phủ đã tạo điều kiện để các trường đổi mới toàn diện về đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính.
Tuy nhiên, theo ông Đam, trong hơn một năm thực hiện, một số trường và các bộ ngành liên quan chưa chủ động, tích cực triển khai các nội dung tự chủ theo nghị quyết của Chính phủ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Quyên Quyên.
Phó thủ tướng đề nghị, thời gian tới các trường cần tích cực, chủ động hơn trong đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng đào tạo, trình cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án, bảo đảm không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của những người thuộc diện chính sách, hộ nghèo.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT được giao điều chỉnh, bổ sung các quy định bảo đảm quyền tự chủ về chuyên môn, học thuật cho các trường, trong đó tăng cường quản lý chất lượng đầu ra, hạn chế quy định cứng các chỉ tiêu đầu vào, tăng tỷ lệ giảng viên ngoài cơ hữu. Các trường phải thống kê, công bố trên website số lượng tuyển sinh và điểm tuyển sinh trong 3 năm gần đây.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Tài chính có văn bản giải quyết những vướng mắc liên quan như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nguồn thu lãi tiền gửi ngân hàng. Nếu không miễn được thì hỗ trợ lại đúng bằng tiền thuế trường đã nộp, bảo đảm nhu cầu chi tiêu, nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường tự chủ.
Ông Đam yêu cầu Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cần phát huy tốt vai trò, vị trí của mình, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo. Các trường cần tích cực tham gia, đóng góp vào các hoạt động của Hiệp hội, nhất là trong công tác kiểm định, xếp hạng đại học, xây dựng trung tâm học liệu.
Theo Zing
Bộ Công Thương bị yêu cầu báo cáo về "công trình sai lầm thế kỷ"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có báo cáo về tình hình xây dựng, vận hành Hồ chứa Thủy điện An Khê Kanak mà trước đó đại biểu Huỳnh Nghĩa đánh giá "công trình sai lầm thế kỷ"...
Thủy điện An Khê Kanak được đại biểu đánh giá là "công trình sai lầm thế kỷ" ảnh: Báo Gia Lai
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo đó, trong cuộc họp làm việc với các tỉnh khu vực Tây Nguyên về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán tại tỉnh Gia Lai vừa qua và trong buổi thảo luận của Đại biểu Quốc hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020, có một số ý kiến phát biểu liên quan đến việc xây dựng, vận hành Hồ chứa thủy điện An Khê Kanak còn bất cập, gây thiếu nước ảnh hưởng đến đời sông nhân dân vùng Hạ lưu sông Ba (khu vực tỉnh Gia Lai).
Vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có báo cáo về tình hình xây dựng, vận hành Hồ chứa Thủy điện An Khê Kanak thời gian vừa qua; đề xuất giải pháp để bảo đảm nguồn nước phục vụ cuộc sống nhân dân vùng hạ lưu Sông Ba (thuộc tinh Gia Lai và Phú Yên), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 15/4/2016.
Công trình sai lầm thế kỷ
Chiều qua (1/4), phát biểu trước Quốc hội về kinh tế xã hội, đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) đặc biệt quan tâm đến vấn đề ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt hạn hán, xâm nhập mặn.
"Nghiệm lại tôi thấy đây là quy luật về nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả đấy. Tình hình vừa qua là có nguyên nhân chủ quan từ con người, đó là việc khai thác tài nguyên rừng, nước ngầm vượt quá mức cho phép. Hiện nay, ở Tây Nguyên những vùng như cà phê, cao su là mực nước ngầm xuống rất thấp, đa số cạn kiệt trong tình hình bất lợi như thiên tai vừa rồi" đại biểu Huỳnh Thành nói.
Đặc biệt, đại biểu Huỳnh Thành đánh giá, phát triển thủy điện nhiều nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân.
"Ví dụ như công trình thủy điện An Khê Kanak, theo tôi đây là công trình sai lầm thế kỷ. Vì sao vậy? Vì trên thế giới không có một đất nước nào mà người ta chặn hẳn một dòng sông lớn mà chuyển qua dòng sông khác, nếu có chặn thì người ta chặn suối, không bao giờ chặn sông lớn, nhưng chỉ có Việt Nam mình liều lĩnh chặn một dòng sông lớn như vậy. Hậu quả là không có năm nào mà từ khi An Khê Kanak hoàn thành mà không có dân khiếu kiện, không có tình hình hạn hán, không có tình hình lũ lụt dẫn đến thiệt hại đối với dân. Việc này không những ở Gia Lai mà cả Phú Yên nữa, hàng triệu người bị ảnh hưởng" đại biểu Huỳnh Thành nói.
Đại biểu Thành đề nghị khắc phục sai lầm về đầu tư công trình thủy điện An Khê Ka Nak. "Phải bàn nhiều biện pháp, bằng sự giám sát, kiểm tra phải trả lại nước cho dòng sông bằng ít nhất 20% lưu lượng trung bình trước khi xây dựng đập. Ví dụ, trước đây là 100 m3/s thì bây giờ ít nhất phải 20 m3/s. Nếu cần thiết thì ngưng một tổ máy phát điện cũng được, phải ưu tiên đời sống của dân trước" đại biểu Huỳnh Thành nói.
Về tình hình hiện nay do biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, đại biểu Huỳnh Thành đề nghị nên học tập mô hình của Hà Lan. "Tôi theo dõi thấy hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác liên kết và có sự hỗ trợ của Hà Lan về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong vấn đề này người ta làm rất tốt, đó là bố trí lại các kế hoạch mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, như cây khoai tây chịu hạn rất tốt, những vùng khi có thiên tai xảy ra ứng phó rất nhanh và đạt được hiệu quả" đại biểu Huỳnh Thành đề nghị.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Chính phủ đề nghị dừng xây Trung tâm hành chính 2.000 tỷ tại Nghệ An Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tạm dừng xây dựng Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh Nghệ An với mức đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng. Mô hình Trung tâm hành chính Nghệ An Xét đề nghị của tỉnh Nghệ An về việc xây dựng Khu hành chính tập trung các sở, ngành cấp tỉnh, Phó Thủ tướng...