Phí điều trị một bệnh nhân Covid-19 ở Hàn Quốc là bao nhiêu?
Theo Yonhap, chi phí phát sinh trực tiếp và gián tiếp đối với một bệnh nhân mắc Covid-19 ở Hàn Quốc là 44 triệu won (gần 36.000 USD).
Khoản chi phí này theo mức giá hiện tại, dựa trên giả định một ca siêu lây nhiễm Covid-19 lây lan cho 21 người trong vòng 4 ngày. Sau đó, mỗi người trong 21 ca nhiễm này sẽ tiếp tục lây lan cho 3,5 người nữa. Tức là trong vòng 8 ngày có tổng cộng 95,5 ca nhiễm từ một bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Một bệnh nhân Covid-19 được đưa đến bệnh viện tại TP. Chuncheon, Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Chi phí điều trị bệnh dịch thông thường gồm ba khoản là chi phí y tế trực tiếp, chi phí phi y tế trực tiếp và chi phí gián tiếp. Kết quả tính toán chi phí y tế trực tiếp dựa trên tài liệu phân tích của Cơ quan quản lý dịch bệnh (CDC) và Cơ quan bảo hiểm y tế quốc gia (NHIS) cho thấy 95,5 người sẽ tiêu tốn tổng cộng 600 triệu won (gần 488.000 USD), tương đương mỗi người phải chi trả 6,25 triệu won (hơn 5.000 USD).
Video đang HOT
Trong các ca nhiễm, người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng chiếm tới 90% (86 người), người có triệu chứng nặng là 10% (9,5 người). Bình quân chi phí và thời gian điều trị của mỗi nhóm lần lượt là 220.000 won (179 USD) trong 24,5 ngày và 650.000 won (528 USD) trong 21,5 ngày.
Tổng chi phí y tế trực tiếp là 400 triệu won (325 000 USD), tương đương 4,3 triệu won(3.495 USD)/người. Chi phí dành cho công tác điều tra dịch tễ học, thu thập và quản lý dữ liệu, nghiên cứu và thiết lập hệ thống điện toán, chi phí chăm sóc trẻ em, nuôi dạy con cái và việc nhà được tính toán ở mức tối thiểu.
Chi phí cho công tác điều tra dịch tễ học là 6,2 triệu won (hơn 5.000 USD) dựa theo tiền lương mỗi tháng của chuyên viên điều tra. Ước tính chi phí quản lý dữ liệu là 270 triệu won (gần 22. 000 USD). Chi phí ước tính bình quân 70% bệnh nhân (67 người) phải chi trả cho chăm sóc con cái và làm việc nhà trong 24,5 ngày là 131 triệu won (hơn 106. 000 USD).
Chi phí gián tiếp là khoản thu nhập thất thoát của bệnh nhân và người bị cách ly do không thể làm việc. Ước tính khoản chi phí này là 3,2 tỷ won (2,6 triệu USD), tương đương 33,7 triệu won (hơn 27.000 USD)/người. Mức thất thoát lớn như vậy là do một ca nhiễm sẽ tiếp xúc với hàng chục người, khiến những người này phải nghỉ việc trong thời gian cách ly.
Nếu giả định 70% ca nhiễm đều thuộc độ tuổi lao động, với số ngày nghỉ việc là 20 ngày, tiền lương mỗi ngày là 77.563 won (626 USD)/người thì tổng số tiền thiệt hại lên tới 103,7 triệu won (hơn 84.000 USD).
Nếu mỗi người trong 95,5 ca nhiễm khiến 60 người phải cách ly, 70% (4.011 người) trong số này thuộc độ tuổi lao động, với thời gian cách ly là 14 ngày trừ ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ, tổng số tiền thiệt hại do nghỉ việc có thể lên tới 310 triệu won (gần 252.000 USD)/ngày.
Mức lương hàng ngày áp dụng để tính chi phí gián tiến trên là mức Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc dùng để ước tính tổn thất kinh tế do Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2015. Chi phí liên quan đến dịch Covid-19 được tính toán dựa trên hạn mức tối thiểu có thể xác định được trong thời điểm hiện tại, không bao gồm những tổn thất kinh tế phát sinh từ việc ngừng hoạt động doanh nghiệp, hoãn thời điểm đến trường của học sinh do biện pháp giãn cách xã hội.
Quỹ Bill Gate tài trợ doanh nghiệp Hàn Quốc bào chế vaccine Covid-19
Qũy Bill và Melinda Gates sẽ hỗ trợ 3,6 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia thế giới tham khảo cách phòng chống dịch Covid-19 của Hàn Quốc, thì tiềm năng tăng trưởng các ngành công nghệ y sinh của Hàn Quốc cũng được quốc tế đánh giá rất cao.
Quỹ Bill Gate tài trợ doanh nghiệp Hàn Quốc bào chế vaccine Covid-19. Ảnh: KBS.
Đài KBS cho biết, Công ty Khoa học Y sinh SK (SK Bio Science) ngày hôm nay (18/5) cho biết, Quỹ Bill và Melinda Gates, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới được tỷ phú Bill Gates góp vốn, sẽ hỗ trợ 3,6 triệu USD cho các hoạt động nghiên cứu phát triển vaccine phòng Covid-19 của công ty. Trước đó, quỹ này đã hỗ trợ 12 tỷ won (9,75 triệu USD) cho hoạt động nghiên cứu phòng dịch thế hệ mới của tập đoàn viễn thông KT Hàn Quốc.
Công ty Khoa học Y sinh SK cho biết sẽ thảo luận kế hoạch sử dụng nguồn tiền hỗ trợ này với Liên minh các sáng kiến ứng phó dịch bệnh toàn cầu (CEPI), đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu vaccine Covid-19 trên toàn thế giới.
Đại diện của công ty bày tỏ vui mừng vì được hợp tác cùng Quỹ Bill và Melinda Gates trong nghiên cứu y sinh, và khẳng định nỗ lực nghiên cứu đóng góp cho nhân loại. Trước đó, nhờ sự hỗ trợ của quỹ này, công ty đã nghiên cứu phát triển hai loại vaccine cho bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở trẻ em và bệnh thương hàn. Quỹ Bill và Melinda Gates là tổ chức phi lợi nhuận do người sáng lập hãng phần mềm Microsoft Bill Gates và vợ ông là Melinda Gates thành lập năm 2000, chuyên về các hoạt động từ thiện hướng đến xóa đói giảm nghèo và ngăn ngừa bệnh tật.
Trả lời báo chí, Chủ tịch Bill Gates cho biết hầu hết các cơ quan từng tập trung nghiên cứu vaccine cho các bệnh Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS), sốt rét (malaria) và bại liệt ở trẻ em (polio) đều đang dồn lực đối phó với Covid-19. Được biết, quỹ Quỹ Bill và Melinda Gates hiện có quy mô hơn 40 tỷ USD. Trong một bài phỏng vấn ngày 12/4 với kênh CNBC chuyên về kinh tế của Mỹ, đồng chủ tịch quỹ Quỹ Bill và Melinda Gates đánh giá Hàn Quốc và Đức là hai nước "xuất sắc" trong đối phó với Covid-19.
Yonhap: Hàn Quốc mất ít nhất 36.000 USD cho một bệnh nhân COVID-19 Yonhap tính toán khoản chi phí này theo mức giá hiện tại, dựa trên giả định một ca siêu lây nhiễm COVID-19 lây lan cho 21 người trong vòng 4 ngày. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 đã được chữa khỏi tại một bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 15/5/2020. (Nguồn: Yonhap/TTXVN) Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), ước...