Philippines ngừng xuất khẩu lao động sang Qatar
Manila ngừng xuất lao động sang Qatar làm việc sau khi Doha bị một loạt nước Arab cắt quan hệ ngoại giao.
Chính phủ Philippines lo ngại vấn đề thiếu lương thực sẽ ảnh hưởng đến gần 140.000 công dân nước này ở Qatar. Ảnh: BBC
Chính phủ Philippines đưa ra quyết định trên vì lo ngại “hiệu ứng lan truyền” của cuộc khủng hoảng ngoại giao sẽ tác động đến lao động nước ngoài đang làm việc ở Qatar, BBC đưa tin.
Hiện, hơn hai triệu người Philippines đang lao động hợp pháp ở Trung Đông, trong số đó, gần 10% làm việc tại Qatar.
Lệnh này sẽ có hiệu lực cho đến khi Bộ Lao động Philippines có đánh giá toàn diện về tình hình thực tế ở Qatar.
“Đang có rất nhiều lời đồn thổi cho rằng tình hình ở đó không tốt”, Bộ trưởng Lao động Silvestre Bello nói.
Video đang HOT
Chính phủ Philippines lo ngại nhất là tình trạng thiếu lương thực ở Qatar vì quốc gia Trung Đông này phải nhập khẩu tới 90% thực phẩm.
“Qatar không tự sản xuất lương thực. Nếu khủng hoảng xảy ra, lương thực sẽ bị cạn kiệt, lúc đó chắc chắn lao động người nước ngoài sẽ là những nạn nhân đầu tiên”, ông Silvestre Bello nói.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh doanh Philippines đóng tại Qatar cho biết “mọi việc vẫn đang diễn ra bình thường”.
“Không có gì thay đổi trong hoạt động thường ngày của người dân. Tuy nhiên, tin tức thổi phồng sự thật khiến cho các gia đình (của người lao động) ở quê nhà lo lắng”, Ủy ban trả lời BBC qua thư điện tử.
Ngân hàng trương ương Philippines ước tính năm ngoái người lao động ở nước ngoài gửi về quê hương 26,9 tỉ USD, tương đương 10% GDP. Người Philippines chủ yếu làm những công việc như giúp việc gia đình, công nhân xây dựng, y tá và nhân viên phục vụ trên tàu biển.
Gần 90% trong tổng số 2,5 triệu người đang sống ở Qatar là dân nhập cư chủ yếu đến từ Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Philippines.
An Hồng
Theo VNE
UAE phạt tù người biểu tình ủng hộ Qatar
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) có thể phạt tù 15 năm với người biểu tình ủng hộ Qatar.
Thủ đô Doha của Qatar. Ảnh: BBC
Bộ trưởng Tư pháp UAE Hamad Saif Al Shamsi cho biết người biểu tình ủng hộ Qatar từ nay sẽ phải đối mặt án tù 15 năm và phạt ít nhất nửa triệu dirham (khoảng 136.000 USD), theo Gulf News.
Ông Al Shamsi tuyên bố UAE chọn lập trường cứng rắn chống lại "chính sách thù địch và vô trách nhiệm" của Qatar.
"Hành động nghiêm khắc và cứng rắn sẽ được áp dụng với bất cứ ai thể hiện sự đồng cảm hoặc bất cứ thiên hướng nào ngả về Qatar. Điều này cũng được áp dụng với bất cứ ai chống lại lập trường của UAE, dù thông qua mạng xã hội, văn bản, hình thức trực quan hoặc lời nói", ông Al Shamsi tuyên bố.
Cơ quan công tố UAE cũng tuyên bố theo luật của quốc gia này, bất cứ ai đe dọa lợi ích, sự thống nhất toàn quốc và sự ổn định của UAE sẽ phải đối mặt án tù từ ba năm tới 15 năm.
Arab Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập hôm 5/6 đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì Doha "ủng hộ phiến quân Hồi giáo và Iran". 5 nước khác sau đó cũng quyết định cắt quan hệ với Qatar.
8 quốc gia trong Liên đoàn Arab đã cắt hoặc giảm cấp quan hệ ngoại giao với Qatar. Đồ họa: BBC
Văn Việt
Theo VNE
Iran đề nghị đưa lương thực sang Qatar bằng đường biển Tehran cho biết có thể xuất khẩu lương thực sang Qatar bằng đường biển trong lúc Doha bị cô lập ở vùng Vịnh. Người Qatar đổ xô tới siêu thị để mua lương thực. Ảnh: Doha News Reza Nourani, chủ tịch hiệp hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Iran được hãng thông tấn Fars hôm nay dẫn lời cho biết nước này...