Philippines: Dân bị trói làm lá chắn sống
Phiến quân Philippines đã trói dân thường làm lá chắn sống trong khi giao tranh dữ dội với quân đội chính phủ.
Ngày 11/9, phiến quân Hồi giáo ở Philippines đang tìm cách tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập ở nước này đã dùng dây thừng trói nhiều người dân lại với nhau để làm lá chắn sống trong ba ngày giao tranh liên tiếp với lực lượng an ninh Philippines.
Những người dân bị trói này mang theo cờ trắng và hô to với quân đội chính phủ “xin đừng bắn”, trong khi các tay súng bắn tỉa của phiến quân nấp trên các mái nhà liên tục nã đạn vào binh sĩ ở quận Santa Barbara, tỉnh Zamboanga.
Những người dân bị phiến quân trói làm lá chắn sống
Ở một khu vực khác, 3 phiến quân bị thương đã bị bắt giữ sau khi đấu súng với lực lượng cảnh sát đang chốt chặn một con đường nhằm ngăn cản các chiến binh thuộc Mặt trận Giải phóng dân tộc Moro chiếm các quận khác của thành phố.
Cuộc xung đột giữa lực lượng chính phủ và các phiến quân Moro kéo dài suốt 4 thập kỷ qua ở Philippines đã giết hại 120.000 người, làm 2 triệu người mất nhà cửa.
Video đang HOT
Hồi năm ngoái, một nhóm ly khai khác là Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro đã ký một thỏa thuận với chính phủ thành lập một khu tự trị mới với quyền kiểm soát chính trị nhiều hơn.
Lính bắn tỉa của lực lượng quân đội chính phủ Philippines
Mặt trận Giải phóng dân tộc Moro đã phản đối thỏa thuận này và tiếp tục giao tranh với lực lượng chính phủ. Người phát ngôn quân đội Philippines cho biết: “Lực lượng quân đội hiện chỉ đang bắn trả và vẫn chưa phát động tấn công. Nhiệm vụ của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn không cho chúng giải cứu những tên bị bắt.”
Vụ đụng độ này đã làm các hoạt động tại một bến cảng tê liệt và khoảng 170 dân thường hiện đang mắc kẹt tại đây và có khả năng đã bị phiến quân bắt làm con tin. Các trường học, văn phòng đã bị đóng cửa, các phương tiện vận chuyển cũng bị đình chỉ suốt ba ngày liên tục.
Quân đội Philippines đang kêu gọi phiến quân thả tự do cho các con tin và thảo luận các yêu sách với Manila thông qua nhà trung gian đàm phán thứ ba.
Theo khampha
Báo Đức: Assad không ra lệnh tấn công hóa học
Thông tin thu thập được của cơ quan tình báo Đức cho hay Tổng thống Syria Assad không liên quan đến cuộc tấn công hóa học ở nước này.
Tờ Bild am Sonntag của Đức dẫn lời các nguồn tin tình báo cấp cao của Đức cho hay Tổng thốngSyria Basha al-Assad không hề đích thân ra lệnh cho các chỉ huy quân sự của mình thực hiện cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào ngày 21/8 ở ngoại ô thủ đô Syria.
Các thông tin tình báo này được thu thập dựa trên những cuộc điện thoại do một tàu do thám của cơ quan tình báo Đức hoạt động ở ngoài khơi bờ biển Syria chặn thu được. Các cuộc điện thoại này cho thấy Tổng thống Assad không hề dính dáng gì đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mà nhiều quốc gia phương Tây và Mỹ đang tố cáo ông là tội phạm chiến tranh và ráo riết chuẩn bị các phương án tấn công trừng phạt.
Người dân Syria tuần hành ủng hộ Tổng thống Assad
Bản thân Tổng thống Assad cũng đã luôn khẳng định mình không hề liên quan đến vụ tấn công khiến hàng trăm người thiệt mạng này. Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, ông nói: "Không có bằng chứng nào chứng tỏ tôi sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân của mình."
Tuy nhiên báo Bild am Sonntag cho hay những cuộc điện đàm này cũng cho thấy có một số phần tử bên trong lực lượng của quân đội Syria chứ không phải lực lượng đối lập đã sử dụng vũ khí hóa học mà không có lệnh của Tổng thống.
Hiện Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hối thúc Quốc hội Mỹ phê chuẩn hành động quân sự nhằm ngăn ngừa chính quyền Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học và làm suy giảm sức mạnh của lực lượng quân đội chính phủ trong cuộc nội chiến với phe nổi dậy đã kéo dài suốt 2 năm rưỡi.
Tuy nhiên ông Obama đang phải đối mặt với thái độ hoài nghi của các nghị sĩ trong Hạ viện khi họ lo ngại về việc Mỹ dính líu vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông và phản ứng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông tuyên bố bất cứ cuộc tấn công quân sự nào vào Syria mà không thông qua Liên Hợp Quốc đều bất hợp pháp.
Phát biểu trong chuyến công du tới châu Âu để kêu gọi sự ủng hộ cho cuộc tấn công quân sự vào Syria, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington không loại trừ khả năng quay trở lại Hội đồng Bảo an để tìm kiếm sự hậu thuẫn cho giải pháp quân sự sau khi các thanh sát viên Liên Hợp Quốc công bố kết quả điều tra vụ tấn công ngày 21/8 dự kiến vào cuối tuần này.
Kết quả thăm dò dư luận ở Pháp cho thấy đồng minh chính ở châu Âu của Mỹ Tổng thống Pháp Francois Hollander đang phải chịu sức ép ngày càng cao khi 64% người dân Pháp phản đối tấn công vào Syria. Trong bối cảnh đó, ông Hollande phải tuyên bố rằng nước này chỉ hành động sau khi có kết quả điều tra của LHQ.
Những thông tin do tình báo Đức thu được về sự "vô tội" của ông Assad trong vụ tấn công này có thể khiến Mỹ càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thuyết phục cộng đồng quốc tế về một biện pháp trừng phạt Syria bằng hành động quân sự. Những thông tin này cũng có thể dẫn đến những nghi vấn rằng ông Assad đã không còn kiểm soát hoàn toàn lực lượng an ninh của nước này.
Phát biểu trong cuộc họp kín với Quốc hội Đức hồi tuần trước, trưởng cơ quan tình báo Đức Gerhard Schindler cho biết họ có cùng chung quan điểm với Mỹ rằng vụ tấn công này là do phe chính phủ thực hiện, tuy nhiên họ vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục để chứng minh cho quan điểm này.
Ông Schindler cho biết tình báo Đức đã chặn được một cuộc điện thoại giữa một thành viên cấp cao của nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon với đại sứ quán Iran ở Damascus cho biết ông Assad đã phạm phải sai lầm lớn khi cho quân sử dụng vũ khí hóa học.
Tuy nhiên ông trùm tình báo Đức tin rằng Tổng thống Assad vẫn sẽ nắm quyền trong một thời gian nữa, bất chấp Mỹ có tấn công vào Syria hay không, thế nên cuộc nội chiến ở nước này có thể kéo dài trong nhiều năm nữa.
Theo khampha
Những "lá chắn sống" chống Mỹ ở Syria Rất nhiều nhà hoạt động Syria và quốc tế đang quyết tâm dùng thân mình ngăn chặn cuộc tấn công của Mỹ vào quốc gia Trung Đông này. Một nhóm các nhà hoạt động quốc tế, trong đó có cả người Anh và người Mỹ, đã phát động phong trào "Lá chắn sống quốc tế" để tụ tập bên ngoài các mục tiêu...