Phim xưa diễn cũng “bạo” lắm
Phim Việt những năm 70, 80, 90, cũng có những cảnh quay khá nóng bỏng và mạnh bạo nhưng vẫn rất nghệ thuật.
Nếu như không để ý, khán giả vẫn cho rằng phim Việt của nhiều năm trước đây vẫn còn rụt rè khi khai thác những cảnh quay nhạy cảm hay, các cảnh nóng nhưng không hoàn toàn như vậy. Vẫn có nhiều phim mà các nhà đạo diễn cũng bạo tay lắm!
1. Từ đầu những năm 70, khi bộ phim Sóng tình được công chiếu, người ta chứng kiến trong phim cảnh hôn nhau rất thắm thiết trên bãi biển của hai nhân vật chính. Mà với thời ấy, cảnh hôn nhau và ôm nhau cuồng nhiệt như vậy thật hiếm gặp trên màn ảnh nhỏ.
Cảnh trong phim Sóng tình
Sóng tình là bộ phim hợp tác giữa Việt Nam và Đài loan của các hãng Tinh hoa việt, Việt Nam phim, Asia Phim (1972). Đây là bộ phim của đạo diễn Đinh Xuân Hòa và Yu Yong Shin. Sóng tình kể về cuộc đời đầy đau khổ của một đôi trai gái tài sắc nhưng do hoàn cảnh trớ trêu phải xa nhau trong đau khổ. Cảnh hai nhân vật chính tình tự trên bãi biển được đánh giá là khá bạo dạn so với bối cảnh thời bấy giờ.
2. Năm 1979, phim Cánh đồng hoang của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Xuyên suốt bộ phim là sự giằng co chiến đấu về cả sắc thái tinh thần giữa hai bên, một bên là gia đình đầm ấm của Ba Đô, với cảnh vợ chồng âu yếm nhau và đứa con luôn được cho bú với một bên là cảnh gầm rú và bắn phá khốc liệt của máy bay được trang bị đầy súng đạn. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nhân dân đất nước Việt Nam nghèo, nhỏ chống lại một thế lực lớn và giàu là đế quốc Mỹ.
Cảnh người mẹ cho con bú được quay khá táo bạo và chân thực trong Cánh đồng hoang
Với hai hình ảnh này, tác giả truyện phim đã chứng minh sinh động một nghịch lý vẫn được xem như là một bản sắc độc đáo và nổi bật trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó là nghịch lý của nhỏ thắng lớn, nghèo thắng giàu, yếu thắng mạnh. Chính cảnh người vợ Ba Đô cho con bú cũng được coi là táo bạo khi quay chọn cả hình ảnh bầu ngực để thể hiện sự chân thực của phim.
3. Năm 1981, Phim Chị Dậu ra đời cũng có cảnh được coi là táo bạo. Chị Dậu là bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Ngô Tất Tố. Phim đã khắc họa được nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam dưới sự bóc dã man của bè lũ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng 8 mà điển hình là nhân vật chị Dậu. Đây bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa.
Quan trên đánh thuế thân vào tất cả đàn ông trong làng từ 18 tuổi trở lên. Gia đình nghèo túng, chị Dậu phải vất vả chạy ngược xuôi lo đủ tiền nộp sưu cho chồng. Nhưng bọn cường hào ác bá nhẫn tâm, bắt chị phải nộp cả tiền sưu cho cậu em chồng đã mất hồi năm ngoái. Không có tiền, chúng bắt chồng chị. Bán chó, bán con, làm đủ mọi cách mà vẫn chưa đủ tiền, chị lại phải đi làm vú nuôi cho một lão đã già nhưng có thú chơi ngông là thích uống sữa của phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
Phim cũng không “ngại ngùng” diễn cảnh chị Dậu vắt sữa, chính vì vậy mà nó được cho là khá bạo nhưng lại vô cùng chân thực. Người ta không nhìn thấy ở đó sự thô thiển, hay một chút gì đó dung tục, mà có chăng chỉ là cảm nhận được nỗi đau của người phụ nữ khi con ở nhà đang kêu khóc vì không có sữa mẹ mà bản thân phải vắt sữa cho một… ông già.
Hình ảnh chị Dậu vắt sữa trong phim
Video đang HOT
4. Cảnh quay Chí Phèo và Thị Nở qua đêm với nhau ở vườn chuối trong phim Chí Phèo – Thị Nở (1982) của đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa cũng có thể nói là một sự mạnh dạn song cũng rất chân thực. Một kẻ ngẩn ngẩn ngơ ngơ, dở hơi, xấu ơi là xấu, chẳng ai có thể xấu hơn với một tên đàn ông chỉ biết uống rượu, rạch mặt ăn vạ mà cũng có cảnh yêu đương không tình nhưng lại rất tình, đúng theo kiểu… Chí Phèo.
Cảnh “yêu” của Chí Phèo – Thị Nở
5. Xuân tóc đỏ – một nhân vật từng làm đảo điên khắp Hà thành những năm 30 – 40 thế kỷ XX trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Vì thế Số đỏ được hai đạo diễn Hà Văn Trọng và Lộng Trương chuyển thể thành phim. Phim được công chiếu năm 1990. Xuân tóc đỏ từ một thằng bé mồ côi lém lỉnh nhờ thời cuộc “Âu hóa”, nhờ “số đỏ” mà trở thành me xừ, thành đốc tờ… Tuy nhiên phim này từng bị cấm phát hành do có quá nhiều cảnh phòng the nóng bỏng và bị đánh giá là hở hang, nhạy cảm.
Một trong những cảnh nóng quá táo bạo của phim
Tuy nhiên những cảnh phòng the này lại không hề thô thiển, dung tục như nhiều phim Việt mới bây giờ. Sau khoảng thời gian bị cấm, phim chính thức ra rạp và theo đạo diễn Trần Quốc Trọng – người đã thủ vai Xuân tóc đỏ sau này đã chia sẻ, những ngày phim ra rạp chiếu là những ngày hạnh phúc nhất của đoàn làm phim, vì lần nào cũng cháy vé. Công an đứng dày đặc vì sợ vỡ rạp… Điều đó cho thấy sự thành công của phim và những cảnh nóng đó hoàn toàn được khán giả chấp nhận.
6. Năm 1992, khi bộ phim Người tình trong mơ ra mắt, người ta cũng cho rằng phim rất táo bạo khi diễn viên chính trút hết xiêm y để làm người mẫu khỏa thân. Hà Kiều Anh thủ vai một cô bé sinh viên nghèo để có tiền ăn học, cô đã đến với nghề người mẫu khỏa thân.
Hoa hậu Hà Kiều Anh làm người mẫu khỏa thân trong phim Người tình trong mơ
Cũng chính vì có cảnh quay này mà đoạn phim đã bị một số kẻ xấu lợi dụng tung lên mạng như một thứ phim sex rẻ tiền khiến tên tuổi của hoa hậu năm 1992 này bị ảnh hưởng. Phim do đạo diễn Trần Phương thực hiện và đã được cơ quan có chức năng thẩm định phim ảnh duyệt và đã trình chiếu rộng rãi trong cả nước.
Dù có những cảnh quay táo bạo như vậy nhưng những bộ phim trên lại không hề mang lại cho người xem cảm giác dung tục hay phản cảm. Với sự khai thác và cách lựa chọn các góc quay khôn khéo và chân thực, các nhà đạo diễn phim xưa thực sự rất thành công. Và cho đến nay, có lẽ hiếm phim Việt hiện đại nào vượt qua được, mặc dù điều kiện vật chất và kỹ thuật ngày nay đã hiện đại hơn nhiều.
Theo VNN
Những phim về sinh viên Việt được khán giả yêu thích
Đời sống sinh viên luôn là đề tài hấp dẫn và có sức cuốn hút đặc biệt với khán giả Việt, nhất là những người trẻ.
KTX
Được đài Truyền hình Tp.Hồ Chí Minh sản xuất vào năm 2007, bộ phim KTX của đạo diễn Châu Huế ngay từ khi ra mắt đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của khán giả. Phim có sự tham gia của các diễn viên: Quỳnh Anh, Kinh Quốc, Lê Phương, Diễm Quỳnh, Trang Nhung, Mai Phương...
Phim xoay quanh đời sống của sinh viên trong KTX
Phim nói về cuộc sống của sinh viên trong một kí túc xá (KTX) với các nhân vật: Kiên, Thanh, Trinh, Xuân... những bạn trẻ đến từ khắp mọi miền đất nước để học tập và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh. Cuộc sống mưu sinh đã xô đẩy từng người vào những hoàn cảnh khác khau và mỗi người cũng lựa chọn cho mình một cách sống khác nhau.
"Những con người trẻ tuổi với cái nhìn trong trẻo và hồn nhiên khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời sẽ vấp phải không ít khó khăn và thử thách. Sẽ có người gục ngã nhưng cũng có người vươn lên bằng ý chí và nghị lực..." - đó cũng là thông điệp mà KTX muốn chuyển đến người xem.
Cổng Mặt Trời
Được bình chọn là phim truyền hình hot nhất trên kênh HTV vào mùa hè năm 2010, Cổng Mặt Trời đã mang đến làn gió mới cho phim Việt, mặc dù trước đó phim không được giới chuyên môn lẫn khán giả đánh giá cao.
Dàn diễn viên chính trong phim
Truyền thuyết kể rằng khi một người muốn chứng minh được sự trưởng thành, họ phải bước qua một cánh cổng bằng lửa nằm ở phía Đông vào lúc giao điểm của ngày và đêm.
Khi bước qua cánh cổng ấy, có nghĩa là họ đã trưởng thành. Đó là ý tưởng xuyên suốt trong bộ phim Cổng Mặt Trời.
Phim được bình chọn là phim được yêu thích nhất năm 2010
Nội dung phim xoay quanh 5 chàng trai và 6 cô gái ở trọ đối diện nhà nhau. Trong đó có Bình (Lương Thế Thành) là một chàng sinh viên CNTT có cá tính mạnh nhưng hơi bảo thủ và quá tự tin về mình Vĩ (Hoà Hiệp) - chàng trai thân thiện, nhưng lại chất chứa quá nhiều tham vọng Cường (Hùng Thuận), chàng sinh viên khoa Triết, lúc nào cũng như "ông cụ non" Tùng (Lê Bê La), cô sinh viên khoa báo chí mạnh mẽ và cũng hết mình vì bạn bè Cúc (Nguyệt Ánh), cô tiểu thư nhà giàu, yếu đuối và ngây thơ...
Cả 11 người gặp nhau, mỗi người một hoàn cảnh và cá tính khác nhau, nhưng đều mang nỗi lo chung của cuộc sống sinh viên nhiều thiếu thốn. Họ cùng sống, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, nỗi nhớ nhà, những phút yếu lòng trước cám dỗ của cuộc đời. Bộ phim được khán giả yêu thích nhờ đề tài gần gũi với cuộc sống, bên cạnh dàn diễn viên trẻ diễn xuất đầy tự nhiên.
Sóng Tình
Nội dung phim xoay quanh một xóm trọ với những bạn sinh viên: Hằng, Đạt, Điệp, Trọng, Linh, Trình, Tuấn và Xuyên. Các bạn đều ở độ tuổi 21- 23, đều đang là sinh viên của các trường đại học trong thành phố. Cả 8 người đều có quan niệm và cách nhìn về tình yêu khác nhau: Hằng cho rằng yêu là phải dâng hiến tất cả Đạt là anh chàng sở khanh ham của lạ Trình - anh sinh viên nhạc viện khù khờ nhưng rất đỗi chung tình Linh lại là cô tiểu thư sống hết mình vì tình yêu, bất chấp sự phản đối của gia đình...
Phim lấy bối cảnh một xóm trọ sinh viên
Sóng Tình cũng thể hiện quan niệm của giới trẻ ngày nay về sống thử, đồng thời là những hệ quả mà việc sống thử mang đến. Nó gửi gắm bức thông điệp rằng cuộc sống của các cặp đôi không phải lúc nào cũng toàn màu hồng mà luôn ẩn chứa những khác biệt về quan niệm sống, tình dục, bạn bè và đẳng cấp xã hội. Bên cạnh đó bộ phim còn phần nào cho thấy quan điểm của giới trẻ trước đồng tiền và những cám dỗ vật chất.
Phía Trước Là Bầu Trời
Được xem là bộ phim đầu tiên thành công khi tái hiện lại cuộc sống sinh viên nhiều màu sắc, Phía Trước Là Bầu Trời được khán giả cả hai miền Nam, Bắc yêu thích. Phim cũng lấy bối cảnh là xóm trọ với những bạn sinh viên đại học, tuy nhiên cách thể hiện chân thật, đi sâu và tái hiện lại một cách sinh động đời sống, công việc học tập của sinh viên đã giúp phim ghi điểm với khán giả ở mọi lứa tuổi.
Nhân vật chính của phim cũng là những bạn trẻ đến từ các vùng quê khác nhau sống trong cùng một khu nhà trọ, người thì vừa tốt nghiệp, người thì vẫn đang theo học. Họ cùng chia sẻ những khó khăn, vui buồn của đời sống sinh viên. Hầu hết diễn viên khi tham gia Phía Trước Là Bầu Trời đều là những viên trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề: Thu Hương, Hà Thu Phương, Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Hoàng... Thế nhưng chính sự trẻ trung của họ đã mang đến thành công cho bộ phim bởi diễn xuất chân thực, tự nhiên và sinh động như chính tuổi trẻ của họ.
Phim được khán giả mọi lứa tuổi yêu thích
Theo TTVN
Vinh quang một thời phim chống Mỹ Đã trải qua nhiều thập kỷ nhưng bộ phim đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam như Chung một dòng sông ra đời năm 1959 cho tới những bộ phim về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc: Nổi gió, Chị Nhung, Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm... đều là những bộ phim đỉnh...