Phiếu tín nhiệm: Kỳ vọng và động lực
Hơn cả một sự đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm là bày tỏ sự kỳ vọng và những bước đột phá của mỗi chức danh trên cương vị của mình.
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thì sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 15/11 tới đây. Hơn lúc nào, sự kỳ vọng sẽ được thể hiện qua lá phiếu của mỗi đại biểu Quốc hội.
“Chúng tôi đang nghiên cứu kỹ hồ sơ đánh giá của từng chức danh và đối chiếu với cả những đánh giá từ dư luận xã hội để đưa ra quyết định của mình”, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nói.
Ông Hoàng lấy ví dụ, Thống đốc NHNN được đánh giá cao khi đã mạnh dạn nhận trách nhiệm thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) trong bối cảnh mà gần như ngân sách không có sự hỗ trợ để xử lý nợ xấu. Hơn một năm thành lập VAMC đã mua được khối lượng lớn nợ xấu. Với bước đi như thế cũng khiến đại biểu và cử tri an tâm.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng lưu ý, hiện nay vướng mắc của VAMC còn nhiều, đặc biệt là trong xử lý tài sản bảo đảm, phát mại tài sản. Để tạo cơ chế tốt hơn cho VAMC thì không tự hệ thống NH làm được. Điều này cần sự vào cuộc đông bộ của các bộ ngành để thực hiện tốt xử lý nợ xấu.”
Theo đại biểu Hoàng, sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước, có những vị bộ trưởng, trưởng ngành ở mức “phiếu nhắc nhở” thì qua những hành động quyết liệt của các đồng chí thời gian qua đã mang lại chuyển biến tích cực gần đây, không chỉ đại biểu Quốc hội mà nhân dân, cử tri cả nước cũng theo dõi sát sao.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Do đó, nếu đại biểu Quốc hội không nhìn nhận rõ trách nhiệm, đưa ra đánh giá thiếu khách quan thì cử tri sẽ phê phán chính đại biểu Quốc hội, ông Hoàng nhấn mạnh.
Video đang HOT
“Tuy mức độ ở mỗi chức danh khác nhau nhưng tất cả các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm đều đã cố gắng và được cử tri ghi nhận”, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nhận xét.
Vị đại biểu thuộc biên chế của đoàn Hà Nội cho biết: với các đồng chí có phiếu tín nhiệm chưa cao ở lần trước đã cố gắng nhiều. Trong đó có Thống đốc NHNN.
Thẳng thắn mà nói thì trong điều hành vĩ mô, ngành NH có nhiều tiến bộ góp phần vào kiềm chế được lạm phát, giữ tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất giảm. Bên cạnh đó, ngành NH đã đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân, ngư dân. Các NHTM đã vươn đến nhiều vùng, miền để tìm hiểu nhu cầu thực của người dân, góp phần giảm bớt tín dụng đen, “cò” NH.
“Tất nhiên còn một số vấn đề của ngành NH vấn tồn tại như nợ xấu, sở hữu chéo…nhưng cần phải có quá trình để xử lý chứ không thể ngày một ngày hai, nhưng cũng mong Thống đốc lưu ý.” – bà An nói.
Trả lời VietnamNet mới đây, Phó đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh cho biết, các vị được lấy phiếu lần này đã có những bản tự nhận xét về lĩnh vực công tác của mình, chỉ ra những mặt làm được, cũng nhận những việc chưa làm được, càng ngày càng thể hiện sự nhận trách nhiệm về mình rõ ràng hơn.
Trong bối cảnh khó khăn của hai năm qua, NHNN đã thể hiện được vai trò của mình trong thời điểm nền kinh tế có nhiều khó khăn
So với lần lấy phiếu trước, ông Vinh cho rằng; Tất nhiên là có chuyển biến, ví dụ lần trước hai vị thấp nhất là ngân hàng và giáo dục thì lần này, đặc biệt là ngân hàng đã có những tiến bộ. Tình hình như thế nhưng vẫn giữ được tỉ giá đồng VN, giá vàng tương đối ổn định, lãi suất cho doanh nghiệp vay đã giảm, trong khi vẫn thu hút được tín dụng.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), đợt lấy phiếu tín nhiệm lần này liên quan có ý nghĩa quan trọng cho thời gian tới. Điều thuận lợi là thời gian qua các chức danh chủ chốt đã có nhiều trải nghiệm qua thực tế, thể hiện qua việc làm của mình để các đại biểu nhìn nhận, xem xét đánh giá một cách khách quan, chính xác.
“Ở lần lấy phiếu thứ nhất, Thống đốc NHNN được đánh giá mức độ tín nhiệm không cao, nguyên nhân cơ bản là do Thống đốc Bình lên nhận nhiệm vụ trong thời điểm đất nước khó khăn, lạm phát cao, tỷ giá, giá vàng, lãi suất cũng như hoạt động NH nói chung đứng trước sức ép rất lớn.” – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của Quảng Bình chia sẻ.
Theo ông, trong bối cảnh khó khăn của hai năm qua, NHNN đã thể hiện được vai trò của mình trong thời điểm nền kinh tế có nhiều khó khăn. Điều này thể hiện ở chỗ từ mức lạm phát 18% của năm 2011 đến nay chúng ta đã kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng, kiểm soát được thị trường vàng, tỷ giá…
ĐB Nguyễn Sỹ Cương cũng cho rằng: “Cho đến thời gian vừa rồi, nhiều bộ ngành đã có những giải pháp quyết liệt, điều này mọi người đều nhận thấy rõ. Ví dụ Bộ GTVT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, tôi nghĩ có lẽ lần này sẽ được đánh giá rất cao so với lần lấy phiếu lần trước.
(Theo Vietnamnet)
Hà Nội cấm vận động lôi kéo khi lấy phiếu tín nhiệm
Các hành vi tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng việc lấy phiếu làm tổn hại uy tín của tập thể, cá nhân bị Thành ủy Hà Nội nghiêm cấm.
Ảnh minh họa
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn về việc lấy phiếu tín nhiệm với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Theo đó, đối tượng phải lấy phiếu tín nhiệm là ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp; cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo từ thành phố đến quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành và tương đương.
Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp. Nội dung lấy phiếu gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn. Việc lấy phiếu sẽ được thực hiện ở 3 mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Hướng dẫn yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm phải bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp trong lấy phiếu tín nhiệm.
Đồng thời phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong lấy phiếu và sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm. Việc lôi kéo, vận động hoặc có những hành vi tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ bị nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh.
Kết quả phiếu tín nhiệm sẽ được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ.
Cụ thể, những cá nhân có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp.
Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Trước đó, tại hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (ngày 8/1/2013), Thành ủy Hà Nội đã tổ chức thí điểm lấy phiếu tín nhiệm với 20 cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của thành phố.
Phát biểu sau khi tổ chức lấy phiếu, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho hay, kết quả kiểm phiếu theo quy định của Đảng chỉ công bố trong nội bộ Ban chấp hành.
"Không có đồng chí nào được 100% xuất sắc, nhưng cũng không có đồng chí nào cả năm nỗ lực làm việc trách nhiệm mà bị đánh giá là quá yếu kém. Đại thể kết quả vừa rồi cũng đánh giá được thực tế", ông Nghị thông tin.
Võ Hải
Theo VNE
Ngày 15.11, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm Theo kế hoạch chương trình làm việc của Quốc hội (QH), hôm nay, QH sẽ họp tại hội trường để thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2015. Ảnh minh họa. Quốc hội sẽ dành thời gian để thảo luận về tờ trình của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký về việc tháo gỡ...