Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc phải chấm dứt bắt nạt ở biển Đông
Các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông phải được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình chứ không phải bằng hành vi bắt nạt.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes
Đó là lời kêu gọi được Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes (ảnh) đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang ngoan cố duy trì sự hiện diện phi pháp của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam, vẫn tiếp tục cho tàu điên cuồng tấn công tàu Việt Nam. Tờ The Philippine Star ngày 4.7 dẫn lời ông Rhodes nhấn mạnh điều cần thiết là tìm ra các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, tránh các tính toán sai lầm có thể dẫn đến một cuộc xung đột không ai mong muốn. Ông Rhodes nêu ví dụ việc Philippines đưa tranh chấp lên các cơ quan tài phán quốc tế. Ông cũng khẳng định hiện có nhiều cơ sở pháp lý quốc tế để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển và “chúng tôi không muốn thấy cảnh nước lớn có thể bắt nạt nước nhỏ hơn để đạt được mục đích trong tranh chấp lãnh thổ”.
Phó cố vấn Rhodes cho biết thêm vấn đề tranh chấp lãnh thổ và an ninh hàng hải sẽ là một chủ đề chính trong cuộc Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ – Trung (S&ED) thường niên diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 9 – 10.7. Ngoại trưởng John Kerry sẽ tham gia S&ED với tư cách là đặc phái viên của Tổng thống Barack Obama, theo thông cáo được đăng trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ. Đại diện phía Trung Quốc là Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Phó thủ tướng Uông Dương.
Video đang HOT
Giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam- Ảnh: Độc Lập
Vấn đề biển Đông cũng đã được bàn luận tại một diễn đàn do Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Myanmar tổ chức ngày 3.7 với sự tham gia của nhiều cựu quan chức ngoại giao, nhà hoạch định chính sách và học giả khu vực, theo tờ The Nation. Myanmar là nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014. Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Thant Kyaw tuyên bố: “Myanmar muốn thấy tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và sẵn sàng tạo điều kiện tổ chức cuộc gặp cho các bên liên quan”. Còn cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surakiart Sathirathai nhấn mạnh: “ASEAN, Trung Quốc và những người bạn trong và ngoài khu vực cùng gánh vác trách nhiệm đảm bảo căng thẳng hoặc xung đột vũ trang không xảy ra và không tác động tới việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 cũng như không tác động xấu đến dòng chảy tự do hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động có kỹ năng”.
Chiến lược gây căng thẳng
Ngay cả Giáo sư Thời Ân Hoành tại ĐH Nhân dân Trung Quốc cũng khẳng định giới lãnh đạo nước này quyết theo một chiến lược sẽ khiến vấn đề tranh chấp trở nên tồi tệ hơn, cho dù nó có phản tác dụng hay không. Tờ Sydney Morning Herald dẫn lời ông Thời nói rõ Trung Quốc sẽ tiếp tục quỹ đạo hiện nay do chịu tác động của chủ nghĩa dân tộc, của các chuyên gia, tướng lĩnh diều hâu và “tất nhiên cũng từ niềm tin cá nhân và cá tính của giới lãnh đạo”. Đó là lý do các tranh chấp ở biển Đông, biển Hoa Đông cũng như dọc theo dãy núi Himalaya sẽ trở nên tồi tệ hơn. “Dạng căng thẳng này giữa Trung Quốc và Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi hơn là được cải thiện. Có thể sẽ có vài thay đổi chiến thuật theo hướng tiết chế, nhưng tôi không thể thấy bất kỳ thay đổi cơ bản về định hướng chiến lược”, Giáo sư Thời nhận định.
Có lẽ do đó mà Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey cảnh báo rằng nguy cơ xảy ra xung đột ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang cao hơn ở các khu vực khác trên thế giới do vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước khác. The Philippine Star ngày 4.7 dẫn lời ông cho rằng những hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cũng như sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc đang góp phần gây ra tình trạng mà ông gọi là “môi trường an ninh rắc rối”. Ông Dempsey còn đánh giá: “Nỗ lực và ý định của Trung Quốc trỗi dậy đại diện cho một dạng thách thức an ninh khác”.
Mỹ điều 6 chiến đấu cơ tối tân tới Malaysia
Tờ The Washington Times hôm qua đưa tin Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc bằng cách điều 6 chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-22 Raptor đến tham gia cuộc tập trận chung mang tên Cope Taufan ở Malaysia. Cuộc tập trận diễn ra hồi tháng rồi nhưng thông tin này đến nay mới được công bố. Đây là lần đầu tiên F-22 tham gia Cope Taufan và cũng là lần hiếm hoi chiến đấu cơ này được triển khai tới Đông Nam Á. Theo The Washington Times, giới chuyên gia quân sự và truyền thông Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại với sự kiện này. Họ cho rằng việc F-22 tập trận chung với các máy bay Su-30 của Malaysia mua từ Nga sẽ giúp Mỹ nắm được đặc tính tác chiến của loại máy bay này, vốn cũng là một dòng chiến đấu cơ chủ lực của quân đội Trung Quốc hiện nay. Chưa hết, truyền thông Trung Quốc còn suy đoán việc F-22 được triển khai tới Đông Nam Á là động thái của Mỹ nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến trong tương lai ở khu vực.
Trong một diễn biến khác, quân đội Mỹ ngày 3.7 thông báo tạm thời ngưng toàn bộ các chuyến bay của chiến đấu cơ tàng hình F-35 để kiểm tra động cơ sau khi một máy bay bốc cháy ngày 23.6, theo Reuters.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc bắt giữ tàu cá cùng 6 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông
Các quan chức Trung Quốc xác nhận họ đã bắt giữ 6 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc bắt những ngư dân này vì họ đã "đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Trung Quốc" gần đảo Hải Nam.
Tuy nhiên, BBC dẫn lời các thủy thủ Việt Nam tận mắt chứng kiến vụ việc trên cho biết việc bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam diễn ra ngay trong khu vực ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Tàu Trung Quốc ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 (Ảnh Reuters)
Trung Quốc hiện đang có những hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông sau khi nước này ngày 1/5 đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và huy động nhiều tàu các loại chủ động đâm va và dùng vòi rồng tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đơn phương công bố "đường lưỡi bò" chiếm gần trọn khu vực Biển Đông và gần đây nước này đã có những động thái phô trương sức mạnh của mình trong khu vực bằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại đây.
Hành động này của Trung Quốc đã khiến các nước liên quan rất giận dữ và Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) có trụ sở tại The Hague (Hà Lan)./.
Trần Khánh/VOV.VN
Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao? Một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trởtiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài. LTS: Mới đây Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã ký hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi hợp tác. Trước đó, Philippines cũng đã...