Phổ cập mầm non 5 tuổi vẫn “rối”
Theo kế hoạch, đến tháng 6/2012, 24/24 quận, huyện tại TPHCM sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Thời gian đã cận kề nhưng nhiều quận huyện vẫn đang rối bời và lo ngại khó cán đích đúng thời hạn.
Điệp khúc thiếu trường lớp, giáo viên
Thiếu trường lớp, thiếu nhân sự là hai áp lực lớn nhất đối việc thực thực hiện phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Ngoài việc tăng tốc xây dựng thêm hàng trăm phòng học từ nay đến năm 2013 thì công tác tuyển giáo viên (GV) luôn là bài toán khó với các đơn vị giáo dục. Ở tất cả các quận huyện đều đang “cầm cự” với tình trạng thiếu GV, thiếu cán bộ quản lý bậc mầm non như Q.8 thiếu 26 GV, thiếu 2 hiệu phó Q.3 thiếu khoảng 20 GV… Thành phố đang thiếu gần 800 GV và 24 cán bộ quản lý.
“Đích” đã cận kề, việc phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi vẫn nhiều vướng mắc.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM hiện toàn thành phố 759 trường mầm non công lập và ngoài công lập, hơn 1.000 nhóm trẻ gia đình. Số trường lớp công lập hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 70% tổng số trẻ 5 tuổi, số còn lại đang theo học tại các trường tư thục, nhóm lớp.
13 phường tại TPHCM vẫn chưa có trường mầm non công lập, tập trung ở các quận Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp… Còn 7 quận, huyện chưa có trường chuyên biệt: quận 4, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân, Hóc Môn, Nhà Bè.
Video đang HOT
Bà Trương Ngọc Anh, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Bình Tân cho hay việc phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn mình e rằng khó hoàn thành theo tiến độ. Việc xây dựng trường công tại 3 phường trên địa bàn quận cũng không thấy khả quan.
“Một trường công được xây mới có thể xóa được 3 – 5 nhóm lớp. Nhưng hiện nay, trường công không được xây mới, nhóm lớp ngày càng dôi ra thì chúng ta cứ loay hoay trong vòng xoay đó không biết bao giờ có thể gỡ nút”, bà Anh nói.
Phía Phòng GD-ĐT Q.1 cho hay, khó khăn của quận mình là nhiều trẻ theo học ở trường mầm non tư thục của Công giáo, việc đưa về trường công lập không đơn giản, hơn nữa cũng không đủ trường lớp. Để khắc phục, đành phải “làm ngược” đưa chương trình phổ cập đến để áp dụng tại các trường tư.
Ngành giáo dục đang “tự bơi”
Nhiều người cho rằng, thực hiện kế hoạch phổ cập mầm non, ngành giáo dục cần phải thông tin cho các bộ phụ trách mảng văn hóa, giáo dục tại các địa phương. Bởi riêng ngành không thể tuyên truyền đến được 100% phụ huynh học sinh có con đang trong độ tuổi này. Không ít gia đình có thể vì điều kiện mà cho rằng học
Về vấn đề nhân sự, bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD – ĐT cho hay mỗi phòng giáo dục phải có 3 cán bộ ở tổ mầm non. Một phụ trách chung và 2 chuyên viên chăm sóc dạy học ở trường. Nếu các trường thiếu người, cần thông báo để Sở tìm người hỗ trợ, bổ sung.
mầm non không quan trọng, chỉ cho con bắt đầu từ lớp 1. Nhà trường không thể nào tiếp cận để có thể vận động họ. Việc nhóm lớp không quản lý độ tuổi của trẻ cũng ảnh hưởng nhiều kế kế hoạch phổ cập.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận phân tích bất cập ở chỗ khác với phổ cập giáo dục tiểu học, học sinh được miễn phí học phí, còn ở mầm non phổ cập vẫn phải đóng tiền nên không phải gia đình nào cũng cho con đi học. “Mất tiền để học nên người ta có quyền lựa chọn cho riêng mình tùy theo điều kiện, gửi ở nhóm lớp tiết kiệm hơn. Có trường học, chúng tôi còn phải mời họ đưa con đến học thử nhưng sau đó họ vẫn không cho con theo học”.
Việc điều tra để lập danh sách trẻ 5 tuổi tại các quận, huyện cũng nhiều nan giải vì thiếu nhân lực mà lại phụ thuộc vào địa phương phường, xã, tổ dân phố. Phía ngành giáo dục lại không có quyền hành chỉ đạo cán bộ địa phương. Hoặc nếu “nhờ vả” được cũng không dám phó thác vì sợ sai sót, thiếu trung thực. Tình trạng trẻ quận mình học ở quận khác cũng phổ biến và khi đó lại phải chờ danh sách từ quận bạn.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT cho hay, đề án phổ cập mầm non là do UBND quận, huyện ký kết nên cơ quan này cũng có trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện. Để khắc phục, cán bộ phụ trách mầm non cần có ý kiến với trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện xúc tiến làm việc với địa phương để tìm được sự hỗ trợ. “Nếu ngành giáo dục tự bơi mà không có được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì chắc chắn không thực hiện được”, bà Dung nhấn mạnh.
Hoài Nam
Theo dân trí
TPHCM: Hàng trăm giáo viên mầm non nghỉ việc do thu nhập thấp
Từ đầu năm học 2011 đến nay đã có 422 giáo viên, quản lý và nhân viên ngành mầm non nghỉ việc do thu nhập quá thấp, công việc quá tải. Thành phố đang thiếu nhân lực ngành mầm non một cách trầm trọng.
Những khó khăn trong giáo dục mầm non hiện nay được Sở GD-ĐT TPHCM đề cập trong buổi làm việc với Hội đồng Nhân dân thành phố sáng 15/10.
Bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM thông tin, hiên nay toàn thành phố có 759 trường mầm non công lập và ngoài công lập, hơn 1.000 nhóm trẻ gia đình có phép với tổng số học sinh gần 300.000 cháu với gần 11.000 giáo viên (GV). Theo quy định, bậc mầm non cần 2 GV/lớp nhưng thành phố mới chỉ đạt 1,19 GV/lớp, hiện còn thiếu 783 GV. Chỉ có 20% số lớp học có một bảo mẫu, toàn thành phố tiếp tục thiếu trên 7.200 bảo mẫu, 783 GV và 24 cán bộ quản lý.
Riêng trong năm học này đã có 422 GV, cán bộ ngành mầm non nghỉ việc. Theo bà Thanh, nguyên nhân của tình trạng này là do nhân viên ngành mầm non có thu nhập quá thấp. Tổng thu nhập GV mầm non bình quân 1,8 - 2,4 triệu đồng/người/tháng nhưng thời gian lao động dài hơn 12 tiếng (từ 6 giờ 30 đến 18 giờ), cường độ lao động quá tải... Nhân viên bảo mẫu, cấp dưỡng, bảo vệ lại càng khó tuyển vì thu nhập chỉ 1,2 - 1,4 triệu đồng/tháng.
Phía Sở GD-ĐT nhấn mạnh, thành phố hiện vẫn áp dụng mức thu được ban hành từ năm 1996 như phí vệ sinh 3.000-5.000 đồng/tháng/HS, phí phục vụ bán trú 30.000-50.000 đồng/tháng/HS đã quá lỗi thời trong khi lương tối thiểu và giá cả đều đã tăng gấp nhiều lần. Mức thu này không thể đảm bảo chi trả cho mua sắm vật chất và bồi dưỡng đội ngũ GV, bảo mẫu. Sở kiến nghị tăng phí vệ sinh lên từ 15.000 đến 20.000 đồng và phục vụ bán trú lên từ 150.000 đến 200.000 đồng.
Tình trạng thiếu trường công lập cũng được ngành đề cập. Thành phố còn 13 phường chưa có trường mầm non công lập và nhiều quận chưa có trường chuyên biệt. Vì thế cần đẩy mạnh tiến độ xây trường mầm non công lập tại các phường - xã chưa có trường mầm non, xoá điểm lẻ và xây thêm trường mầm non tại các khu công nghiệp và khu nhà lưu trú công nhân.
Đại diện HĐND TPHCM đề nghị ngành giáo dục cần rà soát lại tình hình thức tế để có những số liệu chính xác về cơ sở vật chất, bữa ăn, chi phí sinh hoạt... để đưa ra mức thu sao cho phù hợp nhất. Đồng thời cũng phải cân nhắc các khoản thu nếu tăng được thì sẽ chi thế nào cho trẻ và ý kiến của phụ huynh để thành phố xem xét. Đồng thời phía lãnh đạo thành phố cũng sẽ tiếp tục khảo sát tại các quận huyện để có nắm rõ tình hình thực tế.
Theo DT
"Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi công dân được học tập suốt đời" Hôm nay 2/10/2011 là ngày kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Hội Khuyến Học Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Cầm, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có bài viết quan trọng về vấn đề đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Ông Nguyễn Mạnh Cầm - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam....