Phó giáo sư Văn Như Cương qua đời
Sau ba năm chống chọi với bệnh tật, phó giáo sư Văn Như Cương đã qua đời rạng sáng 9/10 ở tuổi 80.
Thầy Văn Như Cương thường đánh trống khai giảng năm học mới.
Mắc bệnh ung thư gan ba năm qua, thầy Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh, vẫn kiên cường chống chọi với bệnh tật. Thầy sống tại cơ sở A của trường ở Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), dự lễ khai giảng, tiễn học sinh lớp 12 ra trường, phát biểu động viên các em.
Thầy Cương nhận được nhiều sự yêu mến của học trò. Cách đây 7 tháng, khi thầy ốm nặng phải nằm viện, 3.000 học sinh toàn trường hát vang ca khúc truyền thống Bài ca Lương Thế Vinh như một món quà tinh thần giúp thầy mau khỏi bệnh.
Hơn 19.000 con hạc giấy đã được gấp và treo thành từng dây ở sảnh trường Lương Thế Vinh cơ sở Nam Trung Yên. Các em tin rằng, những con hạc giấy sẽ giúp thầy vững vàng chống chọi với bệnh tật.
Thầy Cương cùng các giáo viên hát Quốc ca trong lễ chào cờ ngày khai giảng.
Được bác sĩ cho xuất viện sau thời gian điều trị, sáng 17/3, thầy Văn Như Cương trở về trường THCS Lương Thế Vinh. Khi xe chở thầy về đến trường, hàng trăm học sinh đứng dọc hành lang vỗ tay chào đón cùng tiếng trống trường giòn giã.
Thầy giáo Văn Như Cương sinh 1937, là nhà giáo, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia. Ông là tiến sĩ toán học, được phong học hàm phó giáo sư.
Thầy Văn Như Cương thành lập trường THPT Lương Thế Vinh năm 1989, là trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam. Sau 25 năm làm hiệu trưởng, hiện thầy đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị trường. Nổi tiếng thẳng tính, thầy từng nhiều lần lên tiếng chỉ rõ những hạn chế của nền giáo dục.
Theo VNE
Nội quy nghiêm khắc của trường Lương Thế Vinh
Nữ sinh không được nhuộm tóc, đi học muộn quá 5 phút phải lao động công ích suốt thời gian một tiết, học sinh có biểu hiện gian dối khi mời phụ huynh đến trường sẽ bị đình chỉ.
Lương Thế Vinh - ngôi trường nổi tiếng của thủ đô - bị một phụ huynh tố có nền giáo dục hà khắc "chưa vơi nụ cười đã rơi nước mắt", tạo nên luồng tranh luận trái chiều về phương pháp giáo dục trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Bà Văn Thùy Dương - Hiệu phó trường Lương Thế Vinh - cho Zing.vn biết về nội quy năm học 2017-2018 của trường.
Cấm nữ sinh nhuộm tóc, xử phạt nặng khi ăn kẹo cao su
Theo quy định của trường Lương Thế Vinh, học sinh phải mặc đúng quy định đồng phục, không đi dép lê, dép quai hậu xỏ ngón, giày cao gót. Nam sinh không được để tóc dài, nữ sinh không để những kiểu đầu tóc thời trang, không nhuộm tóc.
Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/một kỳ không quẹt thẻ sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm của kỳ học đó.
Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.
PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh - cho rằng trường không hà khắc, chỉ nghiêm khắc. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngoài ra, trường Lương Thế Vinh đưa ra rất nhiều điều "không" như: Không đi xe máy khi chưa có bằng lái xe; không văng tục, gây gổ, đánh chửi bạn; không vào quán chơi điện tử trước hoặc sau giờ học.
Học sinh không mang sách, truyện nhảm nhí và hung khí đến trường, nếu phát hiện sẽ bị tịch thu, không trả lại và sẽ bị xử lý kỷ luật. Cấm mang quà bánh, nước uống vào lớp. Cấm chơi trò ăn tiền. Cấm mang chất nổ, chất dễ cháy đến trường.
Học sinh phải tắt máy điện thoại di động trước khi vào trường và chỉ được bật máy khi ra khỏi cổng. Không mang máy nghe nhạc, máy chơi điện tử đến trường. Cấm hút thuốc lá trong trường.
Học sinh tuyệt đối không được mang và ăn kẹo cao su trong trường, nếu vi phạm sẽ xử phạt nặng.
Khi đến lớp, học sinh đến trường phải học bài, làm bài tập đầy đủ, chú ý nghe giảng, ghi chép, làm bài nghiêm túc trong giờ học. Học sinh tuyệt đối không được làm việc riêng trong giờ học. Nếu mất trật tự, làm ảnh hưởng đến bài giảng của thầy cô và tiếp thu của bạn, học sinh sẽ bị giáo viên hoặc giám thị mời ra khỏi lớp.
Những em nghỉ học không phép 3 ngày sẽ bị đình chỉ học tập.
Những điều cấm kỵ trên Facebook
Ngoài những quy định chung về nề nếp, trường Lương Thế Vinh còn có quy định riêng về việc sử dụng Facebook gây sốt trên mạng xã hội từ năm 2013, có hiệu lực đến hiện tại.
Theo đó, trên mạng xã hội, học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt; phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt.
Nội quy của trường THPT Lương Thế Vinh.
Học sinh tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu người khác, chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm.
Nội quy trường Lương Thế Vinh nhắc nhở học sinh rằng mọi việc đều có hai mặt. Facebook là mạng chia sẻ, vui buồn. Tuy nhiên, việc chia sẻ này như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. Bởi thế, người sử dụng Facebook luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình.
Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like một comment, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân.
Bị đuổi học trong những trường hợp nào?
Khi vi phạm nội quy tại trường Lương Thế Vinh, tùy theo lỗi nặng nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, cảnh cáo trước lớp. Trường hợp bị cảnh cáo trước lớp, học sinh phải làm bản kiểm điểm và mời cha mẹ đến trường bàn bạc biện pháp giáo dục.
Nếu học sinh tiếp tục vi phạm nội quy, giáo viên chủ nhiệm sẽ mời cha mẹ học sinh đến thông báo ý định cho thôi học của trường. Nếu cha mẹ học sinh có nguyện vọng, nhà trường sẽ cho tiếp tục thử thách một thời gian.
Đặc biệt, khi nhà trường có giấy mời cha mẹ, nếu có biểu hiện gian dối hoặc trì hoãn việc chuyển giấy mời, học sinh sẽ bị đình chỉ học tập.
Trường hợp không chịu sửa chữa khuyết điểm (sau khi đã thông báo cho cha mẹ) nhà trường sẽ kiên quyết cho thôi học. Hội đồng kỷ luật và ban giám hiệu nhà trường sẽ quyết định việc từ chối giáo dục hay đề nghị chuyển trường đối với học sinh vi phạm.
Bà Văn Thùy Dương cho rằng phụ huynh tố nhà trường hà khắc không cùng quan điểm giáo dục với THPT Lương Thế Vinh. Ảnh: Quyên Quyên.
'Nghiêm khắc tốt cho học sinh'
Tuấn Ngọc - cựu học sinh trường Lương Thế Vinh, đang học tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, cho biết: Hình phạt của nhà trường là rửa bát hay cắt cỏ đã áp dụng với nhiều thế hệ học trò. Phạt để răn đe, có khổ lần sau mới nhớ, bản thân Tuấn Ngọc từng phải rửa bát tại trường nhiều lần.
Việc viết bản kiểm điểm khi mắc lỗi là chuyện đã xưa và không phải do trường Lương Thế Vinh nghĩ ra. Tuy nhiên, việc giáo viên gọi phụ huynh lên làm việc và gặp mặt quá nhiều làm căng thẳng cho cả hai là điều không nên.
"Những biểu hiện như nói chuyện trong lớp, thiếu bài tập về nhà, đi muộn, đổi chỗ, ngủ gật trong giờ, không ghi chép bài trên lớp đầy đủ, quần áo đầu tóc không ngay ngắn là thể hiện sự thiếu tôn trọng với thầy cô và vi phạm luật lệ nhà trường, viết bản kiểm điểm có gì sai?", Tuấn Ngọc nêu quan điểm.
Một học sinh khác là Nguyễn Đức Minh (khóa 2013 - 2016) cho rằng kỷ luật thép là có thật nhưng không đúng như những gì tài khoản Giáng Hương tố cáo trên Facebook.
"Đúng là trong những năm học ở Lương Thế Vinh, mình cảm thấy kỷ luật ở nơi đây nghiêm khắc nhiều hơn những trường khác. Nhưng theo quan điểm của mình, điều đó đúng", cựu học sinh này nói.
Đức Minh lấy ví dụ một bạn đi học muộn, không làm bài tập ngủ trong lớp sẽ bị rửa bát, chép phạt, làm bản kiểm điểm, quét sân trường. Những hình phạt này không có gì quá nặng nhọc và tạo cơ hội cho học sinh có ý thức học khi trải nghiệm cảm giác phải lao động thay cho vì học. Theo học sinh này, việc ai bị phạt nhiều cần xem lại nếp sinh hoạt, việc học tập là điều cần thiết.
"Nếu các giáo dục của trường là hà khắc, mình không nghĩ chất lượng học sinh Lương Thế Vinh ra trường lại được như bây giờ. Đối với mình, lựa chọn Lương Thế Vinh là quyết định đúng. Bởi vì có sự nghiêm khắc cần thiết, các thầy cô giáo giỏi và bạn bè thông minh, chăm chỉ, mình đã có 3 năm cấp 3 ý nghĩa", cựu học sinh này bày tỏ.
Tuy nhiên, một số bạn khác cho rằng việc quy định của trường có phần quá nghiêm khắc và học tập căng thẳng, khiến không phải học sinh nào cũng theo được.
Một cựu giáo viên từng dạy tại trường Lương Thế Vinh 11 năm cho hay với một môi trường giáo dục đã có gần 30 năm được thành lập, chỉ dựa vào kết quả đầu vào và kết quả đầu ra của trường đủ để có câu trả lời về chất lượng, phương pháp giáo dục.
Theo đó, bất cứ trường nào cũng cần có nội quy riêng, trường Lương Thế Vinh còn có quy định thêm như Những điều cấm kỵ trên Facebook.
Việc môi trường giáo dục có những quy định nghiêm khắc là tốt cho học sinh. Nghiêm khắc ở đây không tuyệt đối, không phải là hà khắc, để tạo ra những sản phẩm giống nhau.
Theo Zing
PGS Văn Như Cương: Trường Lương Thế Vinh không hà khắc PGS Văn Như Cương phủ nhận sự hà khắc như lời tố cáo phụ huynh trên mạng xã hội. Ông thừa nhận cách giáo dục của nhà trường nghiêm khắc. Những ngày vừa qua, Facebook Giáng Hương chia sẻ bài viết "Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh - chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt" nhận được sự quan tâm của...