Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý trách nhiệm vụ 213 container “mất tích”
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về vụ việc 213 container hàng hóa qua cảnh nhưng không xuất cảnh theo quy định.
Hàng hóa nhập cảng tại cảng Cát Lái. Ảnh: Tiền Phong
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra – Bộ Công an, cung cấp hồ sơ, tài liệu để làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng liên quan đến vụ 213 container hàng hóa quá cảnh nhưng không xuất cảnh; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát hàng hóa quá cảnh, hàng tạm nhập tái suất, hàng chuyển cửa khẩu, hàng trung chuyển, đảm bảo hàng hóa không bị tháo dỡ, tẩu tán, thẩm lậu trên đường vận chuyển, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1.12.2017.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng cục Hải quan đã phát hiện vào giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái – TP.Hồ Chí Minh (cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến), tuy nhiên, số container trên đã được doanh nghiệp vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng không được đưa đến cửa khẩu xuất theo quy định.
Theo Danviet
Nghi buôn lậu, 2 cán bộ hải quan TP.HCM bị bắt
Việt và Thành bị cho là "làm ngơ" để hàng chục container hàng lậu đứng tên xe ôm, bà bán bún... thông quan trót lọt.
Công an TP.HCM ngày 10.10 bắt giam Mai Phước Việt và Lê Bảo Thành - cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV4 về hành vi Buôn lậu.
Hai cán bộ hải quan bị khởi tố. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phát hiện lô hàng trong container xuất khẩu phi mậu dịch có nghi vấn.
Hàng được khai báo là 23 tấn kệ sắt công nghiệp mới 100% (thuế suất 0%), hạ tại cảng ICD Transimex để mở tờ khai hải quan, sau đó chuyển qua cảng Cát Lái để xuất khẩu đi Hàn Quốc.
Chủ hàng được triệu tập nhưng không có mặt. Khám xét bên trong, nhà chức trách ghi nhận có hơn 22 tấn đồng phế liệu (thuế suất lên tới 22%), có giá trị khoảng 1,8 tỷ đồng.
Người đứng tên lô hàng từng mở 13 tờ khai hải quan khác, cho các mặt hàng "trục máy cán thép và kệ công nghiệp bằng sắt - thuế suất 0%". Tất cả đều làm thủ tục thông quan tại Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 và đã xuất khẩu thành công.
Xác định hai công chức hải quan kiểm hóa và ký thông quan những tờ khai này là Việt và Thành, Cục điều tra chống buôn lậu khởi tố vụ án và vụ việc được chuyển sang Công an TP.HCM.
Làm việc với cơ quan điều tra, người đàn ông đứng tên các lô hàng xuất khẩu khai "là xe ôm" và hoàn toàn không biết những lô hàng kia. Kết quả giám định chữ ký và chữ viết trên 14 tờ khai hải quan cho thấy không phải do ông này thực hiện.
Tương tự, tháng 4.2016, Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện lô hàng hơn 25 tấn đồng phế liệu được thông quan với thuế 0%. Chủ hàng là bà chủ quán bún bò và không biết vì sao mình là chủ lô hàng này. Ngoài ra, 6 lô hàng trước đó cũng do bà này đứng tên và đã xuất khẩu trót lọt.
Theo cơ quan điều tra, toàn bộ 21 lô hàng lậu đều do Việt và Thành kiểm tra thực tế. Dù hàng hóa không đúng như tờ khai nhưng họ vẫn xác nhận và ký cho thông quan.
Hai cán bộ hải quan này bị tình nghi thông đồng với các tổ chức buôn lậu. Tuy nhiên, bước đầu điều tra Việt và Thành đều không thừa nhận, khai quanh co, nhiều mâu thuẫn.
Cảnh sát cũng tình nghi còn nhiều người liên quan đến đường dây buôn lậu này. Vụ án đang được mở rộng điều tra.
Theo Quốc Thắng (VNE)
Khởi tố vụ án vận chuyển trái phép gần 1,4 tấn ngà voi Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (thuộc Cục Hải quan TP.HCM) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép 1,4 tấn ngà voi tại cảng Cát Lái. Ngà voi nhập từ châu Phi về Việt Nam bị bắt giữ. ẢNH: CÔNG NGUYÊN Chiều 6.10, Chi cục Hải quan cửa khẩu...