Phở hai tô, bò một nắng chấm muối kiến vàng hút khách ở phố núi Pleiku
Pleiku (Gia Lai) hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, khí trời trong lành và đặc biệt là nền ẩm thực phong phú, độc đáo rất riêng. Trong các món ăn khi đến phố núi này phải kể đến phở hai tôi, bò một nắng chấm muối kiến vàng độc đáo.
Phở hai tô, hay còn gọi là phở khô là món ăn nhiều người tò mò, thắc mắc khi đến phố núi Pleiku, Gia Lai. Khác với các món phở quen thuộc như phở nước, phở xào, phở chiên hay phở cuốn, khi bạn gọi phở khô sẽ được chủ quán dọn ra 2 tô cùng một đĩa kèm chén nước chấm. Một tô đựng bánh phở, tô còn lại là nước dùng.
Có hai loại quen thuộc như phở khô gà hoặc phở khô bò. Nếu gọi phở khô gà, người ta sẽ bày thịt hoặc lòng gà xé hay xắt nhỏ lên bánh phở ở tô thứ nhất, rưới lên phía trên là thịt heo bằm nhỏ hoặc tóp mỡ. Còn nếu ăn với thịt bò tái, xương heo, bò viên thì các thành phần này nằm trong tô thứ hai.
Món phở được phục vụ bằng hai tô độc đáo ở phố núi. Ảnh: I.T
Điểm khác biệt ở đây là bánh phở có vị dẻo dai, sợi nhỏ, làm từ bột gạo nhưng do cách chế biến mà khi trụng vào nước sôi, phở không bị mềm nát và rất dai, thơm ngon.
Bạn sẽ thích thú bởi tô phở được dọn ra nóng hổi với lớp bánh phở trắng, được bày biện phía trên bởi một lớp thịt được chế biến đậm đà. Quyết định đến độ ngon của bát phở trộn này chính là phần nước lèo. Nước được ninh từ xương ống, thịt bò, thịt gà, gân bò… ninh liu riu trên bếp lửa nên rất ngọt và trong.
Phở khô Gia Lai cũng có cách ăn riêng, phải đúng kiểu mới cảm nhận được hết cái ngon của món ăn. Bạn có thể gia giảm độ mặn nhạt bằng tương nâu làm từ đậu nành và đường vàng cùng xì dầu tùy vào cảm nhận của mỗi thực khách. Rau ăn kèm với phở khô cũng đơn giản chỉ có xà lách, húng quế và giá.
Bò một nắng chấm muối kiến vàng
Đến Gia Lai, bạn cũng không thể bỏ qua món bò một nắng chấm muối kiến vàng lừng danh. Món ăn này hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, đậm đà mùi sả. Để làm món này, người ta phải chọn thịt bò ngon, bò được nuôi thả rông trên núi quan năn chỉ ăn cây cỏ.
Video đang HOT
Bò một nắng là món ăn bạn nhất định nên thử khi đến Gia Lai. Ảnh: I.T
Thịt sau khi tẩm ướp với gai vị, sả được phơi nắng một ngày cho đến khi có màu nâu đỏ. Thịt bò khi ăn chỉ cần đưa lên bếp than hoa nướng sơ qua để cho thịt không quá khô, giữ được độ ngọt, dai. Món ăn không thể thiếu được muối kiến vàng, được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng. Kiến được rang lên trên chảo nóng già cùng với loại lá é thơm thơm.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm thơm của sả, vị béo, hăng của kiến vàng và mùi thơm đặc trưng từ lá é lan tỏa trong vòm miệng, khó lòng quên được.
Theo danviet
Những món ngon chuẩn vị miền Trung ở Sài Gòn
Dải đất miền Trung nắng gió đã sinh ra những vùng ẩm thực phong phú với hương vị đậm đà, cay đặc trưng của mỗi món ăn. Dưới đây là những gợi ý quán ăn chuẩn vị miền Trung ở phố thị Sài Gòn.
Bún bò Huế
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế. Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò. Bún bò Huế rất phổ biến ở Sài Gòn. Tô bún ngon khi nước dùng đậm đà hương vị Huế, thịt bò mềm ngọt.
Địa chỉ:
- Quán bún bò Huế Thành Nội: 47A Trần Cao Vân, P.6, Q.3.
Cơm xứ Quảng
Để thưởng thức một bữa cơm của người Quảng Nam ngay giữa Sài Gòn, mời bạn đến quán Chợ Đo Đo. Quán bán nhiều món đặc trưng như cá nục hấp dưa gang, bánh đập, nem lụi... cùng ớt xanh cay xé lưỡi và mắm cái - những gia vị không thể thiếu của người miền Trung.
Địa chỉ: 10/14 Lương Hữu Khánh P.Phạm Ngũ Lão, Q.1
Mì Quảng
Mì Quảng là một món ăn đặc trưng của Quảng Nam, sợi mì thường được làm từ bột gạo xay mịn trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ dòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...
Địa chỉ:
- Quán mì Quảng Sâm - Số 8 Ca Văn Thỉnh, Phường 11, Quận Tân Bình. (Gần đường Võ Thành Trang nằm trong khu xóm dệt Bảy Hiền)
- Quán Hội Quảng - Số 07 Phan Xích Long, P.3, Q.Phú Nhuận
- Quán mì Quảng Mỹ Sơn - Số 276 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận
- Mì Quảng Ngon Phố Thị: Số 110 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.3; 50A Định Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1.
Bánh ướt
Cách làm có nhiều điểm tương đồng với bánh cuốn ở miền Bắc và bánh ướt của người Nam nhưng bánh ướt của người miền Trung vẫn có nhiều nét riêng. Ở Huế và khu vực miền Trung thì món "bánh ướt tôm chấy" với nhân được làm bằng tôm khô giã nhuyễn và "chấy" vàng rất nổi tiếng và được xem như là một đặc sản của vùng.
Địa chỉ:
- Bánh ướt - Số 93 Nguyễn Cư Trinh, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1.
- Bánh ướt Phú Kiệt - Số 513 Lạc Long Quân, P.5, Q.11.
- Bánh ướt 7 Hiền - Số 12 Lý Thường Kiệt, P.11, Q.Tân Bình.
- Bánh ướt - Số 21 Nguyễn Công Trứ, P.1, Q.1.
- Bánh ướt Út Phương - Số 277C Phan Đình Phùng, P.15, Q.Phú Nhuận.
Bánh canh cá lóc
Bát bánh canh nóng hổi, những thớ thịt cá trắng tinh, nước dùng thơm ngon có vị đậm đà đặc trưng của người miền Trung làm cho thực khách mê mẩn. Cũng như các quán bánh canh cá lóc khác, bánh canh ở đây cũng gồm hai thành phần chính là cá lóc và sợi bánh canh làm từ bột gạo. Mặc dù giống nhau về hình thức nhưng chính sự khác nhau trọng việc chế biến đã mang đến cho người ăn một hương vị đậm đà rất thơm ngon. Ăn bánh canh không thể thiếu chén nước chấm cay xé lưỡi với rất nhiều ớt.
Địa chỉ: Quán bánh canh cá lóc - 27bis Nguyên Hồng, phường 1, quận Gò Vấp, TP HCM. Quán bán từ 12h đến khoảng 18h00, mỗi bát bánh canh cá lóc có giá 25.000 đồng.
Theo Danviet
Lạ miệng với đặc sản Tây Nam Bộ: Món cá rô mề kho thủy liễu Hẳn những ai sinh ra ở miệt Cửu Long Giang đều nằm lòng câu hát: "Gió đưa gió đẩy về rẩy ăn còng/ Về sông ăn cá, về đồng ăn cua". Con cá, con cua như gắn bó với người dân miệt sông nước ngay từ những buổi đầu. Mùa nước lũ đã về, dân quê lại cùng nhau ra đồng giăng lưới...