Philippines phản đối Facebook kiểm duyệt nội dung chính trị
Hôm 29.9, Philippines cáo buộc Facebook đã kiểm duyệt các nội dung liên quan đến ủng hộ chính phủ, và cho rằng điều này tương đương hành vi hạn chế quyền tự do ngôn luận.
Logo Facebook trên màn hình điện thoại
Theo Reuters, chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte đã và đang được củng cố bằng cách thiết lập một nền móng ủng hộ trên các mạng xã hội, ví dụ như Facebook. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2016.
Nhưng vào tuần trước, Facebook đình chỉ nhiều tài khoản thuộc hai mạng lưới có nguồn gốc từ Trung Quốc và Philippines, với lý do đăng tải nội dung chính trị có tính chất dẫn dắt. Quyết định này khiến ông Duterte phẫn nộ, cảnh báo Facebook nên giải thích mục đích hoạt động ở Philippines nếu vẫn còn muốn tiếp tục.
Người phát ngôn của Tổng thống, Harry Roque nói ông Duterte sẽ không đóng cửa Facebook, nhưng muốn hiểu cách công ty kiểm duyệt nội dung ở đất nước của ông. Dân số của Philippines hiện vào khoảng 107 triệu người, 65% trong số đó sử dụng Facebook.
Video đang HOT
Những nền tảng xã hội như Facebook đã trở thành chiến trường chính trị ở đất nước Đông Nam Á này. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Duterte bác bỏ cáo buộc cho rằng nó cho phép những người ủng hộ lạm dụng và thao túng Facebook, với mục tiêu quấy rối hoặc làm giảm uy tín của đối thủ.
Roque cũng đặt câu hỏi về mối quan hệ đối tác giữa Facebook và hai đơn vị kiểm duyệt tin giả gồm Rappler và Vera Files; nói cả hai đều chỉ trích chính quyền của ông Duterte. Roque phát biểu cần có thêm các chính sách mới để “tạo sân chơi bình đẳng” trên Facebook, nhắc về việc chính CEO Facebook Mark Zuckerberg từng kêu gọi thiết lập quy định mới về nội dung trực tuyến.
Kỹ sư nghỉ việc vì không chịu nổi Facebook
Gã khổng lồ truyền thông xã hội đang đối mặt với những phản ứng dữ dội của nhân viên xoay quanh vấn đề kiểm duyệt nội dung.
Hôm 8/9, Ashok Chandwaney, một kỹ sư phần mềm của Facebook, đã xin nghỉ và công khai tố cáo công ty nơi mình làm việc có hành vi "trục lợi dựa trên sự thù ghét".
Nội dung chi tiết quyết định nghỉ việc của Chandwaney được The Washington Post ghi lại. Anh đồng thời công bố một bản sao lá thư trên bảng tin dành cho nhân viên nội bộ của Facebook.
Facebook từng quyết định không gỡ bài đăng chứa nội dung kích động bạo lực của ông Trump nhắm vào người biểu tình ở Mỹ.
Trong bức thư, Chandwaney đã chỉ ra những bất cập cũng như thất bại của mạng xã hội lớn nhất thế giới trong việc kiểm duyệt các nội dung trái với chính sách của công ty. Gần đây nhất là sự kiện một nhóm dân quân kêu gọi bạo lực chống lại người biểu tình ở Kenosha, Mỹ, hay việc Facebook chọn giữ lại bài đăng có nội dung kích động bạo lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kể từ khi CEO của công ty Mark Zuckerberg tuyên bố sẽ không gỡ phát ngôn của ông Trump, đã có ít nhất 3 nhân viên làm việc tại Facebook quyết định từ bỏ công việc. Trong vài năm trở lại đây, mạng xã hội này liên tục vướng phải những bê bối như tạo điều kiện cho thế lực nước ngoài can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sự kiện Cambridge Analytica hay cuộc diệt chủng tại Myanmar. Làn sóng bất bình trong nội bộ công ty cứ thế mà hình thành nên.
Đây không phải lần đầu tiên vấn đề kiểm duyệt nội dung của Facebook gây tranh cãi và mâu thuẫn với tôn chỉ hoạt động của công ty.
"Tôi quyết định nghỉ việc vì không thể đóng góp sức lực cho một tổ chức tìm kiếm lợi ích thông qua sự thù ghét ở Mỹ cũng như trên toàn cầu. Facebook có vẻ như không tìm được giá trị kinh doanh cần có để theo đuổi những chiến lược xóa bỏ sự thù hận khỏi nền tảng", Chandwaney chỉ trích.
Tuy Facebook những tháng gần đây đã có một số nỗ lực ngăn chặn ngôn từ thù địch và nội dung tôn vinh bạo lực, Chandwaney cho biết những động thái này dường chỉ để quảng bá hình ảnh và anh hoàn toàn vỡ mộng khi nhắc đến sứ mệnh "xây dựng giá trị xã hội" của công ty.
"Tôi đã phải nghe rất nhiều lời giải thích không thỏa đáng về những công việc tôi đang làm ở đây. Suy cho cùng, các quyết định đều phụ thuộc vào giá trị kinh doanh", Chandwaney nhận xét.
Theo Business Insider, kỹ sư phần mềm là một trong những vị trí được săn đón và trả lương cao nhất tại Facebook hiện nay.
Rashad Robinson, Chủ tịch của Color of Change, một nhóm hoạt động nhằm gây áp lực buộc Facebook có lập trường kiểm duyệt cứng rắn hơn, hoan nghênh bức thư nghỉ việc của Chandwaney.
"Color of Change rất vui khi được hỗ trợ những người như vậy, tuy nhiên thật đáng thất vọng khi các nhân viên của Facebook phải tìm đến làm việc tại các tổ chức dân quyền để bảo vệ cộng đồng, thay vì tại chính mạng xã hội này", ông Robinson tuyên bố.
Kiểm duyệt nội dung - cuộc chơi mạo hiểm của Facebook Facebook đứng trước áp lực phải loại bỏ nội dung không phù hợp khỏi nền tảng nhưng cũng phải tạo điều kiện cho tự do ngôn luận để thu hút người dùng. Mô hình kinh doanh của Facebook không có gì bí mật. Nếu bài đăng hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của càng nhiều người, Facebook càng có nhiều dữ...