Phí chuyển mạng giữ nguyên số là 120.000 đồng
Ngày 16/11, ba nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (Mobile Number Portibility – MNP) cho khách hàng. Hiện dự kiến phí rời mạng là 60.000 đồng và mức phí chuyển đến sử dụng mạng mới là 60.000 đồng. Như vậy tổng chi phí chuyển mạng giữ số là 120.000 đồng
Đây là dịch vụ giúp người dùng di động có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ di động mà không phải thay đổi số thuê bao. Như vậy, một số thuê bao di động của mạng này khi chuyển sang sử dụng mạng khác thì được giữ nguyên dãy 10 số.
Việc chuyển mạng giữ số sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng khi họ muốn thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đây cũng là một trong số những nội dung mà Việt Nam đã cam kết tham gia trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo thống kê Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 5/2018, Việt Nam có xấp xỉ 124 triệu thuê bao di động. Trong đó, số thuê bao trả sau chiếm khoảng 8 triệu thuê bao, tương đương 7% tổng số thuê bao.
Đến thời điểm này, các nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone đều khẳng định sẽ triển khai chuyển mạng giữ số theo đúng lộ trình cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước hết, ba nhà mạng này sẽ cung cấp dịch vụ này cho các thuê bao trả sau từ ngày 16/11 tới. Các thuê bao trả trước sẽ được triển khai tiếp vào đầu năm 2019.
Theo Thông tư 35/2017/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải niêm yết công khai mức cước và các điều khoản sử dụng dịch vụ chuyển mạng. Mức cước chuyển mạng được tính theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo bù đắp một phần chi phí của doanh nghiệp lấy đi, doanh nghiệp chuyển đến.
Video đang HOT
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, cước dịch vụ chuyển mạng sẽ do nhà mạng tự quy định. Cước dịch vụ chuyển mạng không được hoàn trả trừ trường hợp chuyển mạng không thành công do lỗi kỹ thuật của hệ thống. Mức cước dịch vụ chuyển mạng có thể sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối chuyển mạng đối với các thuê bao có thông tin đăng ký dịch vụ không chính xác, đang có khiếu nại, tranh chấp việc sử dụng dịch vụ hoặc vi phạm hợp đồng. Do đó, đây cũng là công cụ khuyến khích người sử dụng dịch vụ đăng ký chính xác thông tin thuê bao, góp phần giảm thiểu sim rác, giúp công tác quản lý thuê bao được chặt chẽ hơn.
Thủ tục chuyển đổi là 45 ngày để thuê bao hoàn tất các thủ tục, cam kết với nhà mạng đang sử dụng trước khi chuyển sang nhà mạng mới. Lưu ý là sau khi chuyển mạng giữ số thành công thì tất cả các dịch vụ mà thuê bao đang sử dụng của nhà mạng trước đều bị hủy hết, khách hàng phải đăng ký mới mọi dịch vụ, kể cả dịch vụ dữ liệu 3G/4G. Ngoài ra, thời gian tối thiểu giữa 2 lần chuyển mạng giữ số liên tục của 1 thuê bao là 90 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ).
Theo Báo Mới
Đăng ký SIM mới vẫn phải chụp ảnh chân dung
Những nội dung chính tại cuộc họp giao ban quản lý Nhà nước tháng 10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra vào chiều ngày 5/11 đã được Bộ công bố vào chiều 6/11, trong đó có vấn đề về xử lý SIM rác.Để xử lý vấn đề SIM rác, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định người dùng đăng ký SIM mới phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh...
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Hùng, các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, để xử lý vấn đề SIM rác, Bộ đã đưa ra các giải pháp gồm: (1), SIM mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh; (2), các nhà mạng không đưa ra thị trường SIM giá rẻ, để tránh việc dùng SIM thay thẻ cào điện thoại; và (3), nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh chụp với ảnh chứng minh thư.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ba giải pháp này sẽ giải quyết đáng kể vấn nạn SIM rác, trong khi đợi giải pháp căn cơ là xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Với nội dung trên, như vậy, người dùng khi đăng ký SIM mới vẫn sẽ phải chụp ảnh chân dung.
Trước đó, tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, chiều 30/10 và sáng 1/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cho rằng, gốc vấn đề nằm ở chỗ phải có một cơ sở dữ liệu công dân chính xác, phải xác định được mối quan hệ giữa người đến đăng ký gắn vào SIM và gắn vào chứng minh thư nhân dân.
Chứng minh thư nhân dân hiện nay nhiều nước đã cài vào ID duy nhất, ảnh, vân tay, khi người đến đăng ký chìa chứng minh nhân dân ra cắm vào máy là hiện vân tay và ảnh. Công ty cung cấp SIM chỉ cần chụp ảnh và so với cơ sở dữ liệu đấy. Nếu ảnh trùng với ảnh trong chứng minh thư thì đây đúng là người sở hữu chứng minh thư đó, như thế SIM sẽ gắn vào chứng minh thư và gắn vào đúng người đó.
Giải pháp căn cơ là người dùng SIM phải chính danh, đăng ký đầy đủ thông tin, cái gốc là cơ sở dữ liệu căn cước công dân có số chứng minh, ảnh, vân tay để khi đăng ký chính xác đúng người, đúng SIM.
Ông cũng cho rằng, SIM rác là khái niệm chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật mà thường dùng để chỉ SIM không có thông tin chính xác về người dùng và không tìm ra người dùng. SIM rác tồn tại dưới 2 dạng, kích hoạt sẵn tồn tại trên kênh phân phối, có thể mua dễ dàng và SIM đã đến tay người dùng.
Tuy nhiên, trong lúc chưa có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Bộ Thông tin Truyền thông đã thực hiện một số giải pháp để thu hồi SIM rác. Ông cho biết, từ cuối năm 2016, các nhà mạng đã tiến hành thu hồi SIM rác kích hoạt sẵn. Từ tháng 7/2017 đến nay đã thu hồi được 24 triệu SIM, trong đó 50% thuộc về nhà mạng lớn nhất là Viettel; tổ chức đăng ký lại thông tin thuê bao, từ 7/2017 các nhà mạng tổ chức đăng ký lại trong đó có chụp ảnh, những thuê bao chưa đủ thông tin mà không đăng ký lại thì kiên quyết cắt dịch vụ.
Cũng tại buổi giao ban trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo, các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác, thực hiện nghiêm Nghị định 49 về khóa SIM thuê bao không đủ thông tin.
Trong một thông tin liên quan đến vấn đề chụp ảnh chân dung thuê bao, cuối tháng 9 vừa qua, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP mà Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành lấy ý kiến người dân, có đề cập đến việc xem xét bãi bỏ quy định chụp ảnh chính chủ thuê bao điện thoại di động.
Trong tờ trình dự thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngay sau khi các quy định về việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp được các doanh nghiệp triển khai, người dân và các cơ quan báo chí đã có phản ứng cho rằng: chụp ảnh là xâm phạm đến quyền riêng tư của người dân, có thể gây lộ lọt thông tin riêng và không cần thiết do đã có chứng minh nhân dân; đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là không cần thiết,....
Bộ cho biết, sau khi nhận được các phản hồi này, Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình để trao đổi, làm rõ những quy định có liên quan nhằm tạo sự đồng thuận trong người dân, xã hội, đồng thời nghiên cứu, xem xét các vấn đề có liên quan.
Bộ cũng cho rằng, việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp (các doanh nghiệp ước tính là còn khoảng 38 triệu thuê bao dạng này) sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này.
Theo Báo Mới
Chuyển mạng giữ nguyên số, một thuê bao sẽ mất bao nhiêu tiền? Ba nhà mạng lớn VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số cho khách hàng vào ngày 16/11 tới đây. Tuy nhiên, vấn đề được các thuê bao quan tâm chính là mức phí chuyển sang mạng khác. Cho đến thời điểm này, Bộ TT&TT vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ...