Philippines tố cáo Trung Quốc trì hoãn ký COC để xây dựng căn cứ ở đảo Scarborough
Đây là nhận định của cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio được Phil Star đăng tải ngày 28-10, theo đó cho rằng việc ký COC sẽ được Trung Quốc thực hiện sau khi xây dựng xong căn cứ ở Scarborough.
Cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio nhấn mạnh, Bắc Kinh từ lâu đã trì hoãn việc thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) vì vẫn chưa thực hiện được động thái cải tạo nào trên bãi Scarborough (mà Philippines gọi là Panatag còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).
Từ đó, ông Carpio đặt câu hỏi rằng sự thật nào tồn tại đằng sau tuyên bố trước đó của Trung Quốc, rằng họ muốn COC sẽ được ký kết vào năm 2022, vào đúng thời điểm Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình.
Bãi cạn Scarborough nhìn từ trên cao. Ảnh: AMTI
Chia sẻ tại một diễn đàn diễn ra ở Học viện ADR Stratbase tại thành phố Makati, ông Carpio cho rằng, Trung Quốc đã lên kế hoạch cải tạo bãi Scarborough vào đầu năm 2016 khi Bắc Kinh cử tàu nạo vét đến khu vực ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambales của Philippines.
Bắc Kinh sau đó đã tạm dừng động thái này, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng cảnh cáo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng sẽ có các biện pháp nếu Bắc Kinh cải tạo bãi cạn này.
“Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng hòn đảo và họ sẽ đặt mục tiêu cải tạo bãi cạn Scarborough, nơi có đặc điểm thủy triều cao từ nay cho đến trước khi ký kết COC vào khoảng năm 2022″, ông Carpio nhận định.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh, việc xây dựng một căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông và nước này sẽ chỉ dừng lại sau khi mục tiêu tại Scarborough được hoàn tất.
Cũng theo cựu Phó Chánh án này, những tuyên bố của Tổng thống Philippines Duterte rằng không thể làm gì để ngăn Trung Quốc cải tạo bãi Scarborough “thực chất là động thái bật đèn xanh” để Bắc Kinh làm như vậy.
“Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Duterte sẽ không cử Hải quân hay Không quân Philippines hay thậm chí là không có sự kháng cự nào nếu Trung Quốc có xây dựng trên bãi cạn Scarborough”, ông Carpio suy đoán.
Cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio. Ảnh: Phil Star
Từ đó, ông đồng thời trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc đồng ý ký COC vào năm 2022. Thực chất, Trung Quốc sẽ phải cải tạo bãi cạn Scarborough trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Duterte kết thúc vào năm 2020.
Lý do vì Trung Quốc sẽ không chắc liệu chính quyền tiếp theo của Phillipines có cách tiếp cận tương tự như chính quyền đương nhiệm trong vấn đề Biển Tây Philippines (cách gọi Biển Đông của Philippines) hay không.
“Sau khi Trung Quốc hoàn thành xây dựng căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough, Trung Quốc sẽ tuyên bố sẵn sàng ký COC”, ông Carpio nhận xét.
Vào thời điểm ASEAN và Trung Quốc ký kết COC, sẽ không có việc xây dựng các đảo mới ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Bắc Kinh sẽ thiết lập các công trình trên bãi cạn Scarborough.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng các cấu trúc trên “3 hòn đảo nhân tạo” mà nước này bất chấp luật pháp quốc tế để tạo nên trên đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi.
Lam Ninh (Theo Phil Star)
Theo cand.com.vn
Ngoại trưởng Philippines kêu gọi tẩy chay hãng phim cài cắm 'đường lưỡi bò'
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin kêu gọi tẩy chay hãng DreamWorks vì phân cảnh có hình ảnh 'đường lưỡi bò' phi pháp trong bộ phim hoạt hình "Abominable".
"Theo tôi, hãy kêu gọi một cuộc tẩy chay trên toàn cầu với tất cả các sản phẩm của DreamWorks từ nay trở về sau", ông Locsin viết trên Twitter hôm 16/10.
DreamWorks cùng với công ty Trung Quốc Pearl Studio là 2 đơn vị hợp tác sản xuất bộ phim hoạt hình "Abominable". Bộ phim có tới 2 phân đoạn, 4 cảnh phim xuất hiện hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế phản ứng gay gắt. Tại Việt Nam, bộ phim này sau đó bị dừng chiếu và thu hồi từ ngày 13/10. "Abominable" được công chiếu tại Philippines từ đầu tháng.
"Abominable" bị dừng chiếu ở Việt Nam.
Nói thêm về bộ phim đang gây tranh cãi này, ông Locsin kêu gọi cắt bỏ những phân cảnh có xuất hiện "đường lưỡi bò" trong "Abominable".
"Họ nên cắt bỏ các phân cảnh đó để thể hiện sự bất mãn của chúng ta tốt hơn so với việc chúng ta ra lệnh cấm phim như nhiều người gợi ý", ông cho hay.
Năm 2013, Philippines đưa tranh chấp biển Đông với Trung Quốc ra tòa quốc tế. Tới năm 2016, Toà Trọng tài Thường trực La Hague ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông và tuyên bố duy trì các quyền của Philippines với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc không công nhận phán quyết này.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Tàu tuần duyên Mỹ cùng Philippines và Nhật Bản diễn tập gần quần đảo Trường Sa Một tàu tuần duyên của Mỹ đang tham gia đợt diễn tập hàng hải với các lực lượng quân sự Philippines và Nhật Bản gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông. Inquirer cho hay, theo phát ngôn viên của lực lượng hải cảnh Philippines Tướng Arman Balilo, tàu tuần duyên bờ biển USCGC Stratton (WMSL-752) của...