Phi chính trị, quân đội sẽ chỉ là ‘robot vũ lực’
“Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành “thiên lôi chỉ đâu đánh đấy” hay là thứ robot vũ lực chứ không phải đội quân có đầu óc nữa”, thiếu tướng Bùi Phan Kỳ nói.
Góp ý tại cuộc tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp chiều 13/3, thiếu tướng Bùi Phan Kỳ (Viện Chiến lược quốc phòng) cho rằng, lực lượng vũ trang là công cụ bạo lực sắc bén nhất để bảo vệ lợi ích thiết thân của chủ thể đã tổ chức ra. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự trung thành. Điều này đã được lịch sử chứng minh từ thời phong kiến.
Trước những ý kiến về việc “phi chính trị hóa quân đội”, cho rằng quân đội chỉ phải trung thành với tổ quốc, ông Kỳ lập luận: “Xin hãy chỉ cho tôi có quốc gia nào trong số 200 quốc gia trên thế giới quân đội không phục vụ một chính đảng? Tính phục tùng của quân đội là tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Việc phục tùng chính đảng và nhà nước là nguyên tắc của tất cả các quân đội. Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân nhà nghề, phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành “Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy” và trở thành thứ robot vũ lực chứ không phải là đội quân có đầu óc”.
Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ. Ảnh: N.Hưng.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Cao Đức Thái (nguyên Viện trưởng viện nhân quyền, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, thực tế đã chứng minh quân đội không thể đứng ngoài chính trị. Theo ông, quân đội không phải là một lực lượng chính trị tự lập, không phải là một nhánh quyền lực.
Trong các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội ngày nay, quân đội luôn là đối tượng để các lực lượng chính trị tranh thủ, lôi kéo nhằm biến thành công cụ giành giật chính quyền. Và có một phương thức là “đảo chính mềm” thông qua thay đổi nội dung căn bản của Hiến pháp mà thay đổi chế độ. “Ở Việt Nam chính là nhắm vào điều 4 và điều 70 dự thảo Hiến pháp. Đây là thực tiễn mà tôi nghĩ ta không thể né tránh”, ông nói.
Dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân” đồng thời đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế và trong nước hiện nay, tiến sĩ Thái cho rằng, hiến định về nhiệm vụ của quân đội như điều 70 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi không chỉ phù hợp mà còn cần thiết.
“Hiến định quân đội trung thành với Đảng không phải là điều đặc biệt đối với Việt Nam. Ở nhiều quốc gia, ngay cả láng giềng của Việt Nam, quân đội không chỉ phải thề trung thành với đảng mà còn phải thề trung thành với lãnh đạo của đảng, với tên cá nhân cụ thể”, ông nói.
Video đang HOT
Tiến sĩ Cao Đức Thái. Ảnh: N.Hưng.
Vị tiến sĩ này cũng phân tích thêm rằng, trong bối cảnh diễn ra sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thì sự trung thành với Đảng lúc này là trung thành với đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc; trung thành với cương lĩnh, đường lối gắn liền độc lập với CNXH của Đảng. Sự trung thành đó còn là ủng hộ những cán bộ, đảng viên ở các ngành, các cấp kiên định mục tiêu xây dựng xã hội XHCN đồng thời kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm.
Còn theo trung tướng Nguyễn Ngọc Hồi, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân, quy định về nhiệm vụ của lực lượng vũ trang như dự thảo phù hợp yêu cầu pháp lý, nhất là phù hợp với tình hình các thế lực chống phá diễn biến hòa bình, thể hiện tư duy xây dựng nhà nước pháp quyền.
“Hiến định này được xác định bằng 69 năm trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam luôn trung thành với Đảng chứ không phải bây giờ mới cần đến”, ông nói.
Điều 70 dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung điều 45): “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Theo VNE
'Thu hồi đất vì mục tiêu kinh tế rất dễ bị lợi dụng'
"Trong lý do Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã bao gồm các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nếu quy định như dự thảo sẽ rất dễ bị lợi dụng", Phó giám đốc Sở Nội vụ Phùng Văn Thiệp góp ý.
Sáng 4/3, thường trực HĐND, UBND thành phố Hà Nội lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với sự tham gia của nhiều nguyên cán bộ và lãnh đạo thành phố.
Theo Phó giám đốc Sở Nội vụ Phùng Văn Thiệp, quy định về thu hồi đất được người dân quan tâm. Khoản 3, điều 58 của dự thảo nêu: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội".
Ông Thiệp cho rằng ngay trong lý do Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng cũng đã bao gồm các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nếu quy định Nhà nước thu hồi đất ở các dự án phát triển kinh tế - xã hội sẽ rất dễ bị lợi dụng.
"Thực tế trong giai đoạn vừa qua việc thu hồi đất ở một số dự án đã có chuyện vì tính chất cá nhân và một nhóm cá nhân, có việc vì lợi ích nhóm. Vì vậy, quan điểm của chúng tôi đề nghị nên bỏ ý các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nội dung thu hồi đất", ông Thiệp kiến nghị.
Ông Nguyễn Trọng Tỵ đề nghị bỏ đoạn "các dự án phát triển kinh tế - xã hội" trong quy định về thu hồi đất. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chung quan điểm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng, nếu quy định như vậy thì coi như trong mọi trường hợp đều có thể dùng quyền Nhà nước để thu hồi đất. Điều đó không bảo đảm quyền sử dụng đất là quyền tài sản được nhà nước bảo hộ như chính trong điều 58 dự thảo.
"Tôi đề nghị đề nghị bỏ đoạn các dự án phát triển kinh tế - xã hội" trong quy định về thu hồi đất", ông Tỵ nói.
Trong buổi góp ý sáng nay, nhiều đại biểu đã thống nhất về vai trò của Đảng như trong điều 4 của Hiến pháp. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trọng Tỵ, việc quy định "các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" phần nào đã bình thường hóa vai trò của Đảng. Ông góp ý, ở khoản này cần quy định là "các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật về hoạt động của Đảng".
Theo ông, cần thiết phải có điều này vì ở Việt Nam hiện nay, Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhưng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong đó, Quốc hội là cơ quan đại diện nhân dân - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
"Quy định sẽ xác định được ranh giới cái gì thuộc về nhân dân, cái thì thuộc quyền lãnh đạo của Đảng, có như vậy mới tránh hiểu lầm rằng Đảng quyết hết mọi thứ, hạ thấp vai trò của Đảng, của nhân dân", ông Tỵ nói. Đồng thời, ông cho rằng, có luật về hoạt động của Đảng sẽ tạo đà cho vai trò lãnh đạo của Đảng một cách bền vững, lâu dài.
Đồng tình với việc làm rõ thêm trách nhiệm của Đảng trong lãnh đạo, song nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn lại cho rằng chưa nên đề cập tới luật hoạt động của Đảng. "Thực tế ta chưa chuẩn bị kỹ, chưa nên nêu vào luật gốc. Khi nào cần thiết tổ chức, cần thiết đề cập ta mới xem xét. Quy định như dự thảo là đủ", ông Tuấn nói.
Theo ông Phùng Hữu Phú, trong quá trình xây dựng dự thảo Hiến pháp, phương thức lãnh đạo của Đảng từng được đề cập. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Nguyên Phó chủ tịch HĐND Hà Nội Lê Quang Nhuệ nhận xét, phần nói về chính quyền địa phương của dự thảo Hiến pháp quá sơ lược. Bởi viết như trong dự thảo thì vai trò của HĐND là mờ nhạt, vai trò của đại biểu HĐND là không quan trọng. Ông đề nghị quy định về HĐND tương tự như phần nói về Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Nguyên Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thì cho rằng, dự thảo không quy định rõ "UBND do HĐND bầu" là hợp lý. Bởi đang thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Nếu vẫn giữ quy định UBND do HĐND bầu sẽ rất vướng khi triển khai chủ trương này.
Phát biểu tại buổi góp ý, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương Phùng Hữu Phú cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo Hiến pháp, phương thức lãnh đạo của Đảng đã được đề cập. Tuy nhiên, nếu đưa vào trong Hiến pháp thì quá dài nên đã được cắt bớt. "Riêng phần về chính quyền địa phương tôi đồng ý là sơ lược quá, cần bổ sung về thiết chế HĐND", ông Phú nói.
Để góp ý cụ thể thêm cho dự thảo Hiến pháp, trong tuần này, HĐND sẽ tổ chức phiên lấy ý kiến của toàn thể đại biểu hội đồng.
Theo VNE
Người Hà Nội hiến kế giao thông Hơn 1.000 bài viết về nạn ùn tắc, tai nạn giao thông cùng nhiều giải pháp đã được gửi đến cuộc thi "Vì an toàn giao thông thủ đô". Lãnh đạo Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp. Sáng 2/3, Hà Nội tổng kết cuộc thi viết về an toàn giao thông thủ đô, trao 1...