Phía sau giải thưởng “Ai Bén Nhạy Hơn?”
Trở về từ hành trình Nam tiến để tham gia vòng chung kết của cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?”, chị Nguyễn Thị Bích – Phụ huynh bé Đinh Thái An, trường Ái Mộ, Hà Nội hồ hởi chia sẻ về “bí kíp” giúp con cùng đội trường mình giành giải á quân.
Thế mới biết đằng sau sự lanh lợi, nhạy bén của các bé là cả một quá trình quan tâm và chăm sóc từ các bậc làm cha mẹ, từ phía nhà trường…
Nhanh, khéo, bén nhạy và bừng bừng khí thế
Đó là những tính từ có thể thuật lại những giây phút tranh tài của các bé trong vòng chung kết. Thu hút được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của hơn 150.000 thí sinh nhí đến từ 3.143 trường tiểu học trên toàn quốc, cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?” do Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan School Smart tổ chức đã tìm ra được 5 trường xuất sắc nhất để vào vòng thi cấp toàn quốc. Diễn ra ngày 22/12/2012, tại nhà thi đấu Nguyễn Du, vòng thi chung kết tòan quốc đã chào mừng phần đông khán giả là các bé thiếu nhi đến từ các trường tiểu học trong địa bàn TPHCM cùng phụ huynh của các em.
Video đang HOT
Các đội vui mừng nhận giải thưởng của chương trình.
Các đội tỏ ra rất ngang tài ngang sức và cố gắng hết mình để giành được vị trí cao nhất. Ở vòng thi cuối “Ai bén nhạy hơn?”, đội trường tiểu học Nguyễn Du đã cho thấy được sự tự tin và nhạy bén vượt trội khi đã thuyết trình ngắn gọn, súc tích bức tranh mà các bé sắp xếp, cũng như đối ứng nhanh nhẹn các câu hỏi thử thách của Ban Giám Khảo và xuất sắc trở thành ngôi vị quán quân. Tuy không giành giải cao nhất nhưng đội trường tiểu học Ái Mộ, Hà Nội đã chiếm được nhiều cảm tình của khán giải với tinh thần thi đấu hết mình, nhiệt tình và đoàn kết.
Phần thi “Ai tài, ai khéo?” rất sinh động, dễ thương của đội trường tiểu học Ái Mộ, Hà Nội.
Mẹ Bích tiếp sức cho á quân Đinh Thái An như thế nào?
Hân hoan trong niềm vui của bé Thái An, chị Bích tiết lộ: “Cuộc thi đầu tiên cấp trường là bé làm ở nhà, thấy cháu cứ trên máy nên nghĩ là chơi game nên tôi còn mắng. Khi biết cháu tham gia cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” được giải tuần ở trường, tôi rất ngạc nhiên và bắt đầu tìm hiểu về cuộc thi. Từ hôm cháu thi vòng khu vực thì bố mẹ mới quan tâm nhiều hơn.”
Như một “huấn luyện viên” riêng của con, chị cùng với bé tham gia vào những chương trình hoạt động ngoại khoá của trường, lớp học ngoại khoá, các trò chơi vừa rèn luyện trí não lại vừa sống động, lôi cuốn sự ham học hỏi của bé. Trang web của cuộc thi www.aibennhayhon.comcũng là địa chỉ quen thuộc mà hai mẹ con thường vào để ôn luyện. Kết quả là, bé Thái An đã không phụ lòng vị huấn luyện viên mát tay với kết quả từ cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?”, mà đến giờ, hai mẹ con vẫn cảm thấy “lâng lâng”. Chị kết thúc cuộc trò chuyện thú vị bằng nụ cười không giấu vẻ hài lòng: “Tôi nhận thấy cháu nó chững chạc hơn, trả lời các tình huống cũng tự tin hơn. Ví dụ như trong việc học của cháu, cháu hay hỏi chị gái nhưng khi cháu cảm thấy chưa thỏa đáng thì cháu sẽ tranh luận cho đến khi nào chuẩn và đúng thì thôi. Có lúc, chưa an tâm với câu trả lời của chị, cháu sẽ hỏi lại bố. Cháu rất cẩn thận và cầu toàn. Không phải là quà, hoa, phần thưởng, hay giây phút được xướng tên ở ngôi vị á quân… hạnh phúc của người mẹ chính là được nhìn thấy con mình trưởng thành, độc lập, tự chủ trong cuộc sống .”
Phần thuyết trình của các bạn trường Lê Thị Hồng Gấm, TP.HCM.
Ngoài phần thưởng trị giá 30.000.000 đồng dành cho trường quán quân, mỗi học sinh tham gia vòng thi cấp quốc gia còn được nhãn hàng Cô Gái Hà Lan dành tặng rất nhiều hộp sữa School Smart để tiếp thêm dưỡng chất bổ sung có lợi cho sự phát triển toàn diện. Sau cuộc thi, nhiều phụ huynh, giáo viên… bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ được tổ chức thường niên để trở thành sân chơi quen thuộc, bổ ích cho các bé.
Theo dân trí
Trị "bệnh" hàn lâm trong môi trường đại học
Với tâm lý sính bằng cấp, người học cũng như người dạy hiện nay vẫn đang quá chú trọng đến kiến thức hàn lâm thay vì ứng dụng. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục đại học là đến năm 2020 ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành.
Chi phí cao là cản trở với chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng so với chương trình truyền thống
Doanh nghiệp chê đào tạo
"Nhiều sinh viên tốt nghiệp nộp hồ sơ tuyển dụng ở chỗ chúng tôi với bảng điểm đẹp nhưng điều này không nói lên nhiều về người mà chúng tôi muốn tuyển"- TS. Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển chia sẻ. "Chúng tôi từng gặp phải những sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ nhưng dịch không được, giao tiếp với khách hàng người nước ngoài cũng rất khó khăn. Sinh viên hiện nay lướt web rất nhanh nhưng trình bày văn bản chuẩn trên Word, Excel không làm được. Các kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo, báo cáo... của sinh viên đều có vấn đề"- ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết thêm.
Cử nhân kinh tế, cử nhân Toán cũng bị vị TS này "chê" khi đưa ra những bài kiểm tra về toán thống kê hay phân tích số liệu. "Chỉ có một số sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đây là những bạn xác định rõ công việc thực sự là gì nên có sự chuẩn bị phù hợp. Còn lại nhiều bạn đến phỏng vấn nhưng không biết nhà tuyển dụng cần vị trí gì, công việc như thế nào. Với việc thiếu định hướng như vậy thì đào tạo đang dẫn tới sự lãng phí lớn". "Sinh viên ra trường không kiếm được việc làm tốt, lương thấp vì trình độ không đáp ứng thực tế. Nhiều em thay đổi tới 6 công việc trong vòng 2 năm, vậy là bao nhiêu kiến thức đào tạo chính ở trường sẽ rơi rụng hết" - TS. Nguyễn Ngọc Anh khẳng định.
Nhà trường "bất đồng" với nhà tuyển dụng
Trước yêu cầu đáp ứng nhu cầu xã hội đối với đào tạo ĐH, nhiều trường đang bắt tay triển khai chương trình đào tạo nghề nghiệp-ứng dụng thay vì nghiên cứu hàn lâm. Tuy nhiên, rất nhiều cản trở đặt ra khiến chương trình này không phát triển mạnh như mong muốn Theo như TS. Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, một trong những lý do đó là: "Tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội. Thói quen quan tâm đến bảng điểm hơn là tay nghề và khả năng thực sự của sinh viên ra trường của các nhà tuyển dụng đang ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo nghề nghiệp-ứng dụng. Nếu theo chương trình này, sinh viên khó có được một bảng điểm đẹp bởi yêu cầu cao với dự án thực hành, bài tập nhóm được đánh giá bằng nhiều nguồn, nhấn mạnh đến kỹ năng thực hành...".
Đồng quan điểm, ông Trần Viết Khanh, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, sinh viên tham gia chương trình nghề nghiệp-ứng dụng được nhấn mạnh đến khả năng thực hành, bài tập nhóm, còn các sinh viên tham gia chương trình truyền thống chủ yếu học lý thuyết, đánh giá qua thi cử nên điểm số sẽ cao hơn hẳn. Cùng với đó GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, học phí những chương trình truyền thống thấp hơn nhiều lần so với học phí của chương trình đào tạo nghề nghiệp-ứng dụng, khiến cho sự lựa chọn của người học với chương trình này không cao.
Sản phẩm đầu ra kém nhạy bén, sáng tạo
Chương trình đào tạo nghề nghiệp-ứng dụng được đánh giá vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống. Sinh viên chương trình này cũng được đánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn. Sau khi tốt nghiệp, khả năng có việc làm của sinh viên cũng cao hơn... Tuy nhiên, bài toán khó giải cản trở sự phát triển của chương trình này, theo GS.TS Phạm Quang Trung là phương thức đào tạo khác xa với cách truyền thống đào tạo của đa số các trường. Thực hiện thành công chương trình này đòi hỏi sự mạo hiểm và tiên phong, chấp nhận thách thức và trách nhiệm để đổi mới. Trong khi đó, TS. Phạm Thị Ly lại chỉ rõ tầm nhìn và chiến lược phát triển của các trường ĐH chưa rõ ràng. "Hiện có 8 trường ĐH thực hiện chương trình này nhưng có tới 6/8 trường coi họ là trường định hướng nghiên cứu. Như vậy, nhà trường sẽ ưu tiên hướng nghiên cứu hàn lâm và sẽ là rào cản khi phát triển theo hướng thực hành nghề nghiệp vì đây là 2 định hướng hoàn toàn khác nhau" - TS. Phạm Thị Ly phân tích.
Theo bà Nguyễn Thị Lê Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT thì phát triển chương trình một cách hiệu quả và nhân rộng các trường cần rất nhiều thay đổi cả về chính sách, cả về nền nếp... Trước nhiều khó khăn, đặc biệt là về tài chính, học phí thì vấn đề đầu tư cùng nhà nước, đặc biệt vai trò của doanh nghiệp thị trường lao động cần rõ hơn và phải cùng tham gia, mới có thể chuyển đổi được trước yêu cầu của Chính phủ đạt 70-80% sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp-ứng dụng đến năm 2020.
Theo ANTD
Buồn vì vợ hay kể công Nhiệt tình, tốt bụng, hết lòng với người khác... đó là 'gien trội' của vợ mà chồng rất tự hào. Hình minh họa Em là niềm tự hào của gia đình chồng, khi ba mẹ thường được hàng xóm khen: 'Ông bà thật có phúc, có cô con dâu giỏi giang, lanh lợi, gặp chuyện gì cũng nhanh tay, nhanh chân giúp đỡ...