Phía sau những sĩ tử “mất tích” khỏi phòng thi
Cũng hành trang từ quê lên thành phố ứng thí, cũng có bố mẹ đi cùng chăm sóc cho những ngày thi… Vậy nhưng, có những sĩ tử lại thản nhiên “biến mất” khỏi phòng thi vì rất nhiều lý do.
“Mẹ xin con, vào phòng thi đi!”
Tại hội đồng thi trường ĐH Công nghiệp TPHCM, trong môn thi đầu tiên của khối A, chứng kiến cảnh một bà mẹ khóc lóc, van xin cô con gái của mình vào phòng thi ai cũng phải xót xa. Bà kéo tay con năn nỉ: “Vào phòng đi con, mẹ xin con đấy!”, cô con gái vẫn vùng vằng.
Thấy vậy, nhiều phụ huynh và sinh viên tình nguyện cùng “góp sức” với bà mẹ khuyên nữ sinh vào phòng thi. Sự tình họ được biết, cô gái thờ ơ đến mức ngày làm thủ tục không vào phòng, giấy báo dự thi gửi cho một người bạn, giờ người bạn ấy đã vào phòng thi, không liên lạc được. Sự cố dễ dàng được giải quyết, chỉ cần em đưa chứng minh nhân dân ra nhưng sĩ tử này không chịu.
Bố mẹ cùng xem lại giấy tờ cho con trước khi vào phòng thi (Hình ảnh không phải là nhân vật được nhắc tới trong bài).
Mặc cho mọi lời động viên, cô gái quay lưng bỏ đi. Người mẹ khụy xuống, tay chới với hướng về phía con: “Thảo ơi, vào thi đi con!”. Khi bóng đứa con đã khuất, người mẹ bật khóc tức tưởi, mắt đau đáu hướng về cánh cổng trường đi đang khép lại.
“Lực học của cháu trung bình, bố mẹ không ép phải thi cử, chính nó tự đăng ký ngành học rồi lên đây thi, mình chỉ chờ đến ngày đi theo để cháu đỡ tủi thân. Cháu có thi cũng chẳng nhiều hy vọng nhưng mẹ con đã lên đây rồi, sao nó còn bỏ thi vậy chớ? Thà không thích thì nó ở nhà ngay từ đầu”, bà băn khoăn không hiểu nổi sự tình rồi đứng dậy lầm lũi đi khỏi đám đông.
Canh me vì trợ con trốn thi đi chơi game
Video đang HOT
Cũng tại địa điểm thi của trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cô N.Th.Ng quê ở An Giang, phụ huynh của một thí sinh trước mỗi buổi thi lại theo con lên tận phòng. Phải nhìn con vào phòng, đến khi nghe tiếng thông báo phụ huynh ra khỏi trường thi cô Ng mới vội vàng ra ngoài cổng trường đứng chờ.
Hết giờ thi, cô Ng cũng sốt sắng lên tận phòng tìm con trai, nhìn thấy con, về cùng con cô mới yên lòng. Biết rằng, theo con lên thành phố ứng thí, bố mẹ cũng nóng lòng, sốt ruột nhưng kiểu lo lắng cho con như cô Ng làm nhiều người khó chịu cậu con trai lớn tồng ngồng, cao hơn mẹ cả cái đầu, đâu còn là đứa con nít không biết lối từ phòng thi ra ngoài cổng trường.
Nhiều phụ huynh theo con lên tận phòng thi mới an lòng (Ảnh minh họa).
Chỉ ai biết được sự tình, mới thương cảm cho cô. Con cô Ng thi năm thứ 2. Năm ngoái, cô Ng cũng đưa con lên thành phố đi thi. Thuê được chỗ trọ gần trường, đứa con không cho mẹ đi theo nên cô đành ở chỗ trọ ngồi chờ. Cô không hề biết “quý tử” nhà mình chẳng hề có mặt trong phòng thi như các thí sinh khác mà trốn đi chơi game.
“Cho đến buổi thi cuối cùng, tôi chờ hoài không thấy nó về, gọi điện cũng không liên lạc được. Tôi ở chỗ trọ lòng như lửa đốt, cho đến tận giữa đêm nó gọi mẹ ra đầu ngõ trả tiền chơi game mình mới biết sự tình con mình bỏ thi. Thế mà sau mỗi môn thi nó dám nói làm bài được”, cô Ng nhớ lại.
Vậy nên năm nay, khi con thi lại, cô phải “canh me” tận cùng để chắc con không bỏ thi. “Con đã đi thi ai cũng mong con đỗ đạt hết. Tôi đã khuyên con, nếu không thi được thì tìm một nghề gì đó mà nó không chịu, vẫn đòi thi lại bằng được. Nên tôi mới phải canh như vầy chứ không nó lại tranh thủ lên thành phố trốn đi chơi”, người mẹ nói.
Trong kỳ thi đại học, cao đẳng, tỷ lệ thí sinh đến dự thi luôn “rơi rụng” dần sau các môn. Ngoài các yếu tố khách quan như các em gặp tai nạn, kẹt đường, trễ giờ… thì có trường hợp “mất tích” bởi những lý do rất khó tin mà chỉ những người trong cuộc mới biết. Có những thí sinh thi xong môn đầu tiên, hẹn gặp bạn bè quen trên mạng, ham vui nên bỏ luôn các môn sau, quên luôn bố mẹ lóc cóc theo mình từ quê lên, mang theo hy vọng con đỗ đạt thành tài. Thậm chí có sĩ tử lấy cớ đi thi như là dịp lên thành phố chơi, tranh thủ vi vu với người yêu hay “tự thưởng” cho bản thân bằng cách tiêu tiền như bố mẹ.
Tuy nhiên, cũng có sĩ tử cân nhắc, suy nghĩ rất kỹ trước khi “ dừng cuộc chơi” dù điều đó có thể làm bố mẹ đau lòng. Ngay trong đợt thi vừa rồi, tại điểm thi nằm ở Q. Thủ Đức (TPHCM), một thí sinh quê ở Tiền Giang, đã trải qua môn thi đầu tiên với kết quả tốt nhưng quyết định bỏ hai môn còn lại.
Nam sinh này cho chia sẻ: “Đây là ngành học bố mẹ em chọn, không phải ngành em thích. Nếu may mà đỗ phải theo học em sẽ càng dang dở hơn vì phải học ngành nghề mình không thích. Em cũng cố đi thi nhưng giờ em quyết định dừng lại, tập trung cho đợt thi cao đẳng sắp tới đúng ngành học đam mê của mình. Chỉ mong bố mẹ đừng giận…”.
Hoài Nam
Theo dân trí
Triệu tập người đưa đề thi Toán lên mạng
Đến nay có thể khẳng định không có chuyện lộ đề thi đại học môn toán thuộc khối A, A1 được tổ chức vào sáng 4/7.
Một cán bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (A83), Bộ Công an khẳng định như vậy. Việc đề thi môn toán bị đưa lên mạng Internet vào buổi sáng 4/7 cũng được khẳng định không xuất phát từ khâu quản lý. Hiện A83 tình nghi một thí sinh nào đó đã chụp và truyền ra ngoài phòng thi hoặc đưa lên mạng nên đang tích cực điều tra làm rõ.
Theo thông tin từ A83, trong ngày 4/7, cơ quan công an đã triệu tập Lê Thanh Tùng - trú tại quận Long Biên, Hà Nội, nguyên học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên), hiện là sinh viên lớp liên kết quốc tế Đại học Bách khoa Hà Nội - để điều tra.
Cơ quan công an xác định Lê Thanh Tùng là người đưa một số bức ảnh chụp đề thi môn toán lên Internet, Facebook vào khoảng 9g sáng cùng ngày. Được biết, cơ quan công an xác định Tùng ngủ dậy vào khoảng 9g sáng, sau đó truy cập vào một trang mạng trên Internet và thấy có ảnh chụp đề thi môn toán nên đã tải xuống và đưa công khai lên Internet.
Cơ quan công an đã kiểm tra máy tính của Lê Thanh Tùng và xác định các lời khai này có cơ sở, đồng thời xác định được đường dẫn mà Tùng tải những bức ảnh chụp đề thi xuống thuộc một trang mạng khác. Bước đầu cơ quan công an đánh giá Tùng đưa đề thi lên Internet chỉ cho oai, không có mục đích gì khác. Tuy nhiên, cơ quan công an cũng không loại trừ khả năng trước 9g sáng 4/7, tức là trước khi kết thúc 2/3 thời gian làm bài thi, đề thi này đã được đưa lên mạng. Vì vậy Tùng mới có thể tải xuống và thực hiện việc công khai như trên.
Theo cán bộ này, giả thiết được đặt ra hiện nay là một thí sinh nào đó trong phòng thi đã sử dụng thiết bị chụp hình, có chức năng thu phát, truyền hình ảnh ra ngoài cho người khác hoặc tự đưa lên diễn đàn... Sau đó, Lê Thanh Tùng truy cập vào và lấy được, đưa công khai trên mạng. Hiện trang mạng đưa đề thi môn toán lên đầu tiên của ai, mục đích thế nào đang được điều tra.
Cơ quan công an đang tích cực xác minh xem thí sinh nào mang được phương tiện vào phòng thi và chuyển được đề thi ra ngoài. Nếu đúng do thí sinh truyền ra khỏi phòng thi có mục đích khác, thí sinh này có nhận được lời giải hay không là một chuyện khác và phải tiếp tục xác minh. Việc nhận được lời giải còn mất nhiều thời gian, phải có thiết bị nhận như tai nghe hoặc đọc hình ảnh để chép lại, rất mất thời gian và giám thị hoàn toàn có thể phát hiện nếu như thí sinh đó thực hiện - cán bộ này nhận định.
Theo quy định, đề thi tuyển sinh đại học - cao đẳng thuộc danh mục tài liệu mật quốc gia. Đề thi sau khi phát cho thí sinh, nếu còn thừa sẽ được đưa vào túi đề, niêm phong lại. Thí sinh sau khi hoàn thành 2/3 thời gian làm bài mới được ra khỏi phòng thi. Theo lý thuyết, đến thời điểm này đề thi mới có thể được công khai ra ngoài.
Theo tuổi trẻ
"Bẹp ruột " về quê sau môn thi cuối Tại Hà Nội, 9 rưỡi sáng ngày 5/7, sau khi kết thúc môn thi hóa cuối cùng của kì thi tuyển sinh khối A, nhiều phụ huynh đã tay xách nách mang hành lý để đón con về quê. Không giống như kết thúc hai môn thi trước với sự bàn tán hỏi han tại cổng trường. Giờ đây gánh nặng chi phí...