Phố đi bộ Bùi Viện chưa được như kỳ vọng
Chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 năm, việc xây dựng Phố đi bộ Bùi Viện hứa hẹn sẽ góp phần phát triển hoạt động ngành du lịch.
Phát triển điều kiện về kinh tế xã hội, giải quyết tình trạng mất trật tự, mỹ quan đô thị, tuy nhiên chưa thực sự mang đến đúng như kỳ vọng của lãnh đạo TP.
Tại lễ ra mắt vào tháng 8/2017, Giám đốc Sở Du Lịch TP hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ Du nhấn mạnh: khách khi đến tham quan, lưu trú tại khu vực cũng sẽ được bảo đảm các quyền lợi, điều kiện an toàn an ninh du lịch; được phục vụ các sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng thông qua các chương trình hoạt động lễ hội, giao lưu văn hóa tổ chức tại khu vực.
Hàng quán lấn chiếm lòng đường là điều dễ thấy ở phố đi bộ Bùi Viện
Diễn ra trong thời gian từ 19 giờ tối đến 2 giờ sáng các ngày thứ bảy và chủ nhật để phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí với các gian hàng ẩm thực, các trò chơi dân gian, các màn trình diễn đường phố,… Sau khi chính thức đi vào hoạt động đây được xem là một trong những tụ điểm xem – chơi rất “được lòng” giới trẻ ở Sài Gòn, đặc biệt là với du khách nước ngoài. Du khách đến đây được tận hưởng bầu không khí sôi động, nhộn nhịp “suốt đêm không ngủ” của Sài Gòn.
Bùi Viện như một góc thu nhỏ của Sài Gòn, tất cả những điều đặc biệt nhất, sôi động nhất, thu hút và hấp dẫn nhất đều có. Có lẽ vì vậy, Bùi Viện sau khi trở thành tuyến phố đi bộ lại càng được nhóm bạn trẻ, cặp đôi và khách du lịch thêm thích thú.
Là một hướng dẫn viên du lịch, đã có cơ hội đến nhiều nơi trên thế giới, anh Phan Vũ chia sẻ: Khách du lịch khi đến bất kỳ một đất nước nào cũng sẽ tìm hiểu về văn hóa, con người và các dịch vụ vui chơi giải trí, đến phố đi bộ Bùi Viện đa phần là du khách nước ngoài, vì vậy việc đa dạng các hoạt động vui chơi, giải trí rất quan trọng, phố Bùi Viện đáp ứng được đúng tiêu chí đó.
“Lần đầu đến tuyến phố đi bộ Bùi Viện tôi không khỏi choáng ngợp trước sự đông đúc, nhộn nhịp của Sài Thành lúc nửa đêm. Trong tiếng nhạc sập sình, dường như càng về sáng phố lại càng trở nên đông đúc, tôi thấy ngoài khách nước ngoài còn rất nhiều du khách Việt Nam đủ mọi lứa tuổi, trong đó giới trẻ chiếm đa số. Bản thân tôi cảm thấy rất thích thú khi đến đây, được hòa mình vào sự sôi động của những bản nhạc, những hoạt động vui chơi giải trí”. Chị Hoàng Mai một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.
Tuy nhiên, không khó để thấy rằng, dù đã cấm các phương tiện vào hai ngày cuối tuần để dành đường cho người dân và du khách. Song thực tế quán xá, hàng rong đã chiếm hết lối đi. Theo quan sát của chúng tôi có những đoạn đường trên phố du khách chỉ còn 1m để đi bộ, nhiều đoạn trong tình trạng ách tắc, cảnh chen chúc nhau diễn ra khiến nhiều du khách tỏ thái độ khó chịu.
Dưới lòng đường trong tiếng nhạc du khách vẫn thản nhiên ăn uống, hít bóng cười và shisha. Anh Lê Mạnh Hùng đến từ Nha Trang chia sẻ: “Nghe đến phố đi bộ Bùi Viện từ lâu nhưng dịp này vào công tác Sài Gòn tôi mới có thời gian đến trải nghiệm các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên thực sự tôi hơi thất vọng vì tôi đến đây từ lúc 22h30 ngoài sự đông đúc, âm nhạc thì hỗn tạp, tôi không thấy có hoạt động văn hóa gì hấp dẫn, tôi có hơi thất vọng, vì nghĩ sẽ được trải nghiệm nhiều hơn”.
Video đang HOT
Anh Trần Trung Hiếu sống gần phố Bùi Viện cho rằng, lượng khách du lịch đến đây rất đông vào mỗi tuần, tuy nhiên cũng đã xảy ra tình trạng ẩu đả, có kẻ xấu lợi dụng sự đông đúc để cướp giật gây mất an toàn cho du khách, nhiều du khách đã bày tỏ tâm lý sợ hãi, e ngại. Việc chiếm dụng lòng đường để kinh doanh làm mất mỹ quan của phố đi bộ.
Anh Hiếu cho rằng: Nếu muốn tạo ấn tượng để du khách đến và quay trở lại thì việc tạo không gian giải trí với các hoạt động văn hóa truyền thống cần phải đa dạng hơn; cùng với đó việc quản lý các hoạt động kinh doanh cũng cần chặt chẽ hơn…
Theo Chủ tịch UBND quận 1 Nguyễn Văn Dũng, phố đi bộ Bùi Viện hoạt động từ 19h tối đến 2h sáng các ngày thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật. Từ thứ 2 đến thứ 5, người dân và du khách đổ về khá đông, trong khi không ngăn xe vào (ngoài thời gian hoạt động của phố đi bộ) nên thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Việc sử dụng shisha, bóng cười tại phố đi bộ Bùi Viện diễn ra phổ biến
Ở góc độ cá nhân, Chủ tịch UBND quận 1 Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: Nếu muốn thưởng thức biểu diễn nghệ thuật cũng không chọn phố đi bộ Bùi Viện vì “ngồi lâu làm bị nhức đầu” do nhiều hàng quán mở âm thanh hết cỡ. Hai sân khấu biểu diễn miễn phí nhạc dân tộc và nhạc quốc tế của thành phố tuy cũng có khán giả nhưng âm thanh “lọt thỏm” so với các quán xung quanh.
Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền quận 1 thừa nhận tình trạng mua bán, sử dụng shisha, bóng cười rất nhiều trong phố đi bộ Bùi Viện. Lực lượng kiểm tra của quận đã phát hiện, thu giữ cả trăm bình khí bóng cười. “Loại bình lớn như bình gas các cửa hàng giấu trong gầm cầu thang và khi bị thu giữ thì …bỏ luôn vì kinh doanh bóng cười thu lợi rất cao. Có bình thì quận thu giữ được còn khách cầm bóng cười thì bó tay vì chưa có quy định cấm”. Chủ tịch UBND quận 1 phân trần.
Tại buổi làm việc với các sở ban ngành chức năng và UBND quận 1 về tình hình hoạt động của hai Phố Đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến lưu ý tình trạng mua bán hàng rong ngày càng phức tạp, nhếch nhác khiến dư luận, người dân bức xúc, đặc biệt là phố đi bộ Bùi Viện đang dần trở thành một “tụ điểm” thiên về… ăn nhậu, gây ồn ào, phản cảm.
Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến chỉ đạo UBND quận 1 yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không vi phạm các quy định nói trên và nếu tiếp tục vi phạm thì TP sẽ xử lý mạnh tay, kể cả biện pháp rút giấy phép./.
Bài, ảnh: Hoàng Mẫn
Theo dangcongsan.vn
TP.HCM dẹp hàng rong trên phố đi bộ Nguyễn Huệ: Có khó không?
TP.HCM vừa quy định không tổ chức ẩm thực trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, lâu nay có quy định cấm gánh hàng rong, song các xe đẩy, hàng quán lưu động vẫn ngang nhiên xuất hiện.
Vậy việc lập lại trật tự ở con phố đông đúc vốn là trung tâm giải trí này có thực thi hay không?
Phố thơ mộng trở thành... chợ xép
Là con phố sầm uất mỗi buổi tối, đặc biệt là dịp cuối tuần, cũng là nơi thu hút nhiều sự kiện, chương trình văn hóa nghệ thuật, song hiện nay, phố đi bộ Nguyễn Huệ trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu, là điểm đến của các gánh hàng rong. Nhiều người dựng xe ở hai bên đường ăn uống và vô tư xả rác. Nước chảy từ nhiều gánh hàng rong tràn ra đường tạo nên cảnh quan không đẹp mắt.
Các gánh hàng rong không chỉ ở trên trục đường chính, mà còn lan sang các con đường nhỏ thông vào phố đi bộ, người ta kéo ghế, bày hàng ngồi ra cả lòng đường, rồi chèo kéo khách, các vỏ thùng xốp xếp cao ngất trông rất lộn xộn.
Góc phố lộn xộn với những thùng xốp chất cao. Ảnh: T.L.
Tình cảnh trên khiến các nhà quản lý đau đầu vì không chừng phố đi bộ đẹp nhất ở trung tâm lại bị biến thành... cái chợ xép hoặc bãi rác... Đội trật tự xuất hiện, nhưng sau đó đâu lại vào đấy.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không sớm tổ chức lại trật tự trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, rất có thể, hình ảnh này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt thành phố, ảnh hưởng đến ngành du lịch và không tạo được thiện cảm cho du khách khi ghé đến tham quan TP.
Cũng có ý kiến cho rằng, nhiều phố đi bộ của các nước trên thế giới đều bán hàng lưu niệm, hàng rong, miễn là bố trí và tổ chức sao cho quy củ và hợp lý, ngăn chặn nạn xả rác thì vẫn tạo được nét riêng thu hút cho phố đi bộ. Tuy nhiên, ngoài việc không quản được tình trạng mất vệ sinh trên hè phố, gây ô nhiễm môi trường, chưa ai biết được chất lượng an toàn thực phẩm của các món ẩm thực hàng rong ra sao, và cảnh chèo kéo khách ngồi ăn ở vỉa hè khá phổ biến, dễ khiến khách Tây hoảng sợ.
Ngoài ra, nạn móc túi và trộm cắp vẫn xảy ra.
Không tổ chức dịch vụ ẩm thực
Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM về việc lấy ý kiến sửa đổi, điều chỉnh quy chế quản lý công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ.
Theo đó, mặc dù phố đi bộ Nguyễn Huệ là nơi diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa nghệ thuật, giải trí của người dân nhưng tình trạng trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, chưa tuân thủ triệt để các quy định về quảng cáo, âm thanh lớn, thời gian kéo dài đến khuya khiến sinh hoạt các gia đình bị đảo lộn. Những hành vi thiếu ý thức, phản cảm của một bộ phận người trẻ hiện nay, tình trạng buôn bán hàng rong còn tồn tại khá nhiều đã và đang khiến nơi đây mất đi sự văn minh vốn có.
Các gánh hàng rong tràn ra vỉa hè vào ban đêm.
Chính vì thế, mới đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã nêu kết luận tại cuộc họp báo cáo chỉnh trang trực tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 với các ban ngành liên quan.
Theo đó, TP nghiên cứu đề xuất thêm phương án trồng cây xanh tại khu vực công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức phun nước liên tục tại đài phun nước giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi nhằm cải tạo điều kiện khí hậu tại khu vực.
Thống nhất ý tưởng chiếu sáng, tăng tỷ lệ cây xanh tạo bóng mát, tăng tính đa dạng thảm cây bụi, trồng các loại hoa theo mùa. Sử dụng phần diện tích phía trước các cơ sở nhà hàng, khách sạn hiện hữu mà bố trí hợp lý để đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho người dân và du khách. Tăng tiện ích sử dụng (thay thế các bảng thông tin bằng bảng điện tử, thùng rác, ghế, tủ điện phải mang tính thẩm mỹ và có thiết kế đặc trưng cho phố đi bộ Nguyễn Huệ) nhằm tạo không gian thư giãn cho người dân và du khách.
Đặc biệt, UBND TP cũng yêu cầu không tổ chức ẩm thực trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Tuy nhiên, đã làm thì phải quyết liệt, không thể để tình trạng mất trật tự, vệ sinh công cộng, thiếu an toàn thực phẩm diễn ra ở các tuyến đường xung quanh và ngay trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Và đơn vị kiểm tra phải thường xuyên có mặt, tránh tình trạng hết giờ làm việc, hoặc hết phiên trực, các hàng quán, gánh hàng rong lại tràn ra vỉa hè và hai bên lòng lề đường, gây cảnh nhếch nhác và bẩn thỉu khó chấp nhận ở ngay trung tâm TP lớn như TP.HCM.
Theo Danviet
TP.HCM : Bắn pháo hoa dịp lễ tại quận 2 và quận Bình Thạnh Dịp lễ 30.4 - 1.5 TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào tối 30.4 tại hai địa điểm: khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, quận 2) và tòa nhà Landmark khu đô thị Vinhomes Center Park (phường 22, quận Bình Thạnh). Văn phòng UBND TP.HCM cho biết: ngoài hoạt động bắn pháo hoa, TP còn tổ chức...