Philippines từ chối đề nghị đàm phán của Trung Quốc về Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Đài TNHK đưa tin, Philippines đã từ chối lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị Manila hủy vụ kiện bản đồ đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Bắc Kinh ở Biển Đông ra Tòa trọng tài quốc tế thường trực ( PCA) và bắt đầu các vòng đàm phán song phương.

Philippines từ chối đề nghị đàm phán của Trung Quốc về Biển Đông - Hình 1

Một tàu chiến Mỹ neo đậu tại Vịnh Subic. (Nguồn: Stripes)

Truyền thông Philippines ngày 16/7 dẫn lời Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Heminio Coloma nhấn mạnh một khi đã đưa vụ việc ra PCA, Manila nhất quyết theo đuổi đến cùng.

Ông Heminio Coloma cho biết thêm Philippines dứt khoát tôn trọng luật pháp quốc tế và tìm kiếm một giải pháp dựa trên luật lệ cho các tranh chấp ở Biển Đông.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hối thúc Philippines “trở lại đúng đường hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và tham vấn.”

Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định Trung Quốc “sẽ không bao giờ chấp nhận các nỗ lực đơn phương cầu viện một bên thứ ba để giải quyết tranh chấp.”

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa liên quan đến vụ kiện do Philippines khởi xướng./.

Theo (Vietnam )

Video đang HOT

Vụ kiện 'đường lưỡi bò' - phép thử luật pháp quốc tế của Philippines

Vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines là phép thử về tích hữu ích thực sự của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp, nhưng Manila đang vấp phải những trở ngại lớn là chu trình pháp lý dài và lập trường không hợp tác của Bắc Kinh.

Vụ kiện đường lưỡi bò - phép thử luật pháp quốc tế của Philippines - Hình 1

Đoàn đại biểu Philippines tham dự vụ kiện ở Hà Lan. Ảnh: Abigail Valte

Philippines được nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi vì họ là nước đầu tiên kiện Trung Quốc lên tòa. Toà Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye), Hà Lan ngày 7/7-13/7 nghe giải trình của Philippines và sẽ quyết định xem tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không trong năm nay.

Richard Javad Heydarian, chuyên gia địa chính trị từ Đại học De La Salle, Philippines nhận định rằng chính quyền Aquino đã thực hiện một quyết định táo bạo khi trực tiếp thách thức Trung Quốc, không phải bằng vũ lực, mà bằng ngôn ngữ của pháp luật.

Theo cây bút Prashanth Parameswaran của The Diplomat, vụ kiện này mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nỗ lực mạnh mẽ để gỡ rối tranh chấp Biển Đông theo quy định của pháp luật, chứ không phải là cách tiếp cận kiểu "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh" mà Trung Quốc sử dụng trong vài năm qua.

Về lý thuyết, phiên điều trần vừa qua chỉ giới hạn xoay quanh câu hỏi về thẩm quyền của tòa án, thế nhưng Philippines đã đưa ra các tuyên bố vượt xa phạm vi hạn hẹp đó để nhấn mạnh ý nghĩa tột cùng của vụ kiện. Manila cho rằng vụ kiện này là phép thử cho tính thiết thực của luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng vụ kiện không chỉ quan trọng đối với Philippines mà còn với "pháp trị trong quan hệ quốc tế" nói chung, đặc biệt là việc thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong UNCLOS cho phép "các nước yếu thách thức các nước mạnh trên cơ sở bình đẳng, với niềm tin rằng quy định vượt qua sức mạnh; pháp luật vượt qua vũ lực. Theo lập luận đó, nếu quá trình giải quyết tranh chấp bằng tòa án độc lập này thất bại, thì mặc nhiên phần thắng đã thuộc về những bên cho rằng "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh".

Tuyên bố của del Rosario rõ ràng nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế kiềm chế "sức mạnh áp đảo" của Trung Quốc ở Biển Đông. "Lập trường và hành động của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng và khó nắm bắt" và "cần phải có sự can thiệp của tư pháp", ông del Rosario nói.

Trong khi Manila nhìn nhận vụ kiện của mình là một phép thử về luật pháp quốc tế, Trung Quốc lại phản bác rằng vụ kiện của Philippines "thực tế là chiêu trò khiêu khích chính trị" để "buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp về tranh chấp". Bắc Kinh còn nói rằng mình là nạn nhân trong vấn đề Biển Đông và đã kiềm chế tối đa vì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Bắc Kinh biết rằng nước này sẽ gặp khó khăn khi biện minh về yêu sách "đường 9 đoạn", giáo sư Alexander Proel, một học giả châu Âu hàng đầu về luật hàng hải nhận định. "Tôi không tin rằng Trung Quốc có thể cung cấp được bằng chứng cần thiết liên quan đến các vùng mà nước này tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông", ông nói.

Thẩm quyền của tòa

Theo Tiến sĩ Xue Li, chủ nhiệm khoa Chiến lược Quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh tin rằng vụ kiện nhằm giải quyết vấn đề chủ quyền đối với các thực thể trên Biển Đông, vì thế tòa án không có thẩm quyền thụ lý. Còn với Philippines, vụ kiện nhằm yêu cầu trọng tài phán quyết xem yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dựa có tuân thủ UNCLOS hay không, và vấn đề này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của tòa. Trước sự bất đồng ý kiến giữa hai nước như vậy thì bên thứ ba có thể kết luận rằng vụ án thuộc phạm vi trách nhiệm của tòa án, trừ khi Trung Quốc đưa ra được bằng chứng phản bác.

Lập trường của Trung Quốc về thẩm quyền của trọng tài mang nặng tính chủ quan, do vậy, hiệu quả pháp lý của nó khá hạn chế. Ngoài ra, theo pháp luật của chính Trung Quốc thì quyền quyết định thuộc thẩm quyền của toà chứ không phải một trong hai bên trong vụ kiện.

Nếu như tòa án trọng tài quốc tế quyết định rằng cơ quan này có thẩm quyền thụ lý vụ việc thì các bên tranh chấp và liên quan khác sẽ tích cực hơn trong việc tận dụng UNCLOS để kiềm chế Trung Quốc. Một số học giả quốc tế còn đưa ra khả năng thành lập một "ủy ban hòa giải" (theo Phụ lục V của UNCLOS) như một cơ chế khác để giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình.

Khó khăn

Vụ kiện của Philippines đặt tòa trọng tài vào thế khó. Nếu hội đồng tòa án quyết định rằng họ không có thẩm quyền xử lý và từ chối nghe lập luận từ Philippines, thì các nước sẽ nghi ngờ tầm quan trọng và tính thiết thực của việc giải quyết xung đột bằng luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, nếu họ quyết định tiếp tục thúc đẩy phiên tòa và đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh thì có nguy cơ rất lớn rằng hội đồng trọng tài "sẽ bị Trung Quốc, nước thế lực nhất trong khu vực, phớt lờ và chế giễu", Giáo sư Matthew C. Waxman tại Đại học Columbia nhận định. Một ngày sau khi kết thúc phiên điều trần thứ nhất, Trung Quốc đã kêu gọi Philippines từ bỏ vụ kiện mà thay vào đó là đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh.

Nhiều học giả quốc tế đồng ý rằng Trung Quốc phải là bên đầu tiên làm rõ yêu sách chủ quyền của mình. Tuyên bố chủ quyền mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra không rõ ràng và thống nhất. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa rõ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông, hay chỉ là các thực thể, thủy sản và tài nguyên hydrocarbon trong khu vực. Nếu Trung Quốc không làm rõ tọa độ chính xác trong yêu sách của mình, thì các bên tranh chấp và liên quan sẽ khó có thể đưa ra được kế hoạch đối phó chung khả thi.

Thực tế, tòa trọng tài vẫn để cửa mở cho Trung Quốc. Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp với toà và họ sẽ đưa ra phán quyết trong năm nay.

Mặt khác, nhà phân tích địa chính trị Richard Heydarian bày tỏ lo ngại rằng trong khi Philippines mải mê đ.ánh về mặt pháp lý thì Bắc Kinh đã kịp hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.

"Chúng ta phải thực tế", ông nói. "Chu trình pháp lý diễn ra rất chậm. Có thể mất 1-3 tháng chúng ta mới được biết tòa có thẩm quyền xử lý hay không. Philippines đã bỏ ra hơn hai năm vào vụ kiện này, vậy mà đến giờ mới chỉ chạm đến vấn đề thẩm quyền của tòa".

Bắc Kinh "đang xây dựng đảo nhân tạo có đường băng", Heydarian nói. "Tôi lo rằng, nếu Trung Quốc giữ tốc độ hiện tại thì nước này sẽ phát triển bộ khung xương cho vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Về cơ bản, Trung Quốc có thể thống trị vùng trời và vùng biển, ngăn các bên liên quan tiếp tế quân đội" tại Biển Đông.

"Trung Quốc có thể thống trị thực địa, trong khi chúng ta vẫn còn cố gắng giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý nặng nhiều về tính biểu tượng". Heydarian nhận định.

Phương Vũ

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga
07:06:25 02/07/2024

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Hot: Rosé (BLACKPINK) - Cha Eun Woo lộ bằng chứng nghi hẹn hò bí mật suốt 4 năm
11:17:21 03/07/2024
Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra
12:13:25 03/07/2024
Bảo Anh vỡ oà khi con gái biết nói từ đầu tiên
11:20:02 03/07/2024
Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"
12:45:27 03/07/2024
Vô tình mở điện thoại của vợ ra xem, tôi 'đứng hình' khi phát hiện chuyện động trời giữa anh trai và vợ, hóa ra bấy lâu nay tôi đã bị lừa...
12:04:16 03/07/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 7 may mắn, tháng 8 tài lộc, tháng 9 phú quý, 3 cung hoàng đạo này "vét" hết phước lành của thiên hạ

Trắc nghiệm

15:28:26 03/07/2024
Trong 3 tháng tới, 3 cung hoàng đạo này sẽ có cuộc sống sung túc và dư dả.May mắn lấp đầy nửa bầu trời tháng 7, 5 cung hoàng đạo này cùng nhau đón nhận

Huyền bí động Nàng Tiên - Na Rỳ (Bắc Kạn)

Du lịch

15:20:14 03/07/2024
Từ Thủ đô Hà Nội ngược Quốc lộ 3 tới địa phận Thác Giềng (thị xã Bắc Kạn) rồi rẽ phải, băng qua dải đèo Áng Toòng quanh co uốn lượn, du khách sẽ đến với huyện vùng cao Na Rỳ của tỉnh Bắc Kạn.

Người đàn ông bắt được 'quái vật' dưới biển, ngay cả những ngư dân giàu kinh nghiệm cũng không biết đây là con gì

Lạ vui

15:19:54 03/07/2024
Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và bí ẩn, nơi sinh sống của vô số loài sinh vật mà con người chưa khám phá hết.

Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh

Tin nổi bật

15:19:25 03/07/2024
Hai cô gái thuê một nhà trọ ở phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ phát hiện camera được giấu kín trong ổ điện hướng thẳng vào khu vực nhà vệ sinh.

Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời

Sao châu á

15:19:15 03/07/2024
Sáng 3/7, tờ The Fact đưa tin nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yoo Young vừa chiếm sóng mạng xã hội xứ kim chi sau khi bất ngờ tuyên bố kết hôn và chuẩn bị lên chức mẹ.

Bom tấn ngôn tình đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 85 quốc gia, cặp chính lệch nhau 20 t.uổi vẫn bùng nổ chemistry

Phim âu mỹ

15:08:02 03/07/2024
Cụ thể, theo số liệu từ Flix Patrol, bộ phim của nam thần Zac Efron và minh tinh Nicole Kidman hiện đứng đầu tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Truyền cảm hứng bảo vệ môi trường qua thời trang tái chế

Thời trang

14:49:02 03/07/2024
Trong dịp tuyên truyền hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) mới đây, bộ sưu tập "Màu của sự sống" do chị Kim Liên (ở phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã gây ấn tượng với nhiều người tham dự.