Philippines quyết tâm bảo vệ người dân trước biến thể Delta
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh mở chương trình tiêm chủng cho mọi người dân muốn tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực ngăn chặn các biến thể ca virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta, lây lan ra diện rộng.
Trong bài phát biểu tối 28/7, Tổng thống Duterte nêu rõ: “Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những ai muốn tiêm phòng”. Ông cũng bày tỏ lo ngại về biến thể Delta nguy hiểm đang lây lan với tốc độ nhanh biến khu vực Đông Nam Á trở thành tâm dịch của thế giới.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại San Juan, Philippines, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu chỉ thị của Tổng thống Duterte có phải là nhằm vào những người không nằm trong các nhóm ưu tiên tiêm phòng của chính phủ hay không. Do nguồn cung vaccine bị hạn chế, Philippines đang ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho lực lượng nhân viên y tế, người cao tuổi và người trưởng thành trong độ tuổi lao động.
Chỉ có 6% trong tổng số 110 triệu dân ở Philippines đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ trong khi hàng triệu người vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Chính phủ Philippines đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu dân trước cuối năm nay.
Cho đến nay, nước này đã ghi nhận 119 ca nhiễm biến thể Delta. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng có thể có thêm các ca nhiễm chưa phát hiện do tiến độ giải trình tự gene của nước này còn chậm.
Với hơn 1,5 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 27.000 ca tử vong, Philippines là nước chịu tác động lớn thứ hai của dịch COVID-19 ở Đông Nam Á, sau Indonesia.
Video đang HOT
* Theo phóng viên TTXVN tại Praha, dịch bệnh COVID-19 ở CH Séc tiếp tục có đà cải thiện khi tốc độ lây lan chậm lại với số ca nhiễm mới được ghi nhận là 252 người trong ngày 27/7, giảm trong mười ngày liên tiếp. Tốc độ lây lan của dịch đang ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6 với hệ số 0,86.
Tính đến hết ngày 26/7, Bộ Y tế Séc đã triển khai được tiêm 10.064.380 liều vaccine phòng COVID-19. Kể từ khi chương trình tiêm chủng quốc gia được triển khai từ cuối tháng 12/2020 đến nay, hơn 4,64 triệu người đã hoàn thành tiêm chủng đủ 2 liều trên tổng số 10,7 triệu dân.
Séc đã sử dụng 4 loại vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Trong đó, khoảng 82% là vaccine của Pfizer/BioNTech, hơn 8% là vaccine AstraZeneka và Moderna. Vaccine Johnson & Johnson chỉ sử dụng một liều đã được tiêm cho hơn 122.700 người.
Sau cuộc họp nội các ngày 26/7, Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtech cho biết theo thỏa thuận của Liên minh châu Âu (EU) về việc viện trợ 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước ngoài EU, Chính phủ Séc đã quyết định viện trợ 2,39 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước khu vực Balkan, châu Á và châu Phi, trong đó có 250.000 liều vaccine tặng cho Việt Nam để chống dịch.
Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng từ tháng 3/2020 đến nay, Séc ghi nhận tổng cộng 1.672.764 ca mắc và 30.362 ca tử vong, gần 32,5 triệu xét nghiệm đã được thực hiện và khoảng 98% người bệnh bình phục.
Theo công bố của Bộ trưởng Vojtěch, từ ngày 1/8, tại các sự kiện thể thao và văn hóa sẽ được tổ chức với tối đa 7.000 người tham dự ở ngoài trời và 3.000 người trong nhà với điều kiện những người này đã tiêm chủng, hoặc có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, hay đã khỏi bệnh COVID-19 qua 180 ngày. Các quy định đối với hoạt động tại các bể bơi và triển lãm cũng được nới lỏng.
Vì sao Covid-19 bùng phát mạnh ở Đông Nam Á?
Nhiều nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại với số ca nhiễm và tử vong liên tục lập kỷ lục.
Các nhân viên tại nghĩa trang ở Tây Java, Indonesia nằm nghỉ trên các ngôi mộ sau khi chôn cất nạn nhân Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Sau khi thoát khỏi giai đoạn tồi tệ nhất khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái, Đông Nam Á đang đối mặt với kỷ lục đáng báo động về số ca tử vong và ca nhiễm mới, trong khi tình trạng thiếu hụt vắc xin và sự xuất hiện của các biến thể dễ lây lan khiến các nỗ lực kiểm soát dịch càng trở nên khó khăn hơn.
Trong khi các quốc gia như Anh, Đức và Pháp chuẩn bị dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế còn lại sau giai đoạn dịch bùng phát nghiêm trọng, các chính phủ ở Đông Nam Á lại phải thắt chặt các biện pháp hạn chế này, với hy vọng lệnh phong tỏa sẽ đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn số ca nhiễm tăng đột biến.
Indonesia, quốc gia đông dân nhất và cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trong khu vực, đã ghi nhận 38.391 ca nhiễm mới trong ngày 8/7, gấp 6 lần so với số liệu của một tháng trước đó. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cũng tăng gấp đôi từ đầu tháng 7.
Các bệnh viện ở Java, hòn đảo đông dân nhất tại Indonesia, đang đứng trước nguy cơ vỡ trận. Java cũng đối mặt với nguồn cung ôxy cạn kiệt và 4 trong 5 khu chôn cất thi thể nạn nhân Covid-19 ở thủ đô Jakarta cũng gần kín chỗ.
Ngày 8/6, số ca tử vong kỷ lục cũng được ghi nhận ở Malaysia và Thái Lan, nơi các nhà chức trách đề xuất hạn chế đi lại trong nước khi biến thể Delta từng tàn phá Indonesia đang lây lan nhanh ở Bangkok và khu vực xung quanh. Một nhà ga mới tại sân bay ở thủ đô Thái Lan đang được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến với 5.000 giường.
Nước láng giềng Myanmar lần đầu tiên ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm mới hôm 8/7 và là một trong những ngày chết chóc nhất tại nước này. Trong khi đó, Campuchia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất trong 9 ngày qua.
Các chuyên gia y tế cho rằng, tỷ lệ xét nghiệm thấp ở 2 quốc gia đông dân nhất khu vực là Indonesia và Philippines có thể chưa phản ánh đầy đủ mức độ lây lan của dịch, trong khi Myanmar đã chứng kiến sự sụp đổ trong kế hoạch xét nghiệm kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2.
Tiến sĩ Dicky Budiman, nhà dịch tễ học tại Đại học Griffith, cho rằng Đông Nam Á đang phải vật lộn để đối phó với biến thể Delta và đang phải hứng chịu hậu quả do sự mâu thuẫn trong chiến lược cũng như việc thực thi các quy trình chống dịch.
Ông Budiman cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở rộng nguồn cung vắc xin để bảo vệ người dân tốt hơn, đồng thời lưu ý sự phổ biến của vắc xin Trung Quốc Sinovac trong khu vực.
"Vắc xin cần được đa dạng hóa. Nguồn lực cần được đa dạng hóa", ông Budiman nhấn mạnh.
Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ở Đông Nam Á vẫn ở mức thấp và đây có thể là nguyên nhân khiến làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại.
Hiện mới chỉ có 5,4% trong 270 triệu dân Indonesia được tiêm chủng đầy đủ, trong khi tỷ lệ này ở Philippines và Thái Lan lần lượt khoảng 2,7% và 4,7%. Malaysia đã tiêm phòng cho 9,3% trong tổng số 32 triệu dân, trong khi tăng cường phong tỏa thủ đô và vành đai công nghiệp của nước này.
Indonesia và Thái Lan đang xem xét việc tiêm phòng nhắc lại bằng vắc xin mRNA, như của Moderna và Pfizer-BioNTech, cho các nhân viên y tế - những người phần lớn đã tiêm vắc xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất, trong bối cảnh có nhiều lo ngại về khả năng kháng các biến thể virus của vắc xin này.
Singapore là một trong số ít những điểm sáng tại Đông Nam Á. Các nhà chức trách nước này dự kiến sẽ nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế được áp dụng khi Singapore phát hiện biến thể Delta và hoàn thành việc tiêm chủng cho một nửa dân số vào cuối tháng này.
Ca Covid-19 và tử vong tại Thái Lan tăng cao chưa từng có Thái Lan tiếp tục trải qua ngày "u ám" vì dịch bệnh, khi nước này ghi nhận kỷ lục kép với số ca mắc Covid-19 trong 24h và số trường hợp tử vong đều tăng vọt lên mức cao chưa từng có. Sau hơn một năm kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt, Thái Lan đối diện với làn sóng thứ 3 nghiêm...