Phi công mắc Covid-19, Trung Quốc xét nghiệm gấp hàng nghìn dân
Ủy ban Y tế tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cho biết viên phi công Cao được xác nhận dương tính với Covid-19 vào tối hôm 14/12.
Theo bài viết được Nhật báo Trung Quốc đăng tải hôm 16/12, phi công Cao từng có mặt trên chuyến bay từ Los Angeles, Mỹ tới Thành Đô, Trung Quốc vào ngày 29/11, và anh này có kết quả xét nghiệm âm tính khi được cách ly ở trung tâm y tế Nhân Thọ, Mi Sơn, Tứ Xuyên.
Sau đó, Cao lại tiếp tục tham gia chuyến bay từ Thành Đô tới Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông vào hôm 9/12. Tới ngày 12/12, anh này đã tham dự tiệc cưới với hơn 300 khách mời được tổ chức tại thành phố Giang Du thuộc Tứ Xuyên, trước khi quay trở về Thành Đô.
Đến hôm 14/12 vừa qua, giới chức y tế Thành Đô đã buộc phải gấp rút cách ly viên phi công này, sau khi mẫu xét nghiệm axit nucleic của Cao cho kết quả dương tính với Covid-19.
Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm từ người dân. Ảnh: THX
Khách sạn tổ chức tiệc cưới nói trên ngay sau đó đã bị đóng cửa, tất cả nhân viên làm việc tại đây đều phải vào khu cách ly để nhân viên y tế theo dõi tình hình sức khỏe, cũng như toàn bộ người tham dự bữa tiệc nói trên được yêu cầu đi xét nghiệm.
Theo Nhật báo Trung Quốc, đã có ít nhất 7.000 mẫu xét nghiệm axit nucleic được thu thập tại các vùng Thành Đô, Giang Du và Mi Sơn tính tới hết ngày 15/12.
Video đang HOT
Số liệu từ Worldmeters cho thấy, Trung Quốc từ đầu dịch đến nay đã ghi nhận gần 86.800 ca nhiễm, trong đó hơn 4.630 người tử vong.
Tình hình dịch trên toàn cầu
Dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 74,4 triệu người khắp toàn cầu, trong đó hơn 1,65 triệu người tử vong. Số liệu trên được Worldometers cập nhật lúc 6h sáng nay (17/12). Ngoài ra, số ca hồi phục trên thế giới đạt hơn 52,2 triệu người.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng tính từ đầu dịch là hơn 17,3 triệu và 313.703. Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với gần 10 triệu người nhiễm và 144.487 ca tử vong. Kế đó là Brazil với hơn 7 triệu người bệnh, bao gồm 183.735 người trong đó đã tử vong.
Các nước châu Âu phê chuẩn tiêm vắc-xin Covid-19
Một số nước châu Âu đang chuẩn bị bắt đầu kế hoạch tiêm chủng vắc-xin trước khi năm 2020 kết thúc. Theo Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, nước này sẽ tiêm chủng cho người dân loại vắc-xin BioNTech/Pfizer ngay sau khi được Liên minh châu Âu phê chuẩn, và việc này có thể bắt đầu sớm vào Giáng sinh.
“Có vẻ Đức sẽ là quốc gia châu Âu đầu tiên tiến hành tiêm chủng trước khi năm 2020 kết thúc”, Reuters dẫn lời Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen nói.
Theo Reuters, tỷ lệ nhiễm Covid-19 đang gia tăng cùng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo được áp dụng ở nhiều quốc gia châu Âu, đã buộc chính phủ những nước này nhanh chóng hành động nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
Phái bộ WHO sẽ tới Trung Quốc vào tháng tới
Mục đích của phái bộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới đây là nhằm điều tra nguồn gốc virus đã gây ra đại dịch Covid-19. Một thành viên trong đoàn, bà Thea Fischer cho biết, nhóm điều tra sẽ tới Trung Quốc “vào năm mới, và sẽ thực hiện nhiệm vụ trong sáu tuần”.
“Giai đoạn một của công tác được cho là đã hoàn thành, và chúng tôi sẽ thu thập được một số kết quả. Nếu đó là những gì chúng tôi thu được từ Trung Quốc… thì điều đó thật tuyệt vời. Sau đó, chúng tôi sẵn sàng cho giai đoạn hai”, Reuters dẫn lời bà Fischer nói.
Đức muốn đạt miễn dịch cộng đồng vào năm sau
Bộ trưởng Y tế Đức cho biết nước này đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm vaccine tự nguyện dự kiến phổ biến vào giữa năm 2021.
Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nhấn mạnh rằng chính phủ Đức không yêu cầu tiêm chủng bắt buộc sau khi có vaccine Covid-19.
"Chúng tôi cần 55-65% dân số tiêm vaccine để đạt cái mà chúng ta thường gọi là miễn dịch cộng đồng và tôi tin chắc rằng chúng tôi có thể đạt được nó một cách tự nguyện", ông Spahn nói trong buổi họp báo ở Berlin hôm nay.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn (trái) tại họp báo ở Berlin ngày 15/9. Ảnh: AP.
Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua phát triển vaccine ngừa Covid-19 hiệu quả và an toàn để ngăn chặn đại dịch giết hơn 930.000 người trên thế giới.
Như tại nhiều quốc gia khác, nhiều nhà hoạt động và theo thuyết âm mưu tại Đức phản đối bất kỳ loại vaccine ngừa Covid-19 nào. Đôi khi họ còn tham gia các cuộc biểu tình bài vaccine lớn trên đường phố. Tuy nhiên, khảo sát gần đây cho thấy phần lớn người Đức sẵn sàng tiêm vaccine.
Phát biểu tại cuộc họp báo trên, Bộ trưởng Nghiên cứu Anja Karliczek cho biết Đức không cho rằng sẽ có vaccine dùng rộng rãi cho người dân trước giữa năm 2021. Ước tính này tương đồng với đánh giá gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Karliczek khẳng định Đức và Liên minh châu Âu sẽ không mạo hiểm "đốt cháy giai đoạn" trong cuộc chiến này để phát triển loại vaccine hiệu quả và an toàn. Bà nói rằng chính phủ Đức đã chi 750 triệu euro (khoảng 890 triệu USD) cho ba công ty trong nước nghiên cứu và phát triển vaccine.
Hai công ty tiên tiến nhất của Đức trong lĩnh vực này, gồm CureVac và BioNTech, đang hợp tác với tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer, sẽ nhận lần lượt số tiền đầu tư là hơn 270 triệu USD và hơn 440 triệu USD. Các cuộc đàm phán với công ty thứ ba là IDT Biologika đang bước sang giai đoạn cuối. Theo thỏa thuận, công ty sẽ giữ lại 40 triệu liều cho Đức sau khi phát triển thành công vaccine.
Đức cũng đạt được hợp đồng 54 triệu liều vaccine với AstraZeneca và đang tiếp tục đàm phán nhiều hợp đồng khác.
Một khi vaccine được cấp phép, Bộ trưởng Spahn cho biết ông sẽ triển khai nó trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Ông cảnh báo rằng không phải tất cả người dân đều có thể tiêm vaccine ngay đợt đầu tiên, vì một số thách thức về mặt hậu cần đồng nghĩa vaccine sẽ được ưu tiên cho một số nhóm như người cao tuổi hoặc người làm việc ở tuyến đầu.
Đức từng được xem như hình mẫu chống dịch của châu Âu và thế giới nhờ chương trình xét nghiệm rộng rãi và truy vết lịch sử tiếp xúc hiệu quả. Tuy nhiên, quốc gia này vài tuần gần đây chứng kiến số ca nhiễm tăng trở lại. Giới chức y tế đã báo cáo 1.407 ca nhiễm mới hôm nay, nâng tổng ca nhiễm của quốc gia này lên hơn 260.000 người kể từ khi dịch bùng phát.
Hơn 29 triệu ca nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 29 triệu người nhiễm, gần 928.000 người chết do nCoV, đại dịch tại một số nước nguy cơ bùng phát trở lại. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 29.155.038 ca nhiễm và 927.709 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 230.398 và 3.788 ca sau 24 giờ, trong khi 21.004.632 người đã bình phục,...