Phổ thông cao đẳng FPT tuyển trung cấp nghề, sao lại quảng cáo ‘học cao đẳng’?

Theo dõi VGT trên

Theo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, đối tượng tuyển sinh cao đẳng phải là học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết:

Kỳ lạ “Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic” tuyển sinh cao đẳng từ tuổi 15

Nhân viên tư vấn hết lớp 9 học Phổ thông cao đẳng FPT có bằng cao đẳng chính quy

Ngay sau khi 2 bài viết trên được đăng tải, rất nhiều bạn đọc đã liên lạc về đường dây nóng của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam mong muốn có đầy đủ thông tin hơn.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam xin cung cấp các quy định hiện hành liên quan đến vấn đề trên.

Tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng phải là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Vào tháng 7 năm 2021, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã có công văn số 1583/GDNN-VP gửi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp thông tin giải thích quy chế và công tác quản lý hoạt động tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp khẳng định, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi thông báo tuyển sinh người học ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, nhà trường phải thông báo đối tượng tuyển sinh đầu vào phải có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH, khoản 3 Điều 33 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Quyết định số 1982/QĐ-TTg và điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT BLĐTBXH, Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH và chương trình đào tạo cao đẳng do Hiệu trưởng nhà trường ban hành.

Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cũng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có thể vào học trung cấp, sau khi tốt nghiệp Trung cấp nếu đủ kiến thức văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được học lên trình độ Cao đẳng.

Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 07/2012/TT-BLĐTBXH, khoản 2 Điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH đã quy định rất rõ về đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng và đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng.

Phổ thông cao đẳng FPT tuyển trung cấp nghề, sao lại quảng cáo học cao đẳng? - Hình 1

Phổ thông Cao đẳng FPT không phải là trường nhưng đang thực hiện tuyển sinh, đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học cao đẳng trong 4 năm. (Ảnh: Nguyễn Nhất)

Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnich nói gì về Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic?

Liên quan đến hoạt động tuyển sinh của Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic với đối tượng tốt nghiệp Trung học cơ sở có bằng cao đẳng chính quy, vào tháng 6/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có công văn gửi Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tuyển sinh của “Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic”.

Trong công văn phúc đáp về hoạt động tuyển sinh của “Phổ thông cao đẳng FPT Polyechnic” gửi tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam vào ngày 7/6/2021, ông Vũ Chí Thành – Hiệu trưởng trường Cao đẳng FPT Polytechnic cho biết:

“Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic” là tên một chương trình đào tạo nghề nghiệp của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, với đối tượng tuyên sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu học nghề sớm, theo chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được cụ thể hóa trong đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 522/QĐ-TTg.

Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở khi được tuyển sinh, ngoài học nghề sẽ được học 4 môn văn hóa phổ thông theo khung kiến thức quy định trong thông tư 16/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp , học sinh sẽ học Iiên thông lên cao đẳng tuân thủ Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp…

Video đang HOT

Chương trình trung cấp nghề nhưng tuyển sinh “học cao đẳng từ tuổi 15″

Từ trả lời của Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnich có thể thấy, “Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic” là tên một chương trình đào tạo nghề nghiệp của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp, học sinh sẽ học liên thông lên cao đẳng.

Ngoài ra, Đề án giáo dục hướng nghiệp và và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 522/QĐ-TTg được ông Vũ Chí Thành – Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnic viện dẫn ghi rất rõ tại phần mục tiêu cụ thể.

Theo đó, với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở ghi rất rõ:

Mục tiêu đến năm 2020: “Phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%”.

Mục tiêu đến năm 2025: “Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%”.

Từ các quy định và trả lời nói trên, có thể thấy không có chương trình đào tạo cao đẳng nghề nào tuyển học sinh từ tuổi 15 (học hết bậc trung học cơ sở).

Vấn đề đặt ra là, “Phổ thông cao đẳng FPT Polytechnic” rầm rộ quảng cáo, thông tin trên nhiều kênh với nội dung “học cao đẳng từ tuổi 15″, nêu 8 lý do trở thành sinh viên cao đẳng ngay từ khi tốt nghiệp trung học cơ sở, khi nhập học sẽ là “sinh viên của Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic”.

Những thông tin tuyển sinh như vậy có đúng các quy định của pháp luật hiện hành, chưa học và tốt nghiệp trung cấp nghề sao đã tuyển sinh cao đẳng, “học cao đẳng từ tuổi 15″? Thiết nghĩ Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cần có sự vào cuộc kiểm tra, làm rõ, đảm bảo môi trường giáo dục nghề nghiệp công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

Tôi nghĩ Bộ nên sửa chương trình, dừng triển khai các môn tích hợp lớp 8, 9

Việc triển khai môn tích hợp trong thời gian sắp tới vẫn là câu chuyện nan giải, khó tích như thế nào cho hợp.

Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới bậc trung học cơ sở đang tiếp tục triển khai học kỳ II của lớp 6 trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp và cả tình trạng thiếu hụt nhân sự, cơ sở vật chất ở nhiều địa phương.

Trong đó, điều nhiều người băn khoăn, lo lắng trong việc thực hiện chương trình mới chính là sự xuất hiện của 2 môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý khi nó có quá nhiều rắc rối,...

Điều này từng được nhiều tác giả phản ánh qua hàng loạt bài viết được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Vì sao rất khó triển khai môn tích hợp cả bậc trung học cơ sở?

Theo Quyết định số 2454 và số 2455/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý thì ở mục 1.2.1.

Mục tiêu chung là "Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có phẩm chất, năng lực tối thiểu để đáp ứng được việc dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục trung học cơ sở; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông."

Như vậy, mục tiêu của chương trình bồi dưỡng hướng đến việc 1 giáo viên đảm nhận, đủ điều kiện, kiến thức, năng lực, phẩm chất để dạy được môn Khoa học tự nhiên (gồm 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử và Địa lý từ lớp 6 đến lớp 9.

Trong quá khứ, giáo viên ở bậc trung học cơ sở từng được đào tạo và giảng dạy 2 phân môn như Toán - Vật lý, Hóa học - Sinh học, Vật lý - Kỹ thuật công nghiệp, Lịch sử - Địa lý,

Tuy nhiên, kết quả đều chưa thấy sự thành công, không hiệu quả, giáo viên dạy 2 môn không chuyên, học sinh tiếp thu không tốt,...

Vì thế, các năm gần đây việc giáo viên dạy 2 phân môn đã được thay thế bằng việc giáo viên chỉ dạy 1 phân môn duy nhất.

Tôi nghĩ Bộ nên sửa chương trình, dừng triển khai các môn tích hợp lớp 8, 9 - Hình 1

(Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn)

Trong chương trình mới, giáo viên không chỉ dạy 2 phân môn mà có thể dạy đến cả 3 phân môn (Vật lý, Hóa Học, Sinh học trong môn Khoa học tự nhiên) thì liệu có thành công?

Điều trăn trở, băn khoăn lớn nhất của tôi là sau khi có chứng chỉ tích hợp thì liệu giáo viên có "thẩm thấu", đủ kiến thức theo kiểu "biết mười dạy một" để dạy cho học sinh kiến thức cả 2, 3 phân môn hay không?

Điều này là vô cùng khó đối với những giáo viên đã giảng dạy 1 phân môn nhiều năm, thậm chí với những giáo viên mới ra trường.

Đặc biệt, nhiều giáo viên đã lớn tuổi, sức khỏe thể chất, tinh thần giảm sút thì việc đào tạo thêm 20-36 tín chỉ để có thể trở thành giáo viên giảng dạy cả 3 phân môn, tôi nghĩ có thể khó đạt được mục tiêu thậm chí có thể "vỡ trận".

Vấn đề tiếp theo là cả hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn giáo viên vừa dạy vừa phải đi học chứng chỉ "tích hợp" thì sẽ sắp xếp thời gian ra sao? Trong thời gian giáo viên đi học chứng chỉ thì công việc tại cơ sở sẽ do ai đảm trách? Việc 3/5 môn biến mất thì sẽ có một số lượng lớn giáo viên có mất việc không?

Vậy nên việc triển khai môn tích hợp trong thời gian sắp tới vẫn là câu chuyện nan giải, khó "tích" như thế nào cho "hợp".

Giải pháp tốt nhất là dừng thực hiện 2 môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 8, 9

Để giải quyết hàng loạt bất cập, khó khăn, vướng mắc khi dạy, tập huấn bồi dưỡng giáo viên môn tích hợp, tiếp thu của học sinh,... người viết mạnh dạn kiến nghị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xem xét dừng việc tích hợp môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 8, 9 và chỉ thực hiện ở lớp 6, 7 vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, chương trình đã thực hiện ở lớp 6, đang thẩm định và đánh giá ở lớp 7

Hiện nay, chương trình mới đã thực hiện ở lớp 6, tuy khi thực hiện gặp vô vàn khó khăn, bất cập, vướng mắc việc 2, 3 thầy chung 1 sách nhưng khó khăn này có thể giải quyết được phần nào khi có giáo viên đảm nhận được 2, 3 phân môn.

Đối với lớp 7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thẩm định các bộ sách giáo khoa lớp 7 nên cơ bản việc biên soạn sách giáo khoa lớp 7 đã hoàn tất.

Nên việc thay đổi các môn tích hợp đối với lớp 6, 7 trong tương lai gần là rất khó.

Thứ hai, kiến thức lớp 6, 7 một giáo viên có thể dạy được 2, 3 phân môn

Cái khó của việc hiện nay là việc 2, 3 thầy dạy một môn về cho điểm, đánh giá, chấm bài kiểm tra,... có thể khắc phục được sau khi một số giáo viên bồi dưỡng có chứng chỉ tích hợp hoặc sinh viên môn các tích hợp ra trường đảm nhận.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 6, 7 không phải là dễ nhưng kiến thức cơ bản, phổ thông nên vẫn có một số giáo viên chỉ cần tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến có thể đảm nhận toàn bộ được không cần phải ồ ạt đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp như các Quyết định 2454, 2455 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ ba, khó có giáo viên đảm nhận được cả 2, 3 phân môn đến lớp 8, 9

Nhưng với kiến thức gần như là bắt đầu phân hóa, khó dần ở lớp 8, 9 thì việc một giáo viên dạy được cả 2, 3 phân môn là điều khó khả thi.

Nếu thực hiện một cuộc khảo sát kín toàn bộ giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý thì tôi cho rằng sẽ có con số rất ít giáo viên tự tin cho rằng mình có thể dạy được cả 2, 3 phân môn cả bậc trung học cơ sở.

Để có đủ kiến thức cơ bản dạy được học sinh lớp 9 cả 2, 3 phân môn là rất khó, còn vấn đề chọn giáo viên giỏi đào tạo học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở lớp 9 còn khó hơn "hái sao trên trời".

Mà giáo viên không đủ kiến thức, không đủ tự tin thì chắc chắn sẽ không thể dạy tốt, dạy học không thể hiệu quả và đương nhiên học sinh sẽ là người chịu thiệt thòi khi không được học thầy giỏi.

Nếu không có giáo viên đảm nhận được cả 2, 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nhất là ở lớp 8, 9 thì có thể tái diễn việc 2, 3 thầy một sách rắc rối như hiện nay.

Thứ tư, khó có học sinh chuyên Vật lý, Hóa học,... ở trung học phổ thông

Việc thực hiện trường chuyên ở bậc phổ thông hiện nay dù vẫn còn một số ý kiến trái chiều nhưng một sự thật không thể phủ nhận là nhờ các môn học chuyên biệt, học sinh được phát hiện và bồi dưỡng theo năng khiếu của mình.

Chương trình mới, học sinh lớp 9 không học các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học (thuộc môn Khoa học tự nhiên), Lịch sử, Địa lý (thuộc môn Lịch sử và Địa lý) thì các trường chuyên ở bậc trung học phổ thông sẽ tuyển sinh các môn trên như thế nào?

Do đó, nếu giữ lại đơn môn trên ở lớp 8, 9 thì học sinh sẽ được phân hóa từ lớp 8, 9 và học sinh biết mình có năng khiếu môn nào để định hướng học chuyên từ bậc trung học phổ thông, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài sẽ thuận lợi hơn.

Thứ năm, không phải đào tạo ồ ạt giáo viên

Điều khó nhất theo tôi không phải là việc bồi dưỡng hay có chứng chỉ tích hợp mà là sau khi có chứng chỉ đó thì giáo viên có thể có đủ kiến thức để dạy tốt cả 2, 3 phân môn hay không đó mới là điều quan trọng.

Điều oái oăm là đến giai đoạn hiện nay những cá nhân khen chương trình môn tích hợp là những nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa hay các vị lãnh đạo trường học là những người không trực tiếp dạy, còn hầu hết giáo viên dạy thực tế các môn trên thì đều cho rằng bản thân sẽ quá tải, không thể dạy tốt và có rất nhiều bức xúc.

Do đó, nếu đào tạo ồ ạt giáo viên tốn một lượng kinh phí rất lớn (có thể do cơ quan hay cá nhân chi trả theo các Quyết định 2454, 2455) không hiệu quả thì không những lãng phí và còn khiến trường học tạm thời khuyết nhân sự giảng dạy.

Nếu chỉ thực hiện tích hợp ở lớp 6, 7 thì chỉ cần bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến là giáo viên có đủ kiến thức, năng lực để dạy mà không phải ồ ạt bồi dưỡng, tập huấn chứng chỉ môn tích hợp, mất kinh phí lớn và gây bức xúc cho giáo viên, thuận tiện cho các trường trong việc bố trí, phân công công tác.

Với những lý do trên, theo tôi cách tốt nhất là học sinh từ lớp 8, 9 nên được học các môn riêng lẻ Vật lý, Hóa học, Lịch sử,...

Như vậy, vừa đảm bảo nguyên tắc tích hợp ở lớp dưới (từ lớp 1 đến lớp 7), phân hóa, định hướng nghề nghiệp dần ở lớp trên (từ lớp 8 đến lớp 12) vừa tránh được những bất cập, bức xúc về 2 môn tích hợp trên.

Những gì chưa hợp lý, chưa phù hợp tình hình, khó khắc phục thì rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo cẩn trọng xem xét, việc dừng lại môn tích hợp (hoặc chỉ chọn 1 vài trường điểm thử nghiệm) ở lớp 8, 9 người viết có thể thấy đó là phương án tốt nhất hiện nay.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'
21:27:18 24/11/2024
Gần gũi nhau xong vợ lại đòi sang phòng con ngủ, tôi lén theo sau thì chết điếng khi thấy tiếp cảnh bên trongGần gũi nhau xong vợ lại đòi sang phòng con ngủ, tôi lén theo sau thì chết điếng khi thấy tiếp cảnh bên trong
20:25:32 24/11/2024
Sao nữ hàng đầu Vbiz gặp sự cố hi hữu tại sự kiện, sững người khi bị chặn lại trên thảm đỏSao nữ hàng đầu Vbiz gặp sự cố hi hữu tại sự kiện, sững người khi bị chặn lại trên thảm đỏ
19:52:18 24/11/2024
Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào UkraineTên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
19:21:34 24/11/2024
Sốc: Jung Woo Sung lên chức bố, danh tính mẹ đứa bé gây ngỡ ngàng!Sốc: Jung Woo Sung lên chức bố, danh tính mẹ đứa bé gây ngỡ ngàng!
22:46:02 24/11/2024
Vợ trẻ NSND Công Lý đọ sắc Hà Hồ, Mai Phương Thúy gây thương nhớVợ trẻ NSND Công Lý đọ sắc Hà Hồ, Mai Phương Thúy gây thương nhớ
22:58:50 24/11/2024
Bố chồng vừa đọc di chúc phân chia tài sản, chồng tôi đã bật khóc rồi từ chối nhận 500m2 đất cùng 1 tỷ tiền mặtBố chồng vừa đọc di chúc phân chia tài sản, chồng tôi đã bật khóc rồi từ chối nhận 500m2 đất cùng 1 tỷ tiền mặt
20:47:13 24/11/2024
Ngân 98 mếu máo khóc lóc, lộ gương mặt sưng tấy biến dạng hậu phẫu thuậtNgân 98 mếu máo khóc lóc, lộ gương mặt sưng tấy biến dạng hậu phẫu thuật
22:36:16 24/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan

Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan

Sức khỏe

04:51:47 25/11/2024
Chẩn đoán xác định tình trạng của bệnh nhân là xuất huyết tiêu hóa cao do rách tâm vị (hội chứng Mallory Weiss). Sau can thiệp cầm máu, bệnh nhân được tư vấn nhập viện theo dõi và điều trị nội khoa theo phác đồ của bác sĩ.
Lợi ích chỉ người mua nhà diện tích nhỏ mới có

Lợi ích chỉ người mua nhà diện tích nhỏ mới có

Sáng tạo

00:45:58 25/11/2024
Hầu hết mọi người đều cảm thấy chật chội, bức bí trong những ngôi nhà nhỏ mà không biết rằng nhà diện tích nhỏ cũng có những lợi ích bất ngờ.
Tìm ra hàng trăm hình vẽ 2.000 năm tuổi trên sa mạc nhờ AI

Tìm ra hàng trăm hình vẽ 2.000 năm tuổi trên sa mạc nhờ AI

Lạ vui

00:41:15 25/11/2024
Ứng dụng máy bay không người lái và AI, các nhà khoa học đang tăng tốc phát hiện số hình vẽ có niên đại khoảng năm 100 trước Công Nguyên trên sa mạc Nazca.
Tóm Park Shin Hye đắm đuối nhìn trộm mỹ nam Cha Eun Woo, có phản ứng lật mặt cực nhanh khi bị "bắt quả tang" tại trận

Tóm Park Shin Hye đắm đuối nhìn trộm mỹ nam Cha Eun Woo, có phản ứng lật mặt cực nhanh khi bị "bắt quả tang" tại trận

Sao châu á

22:56:22 24/11/2024
Phản ứng của Park Shin Hye khi gặp gỡ mỹ nam đình đám Cha Eun Woo khiến ông xã nữ diễn viên ở nhà phải lo sốt vó .
Khánh Phương - Quỳnh Nga giải thích việc 4 năm 'không nhìn mặt' sau chia tay

Khánh Phương - Quỳnh Nga giải thích việc 4 năm 'không nhìn mặt' sau chia tay

Sao việt

22:48:52 24/11/2024
Khánh Phương, Quỳnh Nga lần đầu nói rõ về chuyện từng hẹn hò 2 năm và có thời gian không nhìn mặt nhau sau chia tay.
Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

Thế giới

22:13:10 24/11/2024
Hiện các cơ quan chức năng đang tập trung toàn lực để dập tắt đám cháy và hỗ trợ người dân. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn vẫn đang được điều tra làm rõ.
Karik căng thẳng khi ngựa chiến "bay màu", netizen chia phe tranh cãi vì 1 lý do

Karik căng thẳng khi ngựa chiến "bay màu", netizen chia phe tranh cãi vì 1 lý do

Tv show

22:13:00 24/11/2024
Trong khi Mason Nguyễn chia sẻ những lời nói cuối cùng trước khi ra về, cư dân mạng tóm dính biểu cảm không không vừa ý, thậm chí quạo của Karik.
Tùng Dương hát hit "Giá như" của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow "Người đàn ông hát"

Tùng Dương hát hit "Giá như" của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow "Người đàn ông hát"

Nhạc việt

22:04:59 24/11/2024
Tùng Dương không ngần ngại khi thử sức với bản hit Giá như của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow Người đàn ông hát diễn ra tối 23/11.
HLV Amorim trình làng cầu thủ cao gần 2 mét ở trận ra mắt MU

HLV Amorim trình làng cầu thủ cao gần 2 mét ở trận ra mắt MU

Sao thể thao

22:01:22 24/11/2024
HLV Ruben Amorim gây bất ngờ khi điền tên Godwill Kukonki vào danh sách thi đấu của Manchester United trận gặp Ipswich Town ở vòng 12 Premier League tối 24/11 (giờ Hà Nội).
Tranh cãi hành động ném nón lá của nữ ca sĩ Hàn Quốc đình đám khi trình diễn tại Việt Nam

Tranh cãi hành động ném nón lá của nữ ca sĩ Hàn Quốc đình đám khi trình diễn tại Việt Nam

Nhạc quốc tế

21:53:17 24/11/2024
Cụ thể, một khán giả theo dõi GENfest đã ghi lại khoảnh khắc Hwasa ném nón lá trong màn trình diễn Love My Body, kèm lời phàn nàn nữ ca sĩ không tôn trọng món quà từ người hâm mộ Việt.
Nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước, miền núi sạt lở

Nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước, miền núi sạt lở

Tin nổi bật

21:31:51 24/11/2024
Theo nội dung công điện do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi ký và phát đi chiều nay, lũ trên các sông Trà Câu, Vệ đang lên và ở mức rất cao.