Phi hành gia đi bộ ngoài không gian để thay pin năng lượng Mặt Trời
Các phi hành gia Pháp và Mỹ đã đi bộ ngoài không gian 6 giờ để lắp đặt các tấm pin Mặt Trời mới, nhằm tăng cường khả năng cung cấp năng lượng cho Trạm Vũ trụ Quốc tế ( ISS).
“Mỗi lần làm việc này đều yêu cầu nỗ lực rất lớn từ cả đội và không thể hạnh phúc hơn khi thấy Shane Kimbrough trở lại”, Guardian dẫn lại lời của phi hành gia người Pháp Thomas Pesquet hôm 20/6.
Phi hành gia Shane Kimbrough thuộc NASA và phi hành gia Thomas Bisquet làm việc cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Hai người đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào cuối tháng 4, đã bật nguồn điện (pin) trên bộ quần áo du hành để bắt đầu cuộc đi bộ vào lúc 11 giờ 42 GMT.
Sau khi mở khóa cửa ISS, họ sẽ tiến hành định vị và lắp đặt 6 tấm pin Mặt Trời thế hệ mới, được gọi là iROSA, cho giàn năng lượng chính của trạm vũ trụ.
Video đang HOT
Trạm Vũ trụ Quốc tế được trang bị tất cả 8 cánh năng lượng Mặt Trời, mỗi bên có 4 tấm, cung cấp năng lượng lên tới 120 kilowatt cho 8 mạch điện chính của trạm.
Khi chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 6 tiếng rưỡi kết thúc, phi hành gia Kimbrough, người có 3 đứa con, đã gửi lời chúc nhân ngày “Ngày của cha” đến tất cả nhân viên trung tâm vũ trụ. “Cảm ơn vì đã làm việc với chúng tôi vào chủ nhật”.
Các phi hành gia đi bộ ngoài không gian để thay pin năng lượng mặt trời cho trạm vũ trụ. Ảnh: NASA.
Pin năng lượng Mặt Trời mới sẽ giúp trạm vũ trụ cũ kỹ tăng cường điện, đáp ứng nhu cầu cho các hành khách bỏ tiền ra đặt chỗ ghé thăm trạm vũ trụ hoặc làm thí nghiệm. Mở đầu cho những chuyến ghé thăm này là đoàn làm phim Nga vào mùa thu tới.
Được SpaceX vận chuyển lên vũ trụ vào đầu tháng này, những tấm pin mặt trời thế hệ mới sẽ được lắp đặt và thay thế dần các tấm pin sản xuất điện lâu đời nhất của trạm, hoạt động liên tục trong hơn 20 năm.
Nga ra "tối hậu thư" đòi Mỹ dỡ lệnh trừng phạt ngay lập tức
Nga cảnh báo về việc ngừng hợp tác về lĩnh vực không gian với Mỹ nếu Washington không dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại các thực thể của Moscow.
Trạm vũ trụ quốc tế (Ảnh: NASA).
Theo CNBC , người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin ngày 7/6 đã cảnh báo sẽ rút khỏi chương trình "Trạm vũ trụ quốc tế" (ISS) nếu Mỹ không dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại các thực thể trong lĩnh vực vũ trụ Nga trong tương lai gần.
"Nếu các lệnh trừng phạt chống lại Progress và TsNIIMash vẫn giữ nguyên và không được dỡ bỏ trong tương lai, việc Nga rút khỏi ISS sẽ là trách nhiệm của phía Mỹ", ông Rogozin phát biểu tại một phiên điều trần tại quốc hội Nga.
"Hoặc là chúng ta làm việc cùng nhau, trong trường hợp này là các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ ngay lập tức, hoặc không chúng ta sẽ dừng hợp tác và Nga sẽ tự triển khai trạm vũ trụ riêng", quan chức Nga nhấn mạnh.
Tháng 12/2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump xếp Trung tâm tên lửa và không gian Nga Progress và Viện nghiên cứu chế tạo máy trung ương Nga TsNIIMash, vào danh sách các công ty nghi có quan hệ với quân đội Moscow. Động thái của Washington sẽ buộc các công ty Mỹ phải xin giấy phép trước khi bán thiết bị cho các công ty nằm trong danh sách. Biện pháp này đã ảnh hưởng tới chương trình vũ trụ của Nga trong thời gian qua.
Kể từ khi được phóng lên từ năm 1998, ISS là trung tâm hợp tác và nghiên cứu khoa học lớn nhất trên quỹ đạo. Mỹ, Nga, Canada và Nhật Bản cùng với hàng chục quốc gia thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu cũng tham gia vào các hoạt động của ISS.
Dù Nga trước đó đã phát đi tín hiệu về việc họ đang cân nhắc làm trạm vũ trụ riêng, nhưng ISS được xem là biểu tượng cho hơn hàng chục năm hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Nga.
Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, người đứng đầu NASA Bill Nelson cho rằng việc Nga rời ISS "sẽ không phải là điều tốt".
"Trong hàng chục năm qua, chúng ta đã hợp tác với Nga về lĩnh vực không gian và tôi muốn sự hợp tác đó được tiếp tục", ông Nelson nhấn mạnh.
Nga lên kế hoạch rút khỏi ISS, tự thành lập trạm không gian riêng Một quan chức cấp cao Nga đã xác nhận quốc gia này sẽ ngừng hoạt động trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau khi tuổi thọ của trạm dự kiến kết thúc vào năm 2024. Trạm không gian quốc tế ISS là tổ hợp công trình với sự tham gia của các cơ quan bao gồm NASA, RKA, JAXA, CSA và 10...