Phó Thủ tướng: Chính phủ luôn lo lắng cho ngư dân bám biển
“Ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung từ bao đời nay. Ngư dân đang bị đe dọa bởi giàn khoan trái phép và đường lưỡi bò của Trung Quốc. Chúng ta rất lo lắng cho sự an toàn cũng như cuộc sống mưu sinh bám biển của người dân”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Ngày 3/6, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ KH – ĐT, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững khu vực Duyên hải miền Trung. Tham gia diễn đàn có các chuyên gia của ngân hàng thế giới, bộ ban ngành và lãnh đạo của 9 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Khu vực duyên hải miền Trung có vị trí rất quan trọng trong tổng thể phát triển kinh tế, là cầu nối cho 2 đầu đất nước, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông, là vùng chịu nhiều mất mát trong chiến tranh và thiên tai bão lũ. Duyên hải miền Trung là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, không nơi nào có nhiều nguồn tài nguyên quý giá, nhân lực lao động dồi dào… như ở đây.
Chính phủ Việt Nam đã có một số cơ chế ưu đãi trong thu hút đầu tư và quy hoạch tổng thể phát triển vùng Bắc Trung Bộ thành vùng kinh tế năng động. Việc phát triển kinh tế Duyên hải miền Trung luôn gắn liền với phát triển kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… Đến nay, Duyên hải miền Trung có 13 khu kinh tế đang được đầu tư xây dựng, nhiều dự án lớn được triển khai…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi cùng các chuyên gia quốc tế bên lề diễn đàn
Video đang HOT
Phó Thủ tướng cũng nhận định, dù nhiều tiềm năng nhưng vùng Duyên hải miền Trung vẫn kém phát triển, kinh tế hạ tầng chưa đồng bộ, bình quân hộ nghèo cao (17%), cao hơn bình quân của cả nước (7,8%), vùng có 25/62 huyện nghèo nhất cả nước, mức độ đầu tư vào vùng vẫn ở mức trung bình thấp so với các vùng khác….
Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền Việt Nam, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Những ngày qua, chúng ta chứng kiến Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đánh bắt ở ngư trường bị xua đuổi, thậm chí bị đâm chìm. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng mọi biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật quốc tế, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ lẽ phải và chính nghĩa. Chúng ta rất lo lắng cho sự an toàn cũng như cuộc sống mưu sinh bám biển của người dân. Điều đó, đặt kinh tế biển càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững Vùng Duyên hải miền Trung , thực hiện chiến lược phát triển kinh tế gắn với quốc phòng và giảm nghèo bền vững.”
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Nhân diễn đàn này, tôi muốn nói với quốc tế biết rằng, ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, là ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung từ bao đời nay. Ngư dân miền Trung đang bị đe dọa bởi giàn khoan trái phép và đường lưỡi bò của Trung Quốc”.
Cũng theo Phó Thủ tướng, trong giai đoạn hiện nay, thách thức đối với phát triển bền vững ở Duyên hải miền Trung là rất lớn. Trước hết chính quyền và người dân các địa phương trong vùng phải nỗ lực hết sức mình, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan Trung ương thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng.
“Để cùng chung tay góp sức với Chính phủ và các địa phương, tôi mong muốn kêu gọi các đối tác phát triển, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phi Chính phủ tiếp tục quan tâm và hỗ trợ các địa phương trong vùng qua các hình thức như hỗ trợ kĩ thuật, hỗ trợ tài chính và tăng cường nhân lực thể chế, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực… Tôi mong muốn, Tuyên bố Hội An được xây dựng tại diễn đàn sẽ thể hiện được ý nguyện, quyết tâm và cam kết của tất cả các bên trong nỗ lực hỗ trợ vùng Duyên hải miền Trung phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Trung Quốc mưu chiếm "tài nguyên vị thế" ở Biển Đông
Ngoài mục tiêu bành trướng lãnh thổ, khống chế Biển Đông, giải quyết vấn đề tài nguyên, Trung Quốc còn muốn chiếm "tài nguyên vị thế" để phát triển hàng hải, thu thuế,...
Tuần lễ biển, đảo năm nay diễn ra từ ngày 1 đến 8/6 tại TP biển Hải Phòng. Nhân sự kiện này, ông Vũ Sĩ Tuấn - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) đã trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về mưu đồ của Trung Quốc (TQ) đằng sau giàn khoan di động Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam gần một tháng nay.
Theo ông Tuấn, việc TQ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là ngang nhiên mang một "lãnh thổ nổi" xâm phạm đến chủ quyền biển, đảo của nước ta. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý tài nguyên môi trường biển của Việt Nam. Cụ thể, điều này làm cho việc điều tra, khảo sát trên biển và kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên biển của ta gặp khó khăn.
Ngoài mục tiêu bành trướng lãnh thổ, khống chế Biển Đông, giải quyết vấn đề tài nguyên, TQ còn muốn chiếm tài nguyên vị thế để phát triển hàng hải, thu thuế,...
- Tại khu vực biển TQ đặt giàn khoan trái phép, trữ lượng dầu mỏ ở đó thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Sĩ Tuấn: Theo công bố thì ở chỗ đó rất ít dầu mỏ. Nhiều người nói rằng trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông khoảng 10 tỉ tấn. Nhưng đó cũng chỉ là "đếm cua trong hang". Về số liệu này, Mỹ, TQ... mỗi quốc gia công bố một kiểu, kể cả trữ lượng về khí đốt, băng cháy ở Biển Đông cũng vậy. Với trữ lượng rất lớn, băng cháy có thể thay thế dầu mỏ. Việc sử dụng nó còn tốt hơn dầu mỏ, bởi dầu mỏ là thứ gây ô nhiễm nhưng băng cháy thì không. Tuy nhiên, việc điều tra cơ bản và khai thác băng cháy lại rất phức tạp, gần như chưa có nước nào thực hiện được, ngay cả các nước lớn như Mỹ, Nhật, Nga cũng chưa làm được việc này.
- Vậy TQ đặt giàn khoan ở đó nhằm mục đích gì?
Ông Vũ Sĩ Tuấn: Đặt giàn khoan ở đó, TQ có rất nhiều ý định. Một trong những ý định đó là muốn độc chiếm nguồn tài nguyên quý giá ở Biển Đông. Mục tiêu của TQ ở đó thì có nhiều nhưng theo tôi, ở đó TQ có hai mục tiêu chính: Mục tiêu thứ nhất là bành trướng lãnh thổ, khống chế Biển Đông. Mục tiêu thứ hai là giải quyết vấn đề tài nguyên. Tài nguyên ở đây là dầu mỏ, băng cháy và nguồn hải sản dồi dào...
Nhưng còn có một loại tài nguyên khác ở đó là tài nguyên vị thế, nơi tàu bè đi lại. Buôn bán bằng tàu biển chiếm khoảng 80% khối lượng hàng hóa trao đổi giữa các nước, trong đó đi qua Biển Đông chiếm khoảng 2/3 số lượng hàng hóa đó. Vì vậy tài nguyên vị thế ở Biển Đông là rất lớn để phát triển hàng hải, thu thuế,...
Biển Đông là vùng biển kín, nếu TQ đặt giàn khoa ở đó là ngồi giữa Biển Đông. Ở vị trí đó, TQ nhòm được toàn bộ dải hình chữ S của Việt Nam với chiều dài hơn 3.000 km và các nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore... Có thể thấy rằng TQ có mưu đồ rất lớn khi sử dụng giàn khoan di động này lê trên Biển Đông!
Xin cảm ơn ông.
Theo Hoàng Vân (Pháp luật TP.HCM)
Điểm tựa của cảnh sát biển Người thân ở quê nhà luôn dõi theo chồng, con mình làm nhiệm vụ trên các tàu cảnh sát biển. Họ nguyện là hậu phương vững chắc để các cán bộ, chiến sĩ yên tâm trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trời miền Trung những ngày cuối tháng 5 này nắng...