Philippines và Myanmar ký 6 thỏa thuận hợp tác song phương
Ngày 5-12, Philippines và Myanmar đã ký kết 6 thỏa thuận nhằm tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Các thỏa thuận này đã được ký kết trước sự chứng kiến của Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Tổng thống Myanmar Thein Sein đang ở thăm Manila.
Theo biên bản ghi nhớ (MOU) về an ninh lương thực, hai nước sẽ hợp tác để đảm bảo an ninh lương thực và xúc tiến đầu tư thông qua các thỏa thuận liên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Biên bản thỏa thuận (MOA) về năng lượng tái tạo sẽ cho phép Philippines và Myanmar trao đổi chuyên môn kỹ thuật, các hoạt động nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Biên bản ghi nhớ về hợp tác thông tin nhằm trao đổi các chuyến thăm của các nhà báo, hợp tác giữa các đài phát thanh và mạng lưới truyền hình tư nhân, và trao đổi tin tức, phát thanh, truyền hình, phim ảnh, in ấn và xuất bản.
Video đang HOT
Tổng thống Myanmar Thein Sein đến thăm Manila
Hai bên cũng đã ký biên bản thỏa thuận về nhập cảnh miễn thị thực tới Myanmar sẽ cho phép người Philippines ở lại Myanmar đến 14 ngày mà không cần thị thực. Đồng thời, cũng cho phép công dân Myanmar đến thăm Philippines mà không cần thị thực đến 30 ngày.
Hai nước còn ký biên bản ghi nhớ về thương mại và đầu tư nhằm tạo điều kiện cung cấp thông tin về đầu tư và trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Phòng Thương mại Philippines và Phòng Thương mại và công nghiệp Myanmar cũng đã ký một biên bản thỏa thuận cho phép cả hai cơ quan này thiết lập liên lạc thông qua các hội nghị, hội thảo, du học, trao đổi các đoàn thương mại, và tham gia các hội chợ thương mại.
Theo ANTD
Hợp tác quốc phòng - an ninh là trụ cột quan hệ song phương
Ngày 20-11, tại Nhà khách Chính phủ ở Thủ đô New Delhi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Sau cuộc hội đàm hai nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Bảo tàng Quốc hội Ấn Độ ở Thủ đô New Delhi
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những kết quả và Kế hoạch Hành động đã được thông qua tại cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 15 tại New Delhi ngày 11- 7- 2013 và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế song phương hiện có nhằm củng cố và mở rộng mối quan hệ song phương hiện nay. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh quyết định thực hiện trao đổi đoàn hàng năm theo "Chương trình Khách quý" giữa Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tăng cường hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trên các lĩnh vực quản trị, chính sách công, thách thức đối với phát triển và vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác quốc phòng trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thường xuyên tiến hành đối thoại quốc phòng, huấn luyện, tập trận, tàu Hải quân và Cảnh sát biển thăm lẫn nhau, nâng cao năng lực, trao đổi các cố vấn và giao lưu giữa các cơ quan liên quan của hai nước những năm gần đây. Hai nhà lãnh đạo đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi về các điều khoản của khoản tín dụng 100 triệu USD trong lĩnh vực quốc phòng để tạo thêm động lực cho sự hợp tác sẵn có này. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận về Bảo vệ Tương hỗ đối với Trao đổi Thông tin mật và Biên bản ghi nhớ hiện đang được triển khai về đào tạo sỹ quan hải quân và không quân Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn và quyết tâm hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á; nhất trí cho rằng tự do hàng hải ở Biển Đông không nên bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các Bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự tăng trưởng ổn định của thương mại song phương hướng tới mục tiêu 7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng thương mại song phương lên 15 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và thúc đẩy đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như giáo dục, cơ sở hạ tầng, dầu khí, năng lượng, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, nông nghiệp, dệt, công nghệ thông tin và dược.
Văn bản hợp tác quan trọng
Hiệp định Vận chuyển Hàng không, Bản ghi nhớ về thành lập Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử Indira Gandhi tại Hà Nội, Thỏa thuận về bảo vệ tương hỗ trao đổi thông tin mật, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Tài chính, Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Hội đồng Nghiên cứu và Công nghiệp Ấn Độ, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Quản lý Ấn Độ, Bangalore, Bản Ghi nhớ hợp tác Dầu khí giữa PetroVietnam và Công ty OVL Ấn Độ, Bản ghi nhớ về Dự án nhiệt điện Long Phú II giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Tata.
Theo ANTD
Vĩnh biệt một nhân cách lớn "Cây bao báp đại thụ" đã ra đi, như cách nói của người dân Nam Phi dành cho Nelson Mandela, nhưng biểu tượng đó còn sống mãi với nhân loại. Phóng viên Báo ANTĐ đã có cuộc trao đổi với bà Kgomotso Ruth Magau (ảnh), Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam về Nelson Mandela - một nhân cách lớn. - Thưa Đại...