Philippines phát hiện nồng độ phóng xạ cao bất thường ở Biển Đông
Bộ Khoa học công nghệ và Viện nghiên cứu hạt nhân Philippines ghi nhận nồng độ phóng xạ cao bất thường ở các rạn san hô trên Biển Đông.
Các chuyên gia Philippines phát hiện i-ốt 129 tại một số rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển phía đông Philippines. Trong đó, nơi có nồng độ phóng xạ cao nhất nằm gần khu vực đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khu vực này hiện bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.
Các nhà khoa học Philippines cho biết i-ốt 129 là sản phẩm của quá trình phân rã hạt nhân. Điển hình là từ các vụ thử hạt nhân, sự cố hạt nhân hoặc quá trình tái xử lý năng lượng hạt nhân.
Các chuyên gia Philippines phát hiện i-ốt 129 tại một số rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển phía đông Philippines.
Hiện tượng nồng độ phóng xạ bất thường tại Biển Đông đã được báo cáo tại hội nghị trực tuyến của Mạng lưới các cơ quan quản lý năng lượng hạt nhân ASEAN diễn ra tuần trước. Quan chức một số nước ASEAN đã ” rất quan ngại ” trước hiện tượng này.
Ông Carlo Arcilla, giám đốc viện nghiên cứu hạt nhân Philippines, cho biết nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định. Ông cũng nói thêm rằng nguyên nhân có thể sáng tỏ trong vài tuần tới.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ khẳng định đa số i-ốt 129 trong môi trường tự nhiên được tạo ra từ quá trình thử vũ khí hạt nhân. Các nhà khoa học Philippines cho biết có khả năng đang các hoạt động hạt nhân tại khu vực phát hiện phóng xạ, nhưng cũng không loại trừ trường hợp I-ốt 129 được các dòng hải lưu từ nơi khác đưa tới Biển Đông.
Một chuyên gia của Singapore nhận định nếu phóng xạ bắt nguồn từ tàu ngầm hạt nhân, sẽ rất dễ xác định thủ phạm vì có rất ít nước trên thế giới sở hữu loại tàu này.
Video đang HOT
Tháng 11/2019, truyền thông Đông Nam Á chấn động bởi tin một tàu ngầm hạt nhân phát nổ trên Biển Đông. Tuy nhiên thông tin sau đó được kiểm chứng là giả, bởi đây là khu vực luôn được theo dõi địa chấn và một vụ nổ như thế không thể che giấu mà sẽ được khám phá ngay lập tức.
Pháo đài Mỹ ở Philippines từng khiến Nhật bất lực
Mỹ mất 11 năm để biến 4 đảo ở vịnh Manila thành các pháo đài đối phó với những cuộc tấn công của Nhật nhằm vào Philippines năm 1941.
Những người từng đến vịnh Manila của Philipppines sẽ thấy một pháo đài bê tông nổi lên giữa biển với 4 nòng pháo chĩa thẳng ra phía đại dương. Đó là Fort Drum, một trong những lô cốt kiên cố do Mỹ xây dựng và được ví như "thiết giáp hạm không chìm" bảo vệ cửa ngõ vào vịnh Manila.
Philippines cùng Puerto Rico và Guam là các thuộc địa được Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ vào năm 1898, sau thất bại trong Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Để bảo vệ thuộc địa mới khỏi nguy cơ xâm lược, Mỹ đã tiến hành Kế hoạch Chiến tranh màu Cam nhằm ngăn tàu chiến đối phương đi vào vịnh Manila và đảm bảo sự yểm trợ cần thiết để quân đồn trú ở Bataan có thể cầm chân địch trong 6 tháng.
Đảo El Frail trước khi được cải tạo thành Fort Drum. Ảnh: US Army .
Washington đã gia cố bốn hòn đảo trước cửa vịnh Manila gồm Corregidor, Caballo, Carabao và El Frail trong giai đoạn 1909-1913, biến chúng thành các pháo đài với tên gọi lần lượt là Fort Mills, Fort Hughes, Fort Frank và Fort Drum.
Fort Mills là pháo đài lớn và quan trọng nhất, trong khi Fort Drum có hình dáng độc đáo nhất vì bề ngoài giống với một thiết giáp hạm thực sự.
Để xây dựng Fort Drum, lực lượng công binh thủy quân lục chiến Mỹ phải san phẳng đảo El Frail, sau đó đổ bê tông tạo thành lô cốt có hình thiết giáp hạm. Pháo đài dài 73 m, rộng gần 49 m, cao 12 m so với mực nước biển, có tường dày 9-12 m và mặt trần dày 6 m. Bên trong pháo đài có 4 tầng được kết nối bằng trục đường hầm chạy dọc hòn đảo.
Fort Drum được trang bị 13 pháo các loại, chia thành 4 khẩu đội. Khẩu đội chủ lực gồm Wilson và Marshall được trang bị hai tháp pháo nòng đôi cỡ 355,6 mm, có khả năng bắn chìm mọi tàu chiến vào thời điểm đó từ khoảng cách hơn 20 km. Khẩu đội Roberts được trang bị 4 pháo 152 mm trong ụ cố định để bảo vệ bãi thủy lôi. Khẩu đội cuối cùng không có tên riêng, được triển khai ba pháo 76 mm, trong đó hai khẩu làm nhiệm vụ phòng không.
Mỹ còn bố trí lực lượng đồn trú gồm 200 binh sĩ trong pháo đài, được trang bị nhiều đèn pha đường kính 2,4 m để hỗ trợ chiến đấu ban đêm. Quá trình xây dựng Fort Drum được tiến hành trong giai đoạn 1909-1919. Sau khi hoàn thành, nó được coi là pháo đài bất khả xâm phạm với mọi loại vũ khí trên thế giới vào thời điểm đó.
Các pháo đài này lần đầu tham gia thực chiến vào năm 1941, khi Nhật Bản ném bom đảo Corregidor và các đảo khác ngày 29/12/1941 và 2-6/1/1942. Pháo đài Fort Mills trên đảo Corregidor bị thiệt hại nặng, nhưng các pháo phòng không vẫn tiếp tục hoạt động, bắn rơi nhiều máy bay Nhật. Trong khi đó, Fort Drum vẫn nguyên vẹn dù bị oanh tạc dữ dội.
Nhật Bản sau đó từ bỏ chiến dịch oanh tạc các pháo đài vì quá tốn kém về khí tài và nhân mạng, trong khi hiệu quả không cao. Họ chuyển sang tấn công lực lượng Mỹ đồn trú ở Bataan trên đất liền.
Sau khi lực lượng Mỹ thất thủ ở Bataan ngày 25/1/1942, Nhật bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch pháo kích các pháo đài nổi ở vịnh Manila. Từ ngày 5/2, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Toshinori Kondo, quân Nhật sử dụng hai pháo 155 mm và 4 pháo 105 mm công kích pháo đài Fort Drum. Tuy nhiên, pháo đài này vẫn nguyên vẹn dù bị trúng hơn 100 quả đạn pháo.
Giữa tháng 2/1942, Nhật Bản tăng cường hỏa lực bằng hai pháo 150 mm. Các pháo đài Mỹ tìm cách bắn trả nhưng đều trượt mục tiêu vì không có trinh sát chỉ điểm vị trí địch. Sau khi thiếu tá Jess Villamor chụp ảnh các khẩu đội pháo Nhật từ trên không, quân Mỹ mới có những phát bắn trúng đích đầu tiên.
Fort Drum năm 1946. Ảnh: US Navy .
Nhật Bản tiếp tục tăng viện 10 pháo 240 mm đến đồi Pico de Loro ở Calumpang, gần Fort Frank. Ngày 15/3-22/3, những khẩu pháo mới này tấn công 4 đảo pháo đài và phá hủy phần lớn vũ khí, nhưng các pháo 355,6 mm của Fort Frank chỉ bị hư hỏng. Fort Drum vẫn sống sót sau những đợt tấn công và chỉ bị sứt mẻ 0,1 m ở các bức tường bê tông.
Quân Nhật lên kế hoạch chiếm Corregidor và các đảo pháo đài khác sau khi lực lượng Mỹ ở Bataan đầu hàng ngày 9/4/1942. Nhật huy động hơn 100 khẩu pháo cỡ nòng 75-240 mm để tấn công 4 pháo đài Mỹ dưới sự yểm trợ của khoảng 50 oanh tạc cơ từ ngày 11/4. Trừ Fort Drum, toàn bộ pháo trên những căn cứ còn lại đều bị hủy diệt.
Để hạ Fort Drum, quân Nhật sử dụng máy bay tấn công liên tục trong 4 ngày nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ cho khẩu đội Marshall. Đến ngày 5/3, mọi khẩu pháo của pháo đài này bị phá hủy trước khi Nhật Bản tung hai tiểu đoàn đột kích. Ngày 6/5, tướng Wainwright, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Fort Drum, ra lệnh đầu hàng.
Mỹ bắt đầu giải phóng Philippines từ 20/10/1944, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là Fort Drum. Sự kiên cố của pháo đài buộc lực lượng Mỹ sử dụng chiến thuật đặc biệt để giành lại quyền kiểm soát.
Ngày 13/4/1945, Mỹ điều một Tàu đổ bộ Hạng trung (LSM) và một xuồg đổ bộ cơ giới (LCM) áp sát Fort Drum, đồng thời triển khai một trung đội bắn tỉa cảnh giới để công binh đặt thuốc nổ.
Fort Drum (trước) và thiết giáp hạm USS New Jersey năm 1983. Ảnh: US Navy .
Khi các mũi tấn công đã vào vị trí, các thủy thủ trên tàu LCM đổ 11.356 lít dầu và xăng vào một số lỗ thông hơi của pháo đài, trong khi nhiều khối bộc phá được nhồi vào một số vị trí khác. Tàu Mỹ di chuyển đến vị trí an toàn rồi kích nổ bộc phá, tạo ra vụ nổ dây chuyền thổi bay cửa chính có đường kính một mét, nặng hơn một tấn của pháo đài.
Đám cháy do hỗn hợp dầu và xăng gây ra kéo dài trong suốt nhiều ngày. Quân Mỹ chỉ có thể tiến vào trong pháo đài khi ngọn lửa tự tắt hôm 18/4 và phát hiện 65 thi thể cháy đen của lính Nhật, giành lại quyền kiểm soát Fort Drum.
Ngày nay, Fort Drum không còn tác dụng quân sự và chỉ là phế tích nằm ở cửa vịnh Manila.
Chó cưng nổi tiếng vì vi vu cùng chủ trên xe máy Bogie là con chó nổi tiếng ở thành phố Imus vì thường xuyên cùng chủ cưỡi xe máy ngao du khắp nơi. Mặc áo khoác thể thao màu đen, đầu đội mũ bảo hiểm màu cam có lỗ thò tai ra ngoài, đeo kính râm phản quang kiểu mắt chuồn, Bogie nhìn như một tay đua xe máy chuyên nghiệp. Bogie, 11 tuổi,...