“Phổ cập” cử nhân?
Cách đây không lâu, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị cho tiếp tục vận dụng điểm c, điều 33 của quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ được ban hành năm 2010, áp dụng mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa 2 khu vực kế tiếp là 0,5 lên 1 điểm đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú tại khu vực Tây Nam Bộ như những năm vừa qua.
Đề nghị này, theo BCĐ Tây Nam Bộ, xuất phát từ khu vực này có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.
Điểm c, điều 33 quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ vốn được xem là “phao cứu sinh” cho các trường đứng trước nguy cơ đóng cửa nhiều ngành do không tuyển đủ chỉ tiêu. Bộ GD-ĐT đã nhận ra kẽ hở này nên sau đó ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BGD ĐT ngày 5-3-2012, bỏ điểm c, điều 33 để nâng cao chất lượng đầu vào.
Đề xuất của BCĐ Tây Nam Bộ nêu trên được dư luận bình luận rằng nếu Bộ GD-ĐT chấp nhận cũng tức là tự đạp lên chân mình. Vậy mà Bộ GD-ĐT đã chấp nhận! Theo đó, các trường ĐH-CĐ có trụ sở chính đặt tại Tây Nam Bộ, Tây Bắc, Tây Nguyên được xét tuyển bổ sung đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các tỉnh, TP thuộc 3 khu vực này, có kết quả điểm thi ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2012 (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) dưới điểm sàn ĐH-CĐ không quá 1. Các thí sinh được xét tuyển thuộc diện này phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ.
Video đang HOT
Cần chú ý, đề xuất trên của BCĐ Tây Nam Bộ trong lúc các trường ĐH dân lập trên địa bàn này chỉ mới tuyển chưa đầy 50% chỉ tiêu, nhiều ngành học có thể phải đóng cửa. Cho nên, đề xuất này cũng là chiếc “phao cứu sinh” cho các trường ĐH dân lập! Còn Bộ GD-ĐT chấp nhận đề xuất đó cũng có nghĩa là chấp nhận hạ thấp chuẩn đầu vào, tự mâu thuẫn với mình!
Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng việc chấp thuận đề xuất của BCĐ Tây Nam Bộ không có nghĩa là chỉ giúp các trường tuyển đủ chỉ tiêu mà còn giúp các địa phương vùng kinh tế khó khăn nâng cao trình độ lao động. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong Quyết định 1033 của Thủ tướng Chính phủ về vùng Tây Nam Bộ, đến năm 2015, số lượng sinh viên/10.000 dân là 190 nhưng hiện chỉ mới ở mức 110-120.
Quyết định đó thể hiện quan điểm duy ý chí, thiếu tính khoa học khi lấy số lượng bù chất lượng. Trong khi nền giáo dục đang khủng hoảng về chất lượng, giáo dục ĐH xuống cấp nghiêm trọng, tại sao Bộ GD-ĐT lại tiếp tục “ phổ cập” cử nhân? Bộ GD-ĐT có lẽ đã quên chúng ta còn có những chính sách khác dành cho các vùng kinh tế – xã hội khó khăn như đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển, chính sách dành cho 62 huyện nghèo.
Cuộc đua theo số lượng này sẽ tiếp tục đẩy chất lượng giáo dục về đến giới hạn nào?
Theo người lao động
Chính sách đặc thù trong tuyển sinh dành cho 3 khu vực khó khăn
Sau khi thống nhất với Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Bộ GD-ĐT vừa ban hành quyết định thực hiện một số chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2012 cho các tỉnh, thành phố thuộc khu khu vực này.
Theo đó, các trường ĐH, CĐ có trụ sở chính đặt tại các tỉnh, thành phố trong ba khu vực trên được xét tuyển bổ sung đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực và có kết quả điểm thi ĐH (hoặc CĐ) hệ chính quy năm 2012 (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) dưới điểm sàn ĐH (hoặc CĐ) không quá 1 điểm.
Các thí sinh được xét tuyển thuộc diện này phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ. Chương trình, nội dung và cách thức tổ chức học bổ sung kiến thức cho sinh viên thuộc diện này do hiệu trưởng trường ĐH, CĐ quyết định.
Áp dụng ưu tiên trong tuyển sinh quy định tại điểm b, khoản 1, điều 33 quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy ban hành kèm theo thông tư 09 ngày 5/3/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho thí sinh thuộc 20 huyện (thị xã) thuộc diện đặc biệt khó khăn, huyện biên giới và hải đảo của khu vực Tây Nam bộ có nguyện vọng xét tuyển vào học các trường ĐH, CĐ trong khu vực Tây Nam Bộ.
Đối với các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên chính sách ưu tiên này được áp dụng cho thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính Phủ.
Theo danh sách đính kèm mà Bộ GD-ĐT gửi các trường ĐH, CĐ thì khu vực Tây Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, các huyện phía Tây Thanh Hóa, các huyện phía Tây Nghệ An Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng Khu vực Tây Nam Bộ gồm các tỉnh An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Các huyện (thị xã) vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đặc biết khó khăn khu vực Tây Nam Bộ hưởng chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2012 bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ, Thạch Hóa, Tân Thạch (thuộc tỉnh Long An) Hồng Ngự, Tân Hồng, TX Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) TX Tân Châu, An Phú, TX Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn (tỉnh An Giang) Giang Thành, TX Hà Tiên, Kiên Hải, Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) Phước Long (tỉnh Bạc Liệu).
S.H
Theo dân trí
Cho trúng tuyển ĐH dưới điểm sàn Theo quy định ưu tiên cho thí sinh khu vực khó khăn, thí sinh chỉ cần 3 điểm/môn là trúng tuyển đại học. Vì thế, những ngày gần đây có hiện tượng thí sinh xin rút hồ sơ nộp vào các trường khu vực ưu tiên nói trên. Thí sinh làm thủ tục xét tuyển bổ sung đến thời điểm này gần như...