Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: ” Các nhà giáo dục nghề nghiệp là những tấm gương tiêu biểu về “Thực tâm, Thực tài, Thực nghề”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều ngày 19/11 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp mặt Đoàn đại biểu nhà giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu năm 2019.
Tham dự buổi gặp mặt có Thứ trưởng Lê Quân, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Hồng Minh và 50 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu trên cả nước năm 2019.
PCT nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trò chuyện với các nhà giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu
Báo cáo với Phó Chủ tịch nước về những kết quả nổi bật của ngành GDNN trong năm 2019, Thứ trưởng Lê Quân cho biết, Năm học 2018-2019 , giáo dục nghề nghiệp đã triển khai nhiều nhiệm vụ và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là việc hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách đẩy mạnh gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; thực hiện gắn tuyển sinh với tuyển dụng; nhân rộng mô hình đào tạo 9 gắn với phân luồng; đổi mới công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện hệ thống chức danh nghề nghiệp và chính sách tiền lương đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp cận trình độ tiên tiến của quốc tế và khu vực ASEAN; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp ngày càng được tăng cường, chuẩn hóa. Đặc biệt, tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 tổ chức tại thành phố Kazan, Liên bang Nga vừa qua, Đoàn Việt Nam với thành tích đạt được cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 25/63 quốc gia tham dự…
PCT nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi gặp mặt
Thứ trưởng Lê Quân cho biết thêm, năm học 2019-2020, giáo dục nghề nghiệp sẽ quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo; đa dạng hóa phương thức đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp ở mọi khâu của quá trình đào tạo; tăng cường năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến; ứng dụng sáng tạo và hiệu quả công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp dựa trên thành quả Cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Video đang HOT
Thứ trưởng Lê Quân phát biểu tại buổi gặp mặt
Đại diện cho những nhà giáo dục nghề tiêu biểu tại buổi gặp mặt, Thầy giáo Trần Tuấn Long – Giảng viên chính – Giám đốc trung tâm đào tạo nghề Xây dựng Việt Đức – Trường Cao đẳng xây dựng Công trình đô thị bày tỏ: Với những kiến thức trong quản lý, trong đào tạo nghề, thành tích trong huấn luyện và những kinh nghiệm về sư phạm, kỹ năng nghề được đào tạo. Thay mặt đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp chúng tôi xin hứa sẽ mang hết tâm huyết của nhà giáo, tận tâm truyền thụ cho các em, phối hợp với chuyên gia và các doanh nghiệp bao đam các yêu cầu, điều kiện đào tạo nghề theo đúng tiêu chuẩn quốc tế va nâng cao cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Thầy giáo Trần Tuấn Long – Giảng viên chính – Giám đốc trung tâm đào tạo nghề Xây dựng Việt Đức – Trường Cao đẳng xây dựng Công trình đô thị phát biểu tại buổi gặp mặt
Phát biểu tại buổi gặp mặt thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các nhà giáo dục nghề nghiệp trên cả nước nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Phó Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy, Giáo dục nghề nghiệp đã khẳng định vững chắc vai trò và vị thế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng năng suất lao động và phát triển bền vững đất nước.
Phó Chủ tịch nước nói: “Trong những năm qua Giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều cố gắng, triển khai đồng bộ các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và đạt được những kết quả tích cực, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, nhiều nghề đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế, quy mô đào tạo ngày càng tăng, các điều kiện đảm bảo chất lượng đã được cải thiện. Các thầy cô giáo, cán bộ quản lý đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu; các em học sinh, sinh viên hăng say học tập, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để hình thành phẩm chất, năng lực của người lao động trong thời kỳ mới; nhiều em học sinh dự thi Kỹ năng nghề khu vực và quốc tế đạt kết quả cao. Các thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục có mặt ngày hôm nay là những tấm gương tiêu biểu về “Thực tâm, Thực tài, Thực nghề”, “Gương mẫu, sáng tạo, đổi mới”, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong những năm vừa qua.”
PCT nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Kỷ niệm chương cho các nhà giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, những kết quả đó không chỉ chứng tỏ năng lực, trí tuệ của thầy, trò mà còn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, là sự kết tinh của lao động trí óc, là sự phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ thầy giáo, cô giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức của hệ thống Giáo dục nghề nghiệp như: Chất lượng lao động còn thấp; Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm thay đổi yêu cầu về năng lực của người lao động, đòi hỏi các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi thích ứng với những yêu cầu mới về chất lượng lao động của thị trường lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 65% – 70%, tương đương với khoảng 40 triệu người vào năm 2020; nâng cao chất lượng đào tạo nhằm “.. đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội….”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Phó Chủ tịch nước đề nghị, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hệ thống Giáo dục nghề nghiệp cần tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo và coi đây là giải pháp đột phá để phát triển giáo dục nghề nghiệp trong những năm tới.
Đồng thời, có những giải pháp kịp thời nêu gương các điển hình tiên tiến nhằm động viên kịp thời thầy cô giáo và HSSV có ý thức phấn đấu tốt và có kết quả giảng dạy, học tập tiến bộ. Có các hình thức thi đua sâu rộng trong toàn Ngành để thực sự làm động lực cho thầy cô giáo dạy giỏi và HSSV học tốt. Tăng cường công tác chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng, trong đó, tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Mỗi thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục phát huy thành tích đạt được, kiên định vượt qua khó khăn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công việc, luôn tận tâm, yêu nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo để góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của Đảng, nhà nước và nhân dân.
PCT nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chụp ảnh lưu niệm với các nhà giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu
VĂN LÝ
Theo baodansinh
Thi viết 'Tôi chọn nghề' và dựng phim về giáo dục nghề nghiệp
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Viết "Tôi chọn nghề" lần II, và Cuộc thi Video "Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai". Qua đó nhằm nâng cao nhận thức và vai trò của giáo dục nghề nghiệp, lựa chọn học nghề.
Thứ trưởng LĐ-TB&XH Lê Quân phát động 2 cuộc thi để nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục nghề nghiệp.
Mục đích của 2 Cuộc thi nhằm tăng cường nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp; giúp các bạn trẻ có nhận thức đúng về định hướng nghề nghiệp; giới thiệu, quảng bá các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đặc biệt là thông điệp "Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai".
Đồng thời, qua cuộc thi khuyến khích và thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các học sinh, sinh viên, các nhà báo và mọi người dân tham gia truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền, cổ vũ cho những bạn trẻ mạnh dạn theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giới thiệu hình ảnh các cá nhân đã thành công khi lựa chọn Giáo dục nghề nghiệp; giúp các bậc phụ huynh, các em học sinh và xã hội tìm hiểu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, về ngành nghề, nghề nghiệp để có lựa chọn đúng đắn, theo đúng sở thích, đam mê nghề nghiệp.
Với Cuộc thi Viết "Tôi chọn nghề", các bài viết kể về những câu chuyện, suy nghĩ có thật về chọn nghề, chọn giáo dục nghề nghiệp của cá nhân, nhân vật khi xã hội vẫn coi trọng con đường đại học. Tình yêu nghề nghiệp, những thành công của các nhân vật, cá nhân khi lựa chọn học nghề, giáo dục nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp là con đường dẫn đến thành công, tương lai tươi sáng...
Thời gian gửi bài dự thi đến hết ngày 29/2/2020.
Với Cuộc thi Video clip "Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai" . Nội dung của các tác phẩm dự thi phản ánh, giới thiệu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giới thiệu, mô tả các ngành nghề cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang trực tiếp đào tạo.
Thời gian nhận sản phẩm dự thi hết ngày 29/2/2020.
Cơ cấu giải thưởng của mỗi cuộc thi gồm 1 Giải Nhất, 1 Giải Nhì , 1 Giải Ba và 5 Giải Khuyến khích.
LÊ HỮU VIỆT
Theo Tiền phong
Giáo dục nghề nghiệp phải làm gì để chạy đua với công nghệ? Việc đa dạng hóa các phương thức đào tạo sẽ thúc đẩy học tập suốt đời, khuyến khích người lao động tiếp nhận những thách thức mới trước sự thay đổi liên tục của thị trường lao động. Sinh viên thực hành nghề robot tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN) Trước tiến trình hội nhập quốc tế, cách...