Phó hiệu trưởng tình nguyện dạy học miễn phí học trò nghèo
Năng động, nhiệt tình và sáng tạo… đó là những gì mà các đồng nghiệp nhận xét về thầy Nguyễn Trọng Tuân – Phó Hiệu trưởng trường THCS Bột Xuyên (Mỹ Đức, Hà Nội).
Học sinh Trường THCS Bột Xuyên (Mỹ Đức, Hà Nội)
“Trái ngọt” của sự tâm huyết, sáng tạo
Năm học 2017 – 2018, lần đầu tiên tham dự kỳ thi Toán Hà Nội mở rộng (HOMC), dù còn nhiều khó khăn nhưng đội tuyển của nhà trường đã xuất sắc dành được 3 Huy chương gồm: 1 Huy chương Bạc; 2 Huy chương Đồng.
Thầy Tuân là một trong những tấm gương tiêu biểu về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dịp 20/11/2018, thầy vinh dự được nhận Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo”.
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nhưng kết quả giáo dục của nhà trường luôn là lá cờ đầu trong ngành giáo dục huyện Mỹ Đức. Có được kết quả đó là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, trong đó có sự tâm huyết, sáng tạo của thầy giáo Nguyễn Trọng Tuân.
Với vai trò là quản lý nhà trường, trong những năm qua, thầy cùng Ban Giám hiệu đã đề ra nhiều giải pháp hay mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong công tác giáo dục của nhà trường như:
Đổi mới hình thức sinh hoạt Tổ, Nhóm chuyên môn. Trong đó, chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy; Nâng cao chất lượng Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; xây dựng mô hình sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh kết hợp với giáo dục truyền thống cách mạng và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…
Kết quả, đã có nhiều giáo viên của nhà trường đạt giải trong các Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 2 giáo viên đạt giải cấp Quốc gia Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp.
Video đang HOT
Đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường luôn ở tốp đầu của huyện Mỹ Đức. Trong năm học 2017 – 2018, trường có 4 giáo viên đạt giải cấp thành phố, 9 học sinh đạt giải cấp thành phố.
Không chỉ đảm nhiệm vai trò quản lý nhà trường, thầy Tuân còn là giáo viên cốt cán bộ môn Toán của huyện Mỹ Đức. Từ năm học 2007 – 2008 đến nay, thầy liên tục tham gia bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Toán của huyện Mỹ Đức, kết quả đã có nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia.
Có những nội dung mới và khó đối với Mỹ Đức như: Thi giải Toán trên máy tính cầm tay, thi giải toán qua mạng Internet (Violympic), thi Toán Hà Nội mở rộng (HOMC)… thầy đã chủ động đề xuất giải pháp và trực tiếp bồi dưỡng cá đội tuyển dự thi.
Kết quả đã có nhiều học sinh của Nhà trường đạt giải cao, đặc biệt, trường có 3 học sinh đạt Huy chương Bạc cấp Quốc gia trong kỳ thi giải Toán và Vật lý qua mạng Internet.
Thầy Nguyễn Trọng Tuân (thứ nhất từ trái sang phải)
Lan tỏa tấm lòng nhân ái
Bên cạnh đó, thầy cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên bộ môn Toán của huyện thông qua các chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức.
Sự nhiệt tình, kiến thức, kinh nghiệm và những chia sẻ cởi mở chân thành của thầy khiến cho những đồng nghiệp đi dự chuyên đề đều thấy hứng thú và thiết thực.
Làm công tác quản lý nhà trường nhưng thầy vẫn luôn trăn trở và tâm huyết với công việc chuyên môn của bộ môn Toán. Nhiều năm qua, thầy luôn tự nguyện dạy nhiều hơn số tiết theo quy định, trực tiếp bồi dưỡng miễn phí các đội tuyển học sinh giỏi môn Toán của trường.
Cùng với sự cố gắng không ngừng về công tác chuyên môn, thầy luôn chăm lo đến các em học sinh, đặc biệt đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên học giỏi.
Đã nhiều năm, thầy Tuân dạy học miễn phícho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh giỏi các đội tuyển, ôn thi vào lớp 10 THPT, nhiều buổi học muộn thầy trực tiếp đưa các em về nhà.
Tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh của thầy đã lan tỏa sâu rộng. Đến nay, nhiều giáo viên trong nhà trường đã và đang tự nguyện dạy miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các đội tuyển học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu vào các ngày nghỉ và ngoài giờ học chính khóa.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Học sinh chương trình Song bằng rất năng động và sáng tạo
Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, Chương trình đào tạo song bằng đã đem lại không khí học tập trong các nhà trường, tạo ra môi trường, phương pháp dạy học mới cho giáo viên, sự năng động cho học sinh.
Hà Nội triển khai thành công Chương trình đào tạo song bằng.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức lễ sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố.
Sau 2 năm, việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm đào tạo song bằng đã đi vào ổn định tại các trường THPT và THCS. Ban Giám hiệu các trường đã cập nhật những yêu cầu trong công tác quản lý đối với chương trình quốc tế, tạo điều kiện tối ưu về cơ sở vật chất, nhân sự, giáo viên cho Đề án.
Đội ngũ giáo viên Cambridge người nước ngoài được tuyển chọn đều là những giáo viên có bằng cấp và kinh nghiệm giảng dạy quốc tế nói chung và dạy chương trình Cambridge nói riêng. Chương trình song bằng về cơ bản được triển khai thực hiện đúng tiến độ.
Trên cơ sở chương trình quy định, các giáo viên đã nghiên cứu và có phương pháp giảng dạy phù hợp, giảm tải những nội dung trùng lặp trong chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam và chương trình IGCSE, A-level; tăng cường các tiết bài tập, luyện tập khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ông Chử Xuân Dũng- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu tại lễ sơ kết
Theo tiến độ triển khai của Đề án, số học sinh lớp 12 của trường THPT Chu Văn An đã tham gia thi AS vào tháng 6/2019 và đạt được những thành công ban đầu. Học sinh các trường THCS học chương trình song bằng có năng lực tư duy và kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu của chương trình.
Hiện nay các nhà trường đang tích cực quá trình hoàn thiện các hạng mục theo yêu cầu để được công nhận trường thành viên Cambridge. Đặc biệt, trường THPT Chu Văn An đã được CAIE phê duyệt là Trường thành viên Cambridge với mã số VN 283 vào ngày 5/9 vừa qua.
Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Sau những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, nhờ sự cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, tư vấn của các đơn vị đối tác, cho đến nay chương trình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Số lượng học sinh đăng ký tại các trường ngày càng nhiều hơn, các trường khác cũng đăng ký tham gia thí điểm chương trình này. Khi các trường công lập triển khai như vậy, các trường ngoài công lập trên địa bàn TP cũng tích cực triển khai.
Tính đến nay, toàn TP đã có 10 trường ngoài công lập triển khai chương trình Cambridge với khoảng 3000 học sinh và 7 trường công lập với khoảng 1000 học sinh. Chương trình đã đem lại không khí học tập trong các nhà trường, tạo ra môi trường, phương pháp dạy học mới cho giáo viên, sự năng động cho học sinh.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Giáo dục kỹ năng sống: Bắt đầu từ những chuyện nhỏ Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động rất cần thiết giúp học sinh tự tin, năng động hơn trong cuộc sống, nhất là việc xử lý những tình huống thường gặp. Việc bồi đắp kỹ năng sống cho học sinh không nhất thiết phải là những đề tài to tát nhưng phải cụ thể và ứng dụng phù hợp với thực tế....