Philippines muốn tăng lính Mỹ nhằm bảo vệ lãnh thổ
Chính phủ Philippines thông báo sẽ sớm khởi động vòng đàm phán với Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện của binh lính Mỹ ở quốc gia châu Á này.
Trong thư gửi cho Quốc hội Philippines ngày 8/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại trưởng nước này đều khẳng định việc cho phép lính Mỹ “tăng cường hiện diện luân phiên” sẽ giúp Philippines có được “sự phòng thủ tin cậy tối thiểu” để bảo vệ lãnh thổ trong khi phải vật lộn với công cuộc hiện đại hóa lực lượng quân đội.
Hiến pháp Philippines cấm quân đội nước ngoài đồn trú lâu dài và can dự vào các hoạt động tác chiến tại nước này.
Động thái trên diễn ra chỉ hai ngày sau khi Philippines rầm rộ đón nhận chiếc tàu chiến thứ hai từ Mỹ chuyển sang để tăng cường hoạt động tuần tra biển.
Tổng thống Benigno Aquino đã có mặt cùng Hải quân Philippines trong lễ đón BRP Ramon Alcaraz, một con tàu thuộc loại tuần duyên Hamilton, đã bị Tuần duyên Mỹ thải loại và được Manila mua lại.
Video đang HOT
Chiến hạm BRP Ramon Alcaraz. Ảnh: PHILIPPINE EMBASSY IN US
Con tàu đã cập cảng tại Subic, căn cứ quân sự cũ của Mỹ nằm ở bờ biển phía Tây đảo chính Luzon, đối diện với Biển Đông, nơi Philippines có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
“Giờ đây khi tàu BRP Alcaraz đã về Philippines, chúng ta chắc chắn sẽ tăng cường hoạt động tuần tra ở khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines”, ông Aquino nói khi đại sứ Mỹ ở Manila và các quan chức khác vỗ tay hoan hô. “Nó sẽ tăng cường khả năng của chúng ta trong việc chống lại bất kỳ mối đe dọa nào”.
Tàu Alcaraz, đặt tên theo đô đốc đầu tiên của Philippines và là người hùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là con tàu thứ hai nước này mua từ đồng minh Mỹ trong mấy năm gần đây nhằm nâng cấp cho lực lượng quân đội.
Con tàu đầu tiên là BRP Gregorio del Pilar đã được mua hồi năm 2011 và lập tức được điều đi tuần tra tại vùng biển của Philippines để chống lại cái mà Manila gọi là “sự tăng cường quân sự hóa của Trung Quốc ở các vùng biển bị tranh chấp”.
Năm 2012, tàu Gregorio del Pilar đã có cuộc giằng co với các tàu Trung Quốc trong một sự kiện liên quan tới bãi cạn Scarborough, một đảo san hô nằm gần Subic. Trung Quốc cuối cùng đã giành được quyền kiểm soát bãi cạn này khi Philippines lùi bước.
Theo VNE
Biển Đông dậy sóng, Philippines vội sắm tàu khu trục
Chính phủ Philippines đã công bố ý định mua 2 tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale từ Italy, một động thái nhằm tăng cường sức mạnh trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
Hai tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale cùng với 12 máy bay huấn luyện FA-50 là 2 loại vũ khí quan trọng nhất trong khoản ngân sách trị giá 75 tỷ peso (1,7 tỷ USD) đã được Chính phủ nước này thông qua cho quá trình hiện đại hóa quân đội trong vòng 5 năm tới.
Mua 2 tàu khu trục nhỏ đã qua sử dụng từ Italy sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của Hải quân Philippines.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Fernando Manalo cho biết: "Chúng tôi tiến hành hiện đại hóa quân đội vì không muốn đi đến chiến tranh với Trung Quốc".
Hai tàu khu trục mới này cùng với 2 tàu tuần tra mua lại của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ nhằm nâng cấp hạm đội tàu chiến lạc hậu và lão hóa của họ một hành động được lần đầu tiên nhìn thấy từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale được tập đoàn Fincantieri đóng cho Hải quân Italy. Loại tàu này được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm nhưng vẫn có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác như phòng không và chống tàu mặt nước.
Tàu có chiều dài 122,7 mét, rộng 12,9 mét, mớn nước 4,2 mét, lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.100 tấn. Tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm Otomat có tầm bắn lên đến 180 km, 1 pháo hạm 127mm, 1 dàn phóng tên lửa hải đối không Aspide một biến thể của tên lửa AIM-7 với tầm bắn khoảng 25 km; 2 pháo bắn nhanh Oto Melara 30mm.
Về vũ khí chống ngầm của tàu tương đối mạnh bao gồm 2 ống phóng ngư lôi 533mm và 3 ống phóng ngư lôi 324mm. Đuôi tàu có sàn đáp có thể cung cấp hoạt động cho 2 trực thăng UH-1N biến thể dùng cho hải quân của trực thăng UH-1.
Nếu thương vụ này thành công, tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale sẽ trở thành tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Philippines. Mặc dù được đánh giá khá mạnh tuy nhiên tàu khu trục nhỏ lớp Maestrale được chế tạo theo công nghệ những năm 1980 và nó cũng đã trải qua thời gian sử dụng khá dài trong biên chế Hải quân Italy.
Theo VNE
Trung Quốc 'nhắc nhở' Mỹ về Nhật Bản Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ hôm qua bình luận rằng Washington nên cảnh giác, chứ không nên cổ vũ tinh thần dân tộc của Nhật Bản trong tranh chấp đảo với Bắc Kinh. Ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ. Ảnh: Tân Hoa Xã. Nhiều nhà lập pháp và quan chức Nhật Bản đã thăm đền Yasukuni, nơi thờ...