Philippines bắt giam người đeo khẩu trang sai cách
Tổng thống Philippines Duterte ra lệnh cho cảnh sát bắt giam bất cứ ai đeo khẩu trang sai cách trong bối cảnh Covid-19 đang bùng phát.
“Lệnh của tôi dành cho cảnh sát là đối với những người đeo khẩu trang không đúng cách để bảo vệ cộng đồng, hãy bắt giam họ, sau đó điều tra tại sao họ lại làm thế”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trong cuộc họp với các quan chức chống dịch tối 5/5.
Ông Duterte cho biết thêm cảnh sát có quyền tạm giữ người vi phạm quy định đeo khẩu trang trong 9 tiếng. Kể từ cuối tháng 3, khi Philippines siết các hạn chế ngăn Covid-19 ở vùng thủ đô Manila và một số tỉnh lân cận, hàng nghìn người đã bị xử phạt vì vi phạm các quy tắc phòng dịch.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines Duterte tiêm vaccine Sinopharm tại Điện Malacanang, Manila, hôm 3/5. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Tư pháp và Cảnh sát trưởng Philippines tháng trước kêu gọi các sĩ quan phạt lao động công ích với những người vi phạm quy tắc ngăn Covid-19, thay vì phạt tiền hoặc bắt giam, vì cho rằng người dân đã gặp quá nhiều khó khăn về tài chính do đại dịch.
Tuy nhiên, Tổng thống Duterte vẫn cho rằng cảnh sát nên kiên quyết và mạnh tay với những người vi phạm quy định phòng dịch. Theo ông, bắt giam là cách duy nhất để đảm bảo người dân tuân thủ quy định đeo khẩu trang che kín miệng và mũi.
“Chấp hành quy định không phải vì tôi, mà là vì lợi ích của cả đất nước”, Duterte nhấn mạnh. “Nếu không nghiêm khắc, nhiều người sẽ nhờn”.
Tổng thống Philippines năm ngoái còn yêu cầu lực lượng an ninh “bắn chết” bất cứ ai gây rắc rối tại các vùng phong tỏa, khiến nhiều nhóm nhân quyền lên án. Philippines hiện ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm và gần 18.000 ca tử vong do nCoV.
Quân đội Myanmar bắt lãnh đạo biểu tình
Lãnh đạo công đoàn Daw Myo Aye, người tổ chức loạt cuộc biểu tình và đình công chống đảo chính, đã bị chính quyền quân sự Myanmar bắt.
Theo các nguồn thạo tin hôm 19/4, Daw Myo Aye, chủ nhiệm Công đoàn Đoàn kết Myanmar (STUM), một trong những tổ chức công đoàn độc lập lớn nhất nước này, bị lực lượng quân đội bắt tại văn phòng riêng hôm 15/4 và đưa tới đồn cảnh sát. STUM cho hay bà Daw Myo Aye sẽ bị chuyển tới một nhà tù ở Yangon.
"Chúng tôi đã mất đi trụ cột. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động với những thành viên còn lại. Chúng tôi hoạt động dựa theo luật pháp, hỗ trợ người lao động theo luật lao động. Tổ chức này sẽ không sụp đổ dù bà ấy không còn ở đây", một thành viên của STUM nói.
Lãnh đạo biểu tình Myanmar Daw Myo Aye. Ảnh: Twitter/Spring Revolution.
Chue Thwel, con gái của Daw Myo Aye, cho biết ngay từ khi nổ ra các cuộc biểu tình hậu đảo chính ngày 1/2, cô đã lo sợ mẹ mình sẽ bị lực lượng an ninh bắt giam để răn đe.
"Việc lực lượng quân đội bắt Daw Myo Aye đặt ra một thách thức nghiêm trọng với vai trò quan trọng của phong trào lao động Myanmar trong cuộc đấu tranh để khôi phục nền dân chủ", phát ngôn viên của Worker Rights Consortium, một tổ chức giám sát quyền lao động, cho biết.
Daw Myo Aye được coi là một trong những lãnh đạo tiên phong cho phong trào đấu tranh vì quyền của người lao động. Bà còn là lãnh đạo nổi bật trong phong trào chống đảo chính quân sự, khi đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình và đình công trên khắp Myanmar hồi tháng hai, sau khi chính phủ dân sự của Aung San Suu Kyi bị lật đổ.
Các cuộc biểu tình ở Myanmar vẫn chưa hạ nhiệt bất chấp loạt cảnh báo răn đe và động thái trấn áp mạnh tay từ lực lượng an ninh. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, 737 người Myanmar đã thiệt mạng và hơn 3.200 người bị bắt giam trong các cuộc trấn áp biểu tình của giới chức nước này.
Hạ viện Mỹ lên án đảo chính Myanmar Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, bất chấp sự phản đối của 14 nghị sĩ Cộng hòa. Nghị quyết này phản đối các chiến thuật bạo lực trấn áp biểu tình, lên án việc quân đội Myanmar bắt giam các lãnh đạo dân sự, yêu cầu trả tự do cho tất cả những...