Phiên dịch viên Ngôn ngữ ký hiệu, “nghề” kén người học bậc nhất
Từng có trường hợp bệnh nhân nữ điếc đi khám thai tại bệnh viện, nhưng bác sĩ không hiểu nên hiểu lầm rằng bệnh nhân đang muốn… phá thai.
Dù chưa có trường lớp đào tạo chính quy, chưa được xã hội công nhận như một nghề nghiệp chính thức nhưng công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc đang dần trở thành một nghề góp phần giúp cộng đồng người điếc ở Việt Nam hội nhập với thế giới rộng lớn.
Nhiều bạn trẻ tìm đến lớp học. Ảnh: Hải Anh
Số lượng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu hiện nay còn quá ít
Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, hiểu một cách đơn giản thì đó là cầu nối giữa cộng đồng người điếc và người nghe, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu truyền tải thông điệp, lời nói giúp người điếc hòa nhập cộng đồng. Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu được chia ra làm phiên dịch người điếc và phiên dịch người nghe.
Phiên dịch người điếc, bản thân họ là người điếc, họ đóng vai trò là cầu nối những người điếc chưa được đi học, không biết ngôn ngữ ký hiệu chính thống trong nhà trường, có khả năng nắm bắt tâm lý, đọc được điệu bộ tự nhiên, ngôn ngữ cơ thể của người đối diện khi cần truyền tải thông tin. Phiên dịch người nghe là người chuyển dịch thông tin của người điếc thông qua ngôn ngữ ký hiệu và dịch sang ngôn ngữ lời nói.
Anh Đỗ Hoàng Thái Anh, Chủ tịch Chi hội người điếc Hà Nội (HAD) cho hay: “Theo số liệu thống kê năm 2019, nước ta có khoảng 1,5 đến 2 triệu người người câm điếc và người khiếm thính, tuy nhiên số lượng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp lại chỉ có khoảng hơn 10 người, đây là một sự chênh lệch quá lớn”.
Người điếc khi đi học, tham gia phổ cập giáo dục nếu như không có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, dĩ nhiên họ không thể hiểu được hết nội dung bài giảng, điều này gây ra sự cản trở lớn trong quá trình tiếp thu kiến thức của mình.
Điều này khiến cho người điếc thường chỉ đạt đến một trình độ học vấn rất hạn chế, nhiều người thậm chí còn không thể đọc, viết. Một số ít người điếc có cơ hội, được học lên cao đẳng, đại học nhưng khi thiếu phiên dịch thì họ cũng khó có thể giao tiếp với xung quanh hay ngược lại dù có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu bên cạnh, người điếc cũng không thể tiếp thu được đầy đủ nội dung do trình độ học vấn hạn chế.
Video đang HOT
Theo chia sẻ của một thành viên câu lạc bộ, từng có trường hợp bệnh nhân nữ điếc đi khám thai tại bệnh viện, nhưng bác sĩ không hiểu nên hiểu lầm rằng bệnh nhân đang muốn… phá thai. Thực tế đã có những vụ việc rất đau lòng mà nạn nhân là những người yếu thế hay người điếc bởi những hạn chế trong giao tiếp khiến họ bị xâm hại hoặc vu oan. Những lúc như thế chúng ta mới nhận ra sự quan trọng của phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong việc hỗ trợ cơ quan chức năng cũng như bảo vệ quyền lợi cho người người điếc.
Bản thân anh Thái Anh cũng phải đến tận năm 16 tuổi, sau khi đi giao lưu với bạn bè, anh mới bắt đầu biết và học về ngôn ngữ ký hiệu, còn trước đó thì anh dùng những ký hiệu do mình “tự sáng tác” để gia đình có thể hiểu những nhu cầu cơ bản của anh.
Buổi giới thiệu ngôn ngữ ký hiệu mở cho các bạn trẻ. Ảnh: Chi hội người điếc Hà Nội cung cấp
Cơ hội cho nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu
Theo chân anh Thái Anh, tham gia lớp học giảng dạy về Ngôn ngữ ký hiệu sơ cấp do anh làm chủ nhiệm nằm trên phố Đặng Dung (Hà Nội). Theo chia sẻ của anh Thái Anh, lớp học được mở vào các tối thứ 2,4,6 hàng tuần. Mỗi khóa học 10- 20 học viên tham gia. Trong lớp học có quy định hạn chế nói chuyện bằng lời nói mà hãy sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
“Tôi thấy ngôn ngữ ký hiệu thật sự thú vị, nó kích thích trí tưởng tượng và liên tưởng của mình khá nhiều. Không chỉ diễn giải ngôn ngữ bằng các động tác tay, ngôn ngữ cơ thể mà còn cần phải kết hợp cả biểu cảm, điều này khiến mình thoải mái bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn. Tuy nhiên, có khá nhiều từ dùng chung ký hiệu nên mình có hơi “loạn” một chút vì phải nhớ từ này là ký hiệu gì, số này ký hiệu ra sao nên bị nhầm lẫn thường xuyên, mình cố gắng khắc phục bằng cách tập luyện chăm chỉ”, Hồng Minh, 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ.
Hồng Minh cho biết: “Tôi không chắc sẽ theo nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu sau khi hoàn thành khoá học, tuy nhiên nếu có cơ hội thì tôi cũng muốn được học lên lớp nâng cao và thử nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu để giúp đỡ cộng đồng người điếc”.
Ngọc Bích, 22 tuổi, sinh viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công đoàn hiện đang làm phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chia sẻ cơ duyên đến với nghề của mình.
Ảnh: Hải Anh
“Bốn năm trước, tôi từng gặp một người điếc ở gần nhà. Cô ấy không nói chuyện với ai cả, luôn ngồi im lặng ở đó. Tôi muốn bắt chuyện với cô ấy nhưng không biết làm cách nào để giao tiếp. Rồi khi tôi chứng kiến một chú (hình như là người nhà của cô ấy) tới và nói chuyện gì đó với cô ấy, mình chợt nhận ra cô ấy trở nên hoạt bát, vui vẻ hẳn, giống như người Việt bắt được một người Việt khác ở nước ngoài vậy.
Tôi cảm thấy cô chú ấy rất “ngầu” khi có thể dùng một vài cử chỉ mà đã giao tiếp được với nhau. Từ đó tôi quyết định tự tập, mày mò học ngôn ngữ ký hiệu. Giai đoạn đầu hơi khó khăn do nguồn tài liệu ít, nhiều từ còn mang tính địa phương, cùng một ký hiệu nhưng mỗi địa phương lại có cách quy định khác nhau khiến tôi cảm thấy như bước vào mê cung vậy.
Sau này tôi quyết định đi học bài bản lớp học do Trung tâm đào tạo Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội dạy thì thấy dễ dàng hơn nhiều. Hiện tại thì tôi đã học ngôn ngữ ký hiệu được 1,5 năm. Tôi hiện đang là phiên dịch tập sự, ngoài thời gian học trên trường, hễ có thời gian rảnh thì mình sẽ nhận đi dịch Ngôn ngữ ký hiệu tại một số chương trình, sự kiện, phiên dịch các bài giảng, thông tin, bài hát, truyện.
Có thể trong tương lai tôi sẽ có hoặc không trở thành một phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, nhưng tôi tin rằng việc biết một ngôn ngữ thú vị và có ích như thế này không có gì là uổng phí cả”, Ngọc Bích nhấn mạnh.
Khi được hỏi về những khó khăn khi làm nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, Ngọc Bích không ngần ngại chia sẻ “Tôi nghĩ khó khăn lớn nhất đến từ định kiến từ suy nghĩ của mọi người. Lâu nay mọi người đều nghĩ ngôn ngữ ký hiệu chỉ dành cho người câm, điếc chứ người bình thường ai lại đi học.
Ban thân tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi từ bạn bè mình khi biết tôi học ngôn ngữ ký hiệu. Họ hỏi: “Tại sao lại đi học Ngôn ngữ ký hiệu khi hoàn toàn không có vấn đề về thính giác?”. Bố mẹ tôi khi nhìn thôi “nói” bằng ngôn ngữ ký hiệu thì nghĩ tôi đang khoa chân, múa tay, không hiểu gì cả nên còn tưởng tôi có “vấn đề”.
Sau này khi được giải thích, bố mẹ cũng hiểu dần và ủng hộ tôi trong công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Tôi nghĩ mình khá là may mắn khi có bố mẹ tâm lý như vậy”, Ngọc Bích cho biết.
Theo Ngọc Bích: “Cơ hội học tập của các bạn người điếc hiện nay còn khá ít, đa số các bạn chỉ được học đến cấp 2-3, rất ít bạn có thể học lên cao đẳng hay đại học do rào cản về mặt ngôn ngữ, đây là một thiệt thòi vô cùng lớn cho cộng đồng người điếc. Tôi nghĩ các trường đại học, đặc biệt là các trường có chuyên ngành đào tạo về Công tác xã hội cần giảng dạy thêm bộ môn ngôn ngữ ký hiệu vì nó rất cần thiết cho công việc của các bạn sau này”.
Tuyển sinh từ lớp 1 trẻ khuyết tật, rối loạn phát triển
Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương thông báo tuyển sinh các lớp phổ thông dành cho người khiếm thính và tuyển sinh vào lớp 1 học sinh rối loạn phát triển năm học 2021-2022.
Cô trò Trường THCS Xã Đàn (Hà Nội) hát Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu (Ảnh: THUỶ NGUYÊN)
Trường cao đẳng sư phạm Trung ương bắt đầu tuyển sinh học sinh điếc đăng ký vào học các lớp phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 cho năm học 2021-2022. Học sinh sẽ học bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Đối với học sinh nghe kém, Trường tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt bằng phương pháp nghe nói. Đối với học sinh rối loạn phát triển được tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt.
Phương thức tuyển sinh là xét tuyển. Nhà trường sẽ kiểm tra hồ sơ học sinh; kiểm tra kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu (đối với học sinh điếc); kiểm tra kiến thức môn Tiếng Việt và Toán đối với học sinh vào các lớp tiểu học từ lớp 2 trở lên, kiểm tra kiến thức môn Ngữ văn và Toán đối với học sinh vào lớp 6 trở lên.
Đối với học sinh nghe kém tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt, Trường sẽ thực hiện đánh giá chức năng học đường và nhu cầu nghe-nói của học sinh.
Đối với học sinh rối loạn phát triển tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt, trường thực hiện đánh giá chức năng học đường.
Nhà trường đang nhận hồ sơ cho đợt xét tuyển chính thức đến ngày 8-6. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, trường sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung trong đợt từ 10-6 đến hết ngày 1-7.
* Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có các trường chuyên biệt trực thuộc Sở GD-ĐT nhận dạy trẻ khuyết tật, tuyển sinh cho năm học 2021-2022:
Trường tiểu học Bình Minh: Tuyển vào lớp 1 học sinh khuyết tật về trí tuệ trên địa bàn Thành phố
Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu: Tuyển vào lớp 1, lớp 6 những học sinh khuyết tật nhìn, bao gồm trẻ mù hoàn toàn, trẻ nhìn kém (thị lực có kính dưới 3/10)
Trường PTCS Xã Đàn: Tuyển vào mẫu giáo (3-5 tuổi), lớp 1, lớp 6 những học sinh khuyết tật nghe, nói.
Kính thông minh hỗ trợ người khiếm thính Nhằm tạo ra thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thính giao tiếp với mọi người dễ dàng, 2 nam sinh tại Kon Tum đã mày mò nghiên cứu thiết bị thông dịch ngôn ngữ ký hiệu. Khánh Duy và Xuân Hiếu - ẢNH: ĐỨC NHẬT Đó là Hồ Khánh Duy và Nguyễn Xuân Hiếu (lớp 12 tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất...