Phổ điểm đẹp, có độ phân biệt, thuận lợi cho công tác tuyển sinh

Theo dõi VGT trên

Với phổ điểm như năm nay, theo PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, điểm chuẩn gốc dịch chuyển trên một chút, phổ biến ở mốc 6-7 điểm, các cơ sở giáo dục đại học, nhất là top giữa và top trên rất thuận lợi cho công tác tuyển sinh.

Phổ điểm đẹp, có độ phân biệt, thuận lợi cho công tác tuyển sinh - Hình 1

PGS.TS Đoàn Quang Vinh cho biết, nhìn ở mặt bằng chung các môn thi, phổ điểm nằm nay đẹp. “Đẹp ở đây có nghĩa là điểm chuẩn gốc dịch chuyển trên một chút, cũng không cao quá, phổ biến ở mốc 6-7 điểm, rất thuận tiện cho các trường xét tuyển. Nếu điểm thấp quá thì chất lượng đầu vào cũng không tốt, nếu nhiều điểm 10 quá thì các trường cũng khó phân biệt. Với phổ điểm này, sẽ không có tình trạng điểm cao ở mốc 29-30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển đại học” – PGS.TS Đoàn Quang Vinh phân tích.

Năm nay, Bộ GD&ĐT công bố luôn phổ điểm của các tổ hợp, nhìn chung, cũng như phổ điểm của các môn, phổ điểm tổ hợp cũng rất đẹp, thuận tiện cho các cơ sở giáo dục đại học và cả thí sinh. Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng nhận định:

“Dự báo điểm năm nay cũng chỉ xê dịch so với năm ngoái không đáng kể, vì vậy điểm chuẩn cũng na ná như năm ngoái, không thấp quá nhưng cũng không cao quá. Như trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, điểm trúng tuyển đầu vào dự kiến sẽ tương đối ổn định, không có xáo trộn nhiều lắm, tất nhiên còn tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào từng ngành. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch, nếu có sẽ không đáng kể”.

Tuy nhiên, theo như PGS.TS Đoàn Quang Vinh thì điểm tiếng Anh năm nay khá thấp, với các trường tuyển sinh đào tạo các ngành chất lượng cao, nhất là khối kỹ thuật, thì thí sinh trúng tuyển đòi hòi phải nỗ lực thêm rất nhiều trong tiếng Anh mới có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Hà Nguyên

Theo GDTĐ

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước với hoạt động tuyển sinh ở các trường đại học công lập

Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập ở nước ta ngày càng phát huy hiệu quả tích cực, khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Tự chủ đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các trường đại học công lập trong công tác tuyển sinh, tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, cơ chế này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học. Trong bối cảnh này, cần tiếp tục tăng cường vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc phát hiện các lỗ hổng pháp lý, góp phần tích cực vào hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ nói chung và làm lành mạnh công tác tuyển sinh của các trường đại học công lập nói riêng.

Pháp lý về tự chủ và công tác tuyển sinh của các trường đại học công lập

Video đang HOT

Đáp ứng yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tinh thần Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, ngày 25/4/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), trong đó có các trường đại học công lập (ĐHCL).

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, các cơ sở giáo dục ĐHCL được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động; thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, góp phần giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN).

Nhờ có cơ chế tự chủ, các trường ĐHCL đã chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn kinh phí NSNN giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; nhiều cơ sở đã huy động nguồn vốn xã hội hóa để mở rộng hoạt động sự nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, phát triển nguồn thu học phí tạo nguồn cải cách tiền lương; tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho viên chức, giảng viên...; chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng; kiểm soát chi tiêu nội bộ trên cơ sở đảm bảo tính dân chủ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động...

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh giao quyền tự chủ đầy đủ và cao hơn cho các ĐVSNCL, ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP) quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao.

Việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính được quy định tương ứng với từng loại hình ĐVSNCL, trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao, khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ NSNN. Trong đó, có bao cấp tiền lương tăng thêm để dần chuyển sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

Nhìn chung, kể từ khi có hiệu lực đến nay, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả. Kết quả triển khai các Nghị định trên là minh chứng thiết thực, khẳng định việc chuyển đổi cơ chế quản lý hệ thống giáo dục đại học của nước ta từ mô hình Nhà nước thực hiện sang mô hình Nhà nước giám sát là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển đại học của thế giới. Tự chủ không những làm giảm áp lực NSNN, mà còn mở ra cơ hội cho các cơ sở đào tạo phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới trong giáo dục, đào tạo.

Xét về khía cạnh tài chính, nguồn thu của các trường ĐHCL gồm: (i) Kinh phí do NSNN cấp; (ii) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; (iii) Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật; (iv) Nguồn khác. Trong xu hướng gia tăng mức độ tự chủ tài chính của các trường đại học, nguồn thu từ học phí ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, (khoảng 50-70% tổng thu của các trường). Phần kinh phí NSNN cấp có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên trong thực tế, nguồn thu từ học phí của các trường không hoàn toàn thuận lợi như nhau, do phụ thuộc vào lượng sinh viên được đào tạo và mức thu học phí.

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước với hoạt động tuyển sinh ở các trường đại học công lập - Hình 1

Hiện nay, chỉ tiêu tuyển sinh là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến số lượng sinh viên được đào tạo. Cách thức xác định và quyết định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học được quy định tại Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các trường được xác định các tiêu chí theo:

(i) Số giảng viên quy đổi. Số giảng viên quy đổi phụ thuộc vào số lượng giảng viên và chức danh của giảng viên. Giảng viên có trình độ cử nhân hệ số quy đổi 0,3; trình độ thạc sỹ: 1,0; trình độ tiến sỹ: 2,0; chức danh phó giáo sư: 3,0; chức danh giáo sư: 5,0.

(ii) Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục tính trên một sinh viên chính quy của các hạng mục công trình và yêu cầu về chủng loại, số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học.

(iii) Nhu cầu lao động của thị trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khả năng tuyển sinh của một trường đại học phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nội tại, với yếu tố cơ bản là giảng viên (số lượng và trình độ) và cơ sở vật chất. Muốn gia tăng số lượng sinh viên, thu hút được nhiều người tham gia ứng tuyển thì các trường phải xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cùng với đó là đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy, các trường có khả năng tuyển sinh (có nghĩa là được phép tuyển sinh) nhưng không tuyển đủ chỉ tiêu. Thực tiễn này đang diễn ra phổ biến ở những ngành, chuyên ngành đào tạo hẹp.

Mức thu học phí của các trường đại học được khống chế theo giới hạn trần. Nghị quyết số 77/ NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục ĐHCL quy định: Cơ sở giáo dục ĐHCL khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện và quyết định mức học phí bình quân (của chương trình đại trà) tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định cộng với khoản chi thường xuyên NSNN cấp bình quân cho mỗi sinh viên công lập trong cả nước; quyết định mức học phí cụ thể (cao hoặc thấp hơn mức học phí bình quân) đối với từng ngành, nghề, chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, bảo đảm mức học phí bình quân trong nhà trường không vượt quá giới hạn mức học phí bình quân tối đa nêu trên; thực hiện công khai mức học phí cho người học trước khi tuyển sinh. Nghĩa là, các trường được phép xác định mức học phí cụ thể của từng ngành, chuyên ngành đào tạo nhưng mức học phí bình quân không vượt quá giới hạn cho phép.

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập được phân theo 2 nhóm sau: (i) Cơ sở giáo dục tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; (ii) Cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư và áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo. Học phí từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Một số khó khăn trong tuyển sinh của các trường đại học công lập tự chủ

Có thể khẳng định, cơ chế tự chủ đã tạo lập môi trường tích cực để các trường đại học phát triển. Tuy nhiên, cơ hội và thách thức đối với các trường không giống nhau. Nhiều trường có điều kiện để bứt phá, vươn lên, nhưng cũng không ít cơ sở giáo dục gặp khó khăn và chưa tìm được lời giải. Bài viết phân tích một số khó khăn mang tính chung nhất đối với các trường đại học trong công tác tuyển sinh, những tồn tại, khó khăn này ứng với tất cả các trường ĐHCL nước ta.

Thứ nhất, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học gặp phải hiện nay chính là mâu thuẫn về quyền tự chủ tài chính nhưng lại bị giới hạn về mức thu học phí; do vậy, muốn gia tăng nguồn thu thì các trường phải đẩy mạnh công tác tuyển sinh. Rõ ràng, học phí là nguồn thu cơ bản của các trường đại học trong bối cảnh tự chủ, nguồn thu này phải dần đủ lớn để trang trải những chi phí mà cơ sở giáo dục thực hiện để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học.

Tuy vậy, theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục đại học chỉ được áp dụng mức thu không vượt quá giới hạn tối đa (đang được xây dựng ở mức thấp). Điều này khiến nhiều trường đại học không có điều kiện gia tăng các khoản chi để thúc đẩy các yếu tố cần thiết đảm bảo chất lượng đào tạo như: đầu tư phát triển giảng viên, tăng chi đầu tư cơ sở vật chất...

Mối quan hệ giữa quyền tự chủ với giới hạn trần về học phí đã không còn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường. Người thụ hưởng muốn được cung cấp dịch vụ chất lượng tốt và nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp nhưng lại không được "bán" với "giá" tương xứng với chất lượng sản phẩm của mình. Vòng luẩn quẩn chi phí thấp dẫn đến chất lượng thấp sẽ tiếp diễn và không được cải thiện nếu không có sự đột phá. Giải pháp để gỡ khó đối với không ít trường hiện nay là tăng chỉ tiêu đào tạo. Điều này mang lại khá nhiều hệ lụy và ảnh hưởng về lâu dài nếu sự gia tăng quy mô đào tạo không gắn với nâng cao chất lượng đào tạo.

Thứ hai, nhiều trường đại học đã phải áp dụng những biện pháp có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục để đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Hạ thấp điểm chuẩn để gia tăng cơ hội trúng tuyển đã được không ít cơ sở giáo dục đại học áp dụng và trong thực tế đã xuất hiện tình trạng đánh đổi giữa chất lượng với quy mô đào tạo. Khó khăn cho một cơ sở giáo dục trong việc đảm bảo cung ứng cho xã hội những sinh viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng cao, trong khi đầu vào chỉ tuyển được những học sinh có trình độ thấp.

Thực tế cho thấy, uy tín của một số trường đã bị giảm sút do chạy theo quy mô đào tạo, buông lỏng quản lý. Sự cạnh tranh giữa các trường trong tuyển sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Hiện tượng "chiều lòng" người học có xu hướng gia tăng, tác động trực tiếp đến duy trì kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đào tạo của không ít trường đại học.

Thứ ba, thu nhập của phần đa giảng viên đại học (đặc biệt là giảng viên trẻ) còn thấp, chưa tạo được động lực thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn. Theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục ĐHCL chi trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Cơ chế tiền lương hiện mang đặc tính cào bằng là chủ yếu.

Giới hạn trần học phí cũng là nút thắt khiến các trường đại học không có đủ nguồn tài chính để cải thiện thu nhập cho giảng viên, do đó, không tạo được sự hấp dẫn để thu hút và giữ chân những giảng viên có trình độ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tuyển sinh của các trường đại học do không nâng cao được chất lượng giáo dục (xét trên khía cạnh trình độ, năng lực của giảng viên) để thu hút nhiều học sinh tham gia ứng tuyển.

Thứ tư, công tác tổ chức, quản lý, sử dụng nguồn thu từ người học thực hiện chưa đúng với quy định của pháp luật. Tình trạng lạm thu, đặt ra nhiều khoản thu không theo quy định, vượt định mức, sai đối tượng, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trích lập các quỹ không phù hợp... có thể xảy ra do áp lực gia tăng chi tiêu của các cơ sở giáo dục ĐHCL.

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước đối với hoạt động tuyển sinh ở các trường đại học công lập tự chủ

Kiểm toán Nhà nước, cơ quan do Quốc hội thành lập, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, thông qua hoạt động kiểm toán tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ chủ quản các trường ĐHCL, các cơ sở giáo dục đại học... chú trọng những khía cạnh để góp phần (gián tiếp) lành mạnh hóa công tác tuyển sinh của các trường ĐHCL trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ, thể hiện cụ thể như:

Một là, đánh giá môi trường pháp lý về cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐHCL, từ đó, kiến nghị hoàn thiện chính sách: Thực tiễn thời gian qua cho thấy, cơ chế tự chủ bên cạnh tạo động lực phát triển cho nhiều trường ĐHCL nhưng cũng gây không ít khó khăn cho các trường trong quá trình thực hiện. Nhiều cơ sở giáo dục ĐHCL không muốn tự chủ hoặc chậm gia tăng mức độ tự chủ, bởi còn tồn tại nhiều quy định pháp luật ràng buộc đan chéo hoặc mâu thuẫn.

Thực trạng này đang đặt các trường ĐHCL trước những rủi ro pháp lý. Kiểm toán Nhà nước cần xác định việc đánh giá toàn diện cơ chế, chính sách tự chủ của các trường ĐHCL là một trọng tâm kiểm toán, tập trung nguồn lực phát hiện các lỗ hổng cơ chế, để từ đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xóa bỏ, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL, đảm bảo sự rõ ràng, tường minh và đồng bộ.

Hai là, chỉ rõ những điểm đạt được và những lỗi, sai sót về tài chính liên quan đến công tác tuyển sinh: Theo quy định của pháp luật, đối tượng của Kiểm toán Nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Công tác tuyển sinh được các trường đại học thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy không là đối tượng của Kiểm toán Nhà nước nhưng có liên quan trực tiếp đến nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các trường ĐHCL, kiểm toán viên cần chỉ rõ những kết quả đơn vị đạt được, đồng thời nhấn mạnh những lỗi, sai sót về tài chính có liên quan đến hoạt động tuyển sinh, ví dụ như: thu học phí không đúng quy định, vượt quy định; công tác tổ chức, quản lý, sử dụng nguồn thu học phí sai quy định; trích lập các quỹ từ nguồn thu học phí không phù hợp; miễn, giảm học phí sai đối tượng...

Các lỗi, sai sót cần được phân tích nguyên nhân và gắn với trách nhiệm của những cá nhân, tập thể cụ thể. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên nhà nước hình thành ý kiến, kết luận kiểm toán để kiến nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền lành mạnh công tác quản lý tài chính gắn với công tác tuyển sinh của các trường đại học.

Ba là, phát huy chức năng tư vấn của Kiểm toán Nhà nước để giúp các cơ sở giáo dục ĐHCL thực hiện tiến trình tự chủ đạt hiệu quả cao: Nhiều cơ sở giáo dục ĐHCL thực hiện tiến trình tự chủ nhưng không đủ chắc chắn để khẳng định những chính sách đang được cơ sở thực thi đạt hiệu quả như mong muốn.

Với lợi thế trình độ chuyên môn và kinh nghiệm từ việc thực hiện kiểm toán tại nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn trải rộng cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ chủ quản... kiểm toán viên nhà nước cần tăng cường tư vấn để giúp các đơn vị được kiểm toán hiểu rõ và thực hiện đúng cơ chế tự chủ. Sự thành công của các trường đại học nói chung và trong công tác tuyển sinh nói riêng khi thực hiện cơ chế tự chủ sẽ góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Kiểm toán Nhà nước.

Theo tapchitaichinh.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Người hại Lee Min Ho ê chề?Người hại Lee Min Ho ê chề?
06:04:53 21/01/2025
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"
06:41:20 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần tránh khi thiết kế nhà ở

Những điều cần tránh khi thiết kế nhà ở

Sáng tạo

10:57:55 21/01/2025
Xây nhà là việc hệ trọng trong đời người và có giá trị kinh tế lớn. Theo quan niệm của người Á Đông, khi xây nhà cần chú ý tránh những điều sau để gia đình luôn may mắn:
9 ngày nữa sang năm Ất Tỵ, có 4 con giáp "lộc dày", đường công danh may mắn nhất, đếm tiền mỏi tay

9 ngày nữa sang năm Ất Tỵ, có 4 con giáp "lộc dày", đường công danh may mắn nhất, đếm tiền mỏi tay

Trắc nghiệm

10:32:02 21/01/2025
Những con giáp sau đây hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những vận may tốt đẹp đang đến và tận hưởng từng khoảnh khắc của sự tài lộc, thịnh vượng trong năm 2025 sắp tới.
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?

Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?

Sao châu á

10:17:44 21/01/2025
Truyền thông Hàn Quốc đã đưa ra dự đoán về khả năng đứa bé do Kim Min Hee sinh ra được thừa kế khối tài sản khổng lồ của Hong Sang Soo.
Lưu ý khi dùng dầu gội trị gàu

Lưu ý khi dùng dầu gội trị gàu

Làm đẹp

10:04:11 21/01/2025
Để da đầu khỏe mạnh, không mắc bệnh tật, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh nếp sống, tránh thức khuya, ăn đồ chiên, cay... cũng như hạn chế việc sử dụng hóa chất để uốn, nhuộm tóc.
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát

Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát

Netizen

09:29:11 21/01/2025
Trong khi người dân có mặt tại hiện trường nhanh chóng đến hỗ trợ người phụ nữ thì nam thanh niên lên xe bỏ chạy.
UAV Ukraine tấn công nhà máy chế tạo Tu-160 của Nga

UAV Ukraine tấn công nhà máy chế tạo Tu-160 của Nga

Thế giới

09:21:58 21/01/2025
Với việc Ukraine tăng cường sử dụng UAV, cuộc tấn công này đánh dấu một giai đoạn mới trong xung đột, khi các cơ sở công nghiệp-quân sự trọng yếu của Nga trở thành mục tiêu trực tiếp.
4 cách phối đồ tuyệt xinh cho nàng thích diện váy

4 cách phối đồ tuyệt xinh cho nàng thích diện váy

Thời trang

09:18:38 21/01/2025
Dù lựa chọn là gì, chị em vẫn nên ưu tiên váy dài có đường nhấn eo. Chi tiết này nhỏ nhưng lại giúp nâng tầm phong cách rất hiệu quả. Cụ thể, váy dài nhấn eo sẽ tôn dáng cao ráo, tăng vẻ chỉn chu, thanh lịch cho người mặc.
Người đứng sau khơi lên drama căng nhất hiện nay: Thiên An phải lên tiếng gây chấn động, Jack bị lôi vào cuộc

Người đứng sau khơi lên drama căng nhất hiện nay: Thiên An phải lên tiếng gây chấn động, Jack bị lôi vào cuộc

Sao việt

09:13:48 21/01/2025
Nguồn cơn của drama căng thẳng thu hút sự quan tâm của dư luận đến từ đoạn clip của một cô gái T.V - nhân vật tự nhận là cô gái trong vụ đăng bài tố một người tên Jack vào năm 2021
Hari Won ngỡ ngàng phát hiện sao nữ Vbiz cưới chồng kém tận 11 tuổi

Hari Won ngỡ ngàng phát hiện sao nữ Vbiz cưới chồng kém tận 11 tuổi

Tv show

09:10:16 21/01/2025
Vào tối 19/1, tập 6 của chương trình Người yêu tôi đỉnh nhất đã lên sóng thu hút sự chú ý của khán giả. Trong tập này có 2 khách mời đặc biệt tham gia là vợ chồng ca sĩ Thu Thủy - Kin Nguyễn.
Rashford đổi thái độ với MU

Rashford đổi thái độ với MU

Sao thể thao

09:00:09 21/01/2025
Rashford đã không thi đấu cho MU trong 9 trận gần nhất. Nguyên nhân chính là do mâu thuẫn với HLV Ruben Amorim, khiến chân sút này bị gạch tên khỏi đội hình kể từ trận derby Manchester hồi tháng trước.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Phim việt

08:21:39 21/01/2025
Lộc đã quyết định chuyển sang nhà bạn thân ở ít bữa để vợ bình tâm suy nghĩ về những việc đã xảy ra trong thời gian gần đây.