Phép thử với giáo viên lớp 1
Theo Bộ GD&ĐT, tất cả giáo viên tham gia dạy lớp 1 năm nay phải trải qua kỳ đánh giá về sách giáo khoa (SGK) mới. Trường hợp “không đạt” theo yêu cầu sẽ không được dạy học vào năm sau.
Đổi mới sách giáo khoa, giáo viên
Hơn 2 tháng nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng chính thức ở lớp 1. Hiện các cơ sở giáo dục đã hoàn tất công tác lựa chọn SGK năm học mới. Thời điểm này, công việc quan trọng bậc nhất của ngành giáo dục là tập trung định hướng giáo viên sẵn sàng đổi mới kỹ năng cũng như phương pháp giảng dạy.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, tất cả giáo viên tham gia dạy lớp 1 năm nay phải trải qua đợt tập huấn, bồi dưỡng về SGK lớp 1 mới. Kết thúc đợt bồi dưỡng, giáo viên được đánh giá thông qua bài thu hoạch theo quy định.
Các cuốn sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh” với giáo viên hiện nay. Ảnh: Bảo Trọng
Trường hợp giáo viên không tham gia bồi dưỡng hoặc không đạt được mức đánh giá theo yêu cầu thì không bố trí cho dạy lớp 1 năm học 2020 – 2021. Các địa phương được đề nghị phối hợp với nhà xuất bản có SGK được lựa chọn cung ứng SGK mới, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Dự kiến, chương trình bồi dưỡng sẽ được ấn định trong tháng 7, thời gian 2 ngày.
Video đang HOT
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, lâu nay, nhiều giáo viên đã quen dạy học bám sát nội dung SGK, thậm chí đúng từng câu, từng chữ trong các cuốn sách và coi SGK như một pháp lệnh trong quá trình dạy học. Theo ông Thái Văn Tài, định hướng, tư duy giảng dạy theo lối mòn như vậy cần phải thay đổi và sự ra đời của 5 cuốn SGK lớp 1 mới chính là một ví dụ rõ rệt nhất.
“Giáo viên được chọn bất cứ cuốn sách nào trong 5 bộ sách, thậm chí là chọn từng cuốn sách ở các bộ sách khác nhau để phục vụ giảng dạy. Như vậy, có thể hiểu, có ít nhất 5 con đường để giáo viên có thể lựa chọn nhằm đạt được mục đích truyền thụ kiến thức mới cho học sinh” – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học phân tích.
Được tham khảo nhiều bộ sách khi dạy
Nói về công tác biên soạn giáo án, ông Thái Văn Tài cho biết, giáo viên hoàn toàn được lựa chọn các giải pháp linh hoạt, không nhất thiết phải bám quá sát vào SGK, miễn sao bảo đảm chương trình của môn học.
Còn với phương pháp dạy học theo xu thế mới, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng – nguyên Điều phối viên chính Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT nhận định: “Tất cả đều quan trọng, từ mục tiêu, phương pháp, nội dung dạy học, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Tuy nhiên, xét cho cùng, mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tất cả yếu tố còn lại trong dạy học. Nếu giáo viên nắm vững được mục tiêu quy định trong chương trình được cụ thể hóa trong các bài học, hoạt động dạy học trong cuốn SGK cụ thể, họ hoàn toàn chủ động sắp xếp chất liệu trong bài giảng miễn sao đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất”.
Theo ông Hùng, với cách tiếp cận mới, giáo viên được phát triển hết khả năng sáng tạo, thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào các chất liệu đã được thể hiện trong một bộ SGK cụ thể.
Cùng bàn về vấn đề này, bà Đinh Thị Băng Tâm – Hiệu trưởng trường Tiểu học Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội cho rằng, với yêu cầu đổi mới, giáo viên hiện nay luôn phải tự học, tự nâng cao phương pháp truyền thụ kiến thức, kỹ năng. Để hỗ trợ giáo viên làm phong phú bài giảng, cách tiếp cận, bà Tâm cho biết, dù nhà trường đã lựa chọn 1 bộ SGK cho năm học mới nhưng hiện thư viện luôn có đủ cả 5 bộ sách để giáo viên tham khảo, vận dụng.
Với định hướng đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên hiện nay buộc phải vận động, đổi mới nếu không sẽ có nguy cơ tự đào thải. Đội ngũ này có quyền chủ động, sáng tạo, làm chủ bộ môn, phương pháp truyền thụ miễn sao đạt được mục tiêu của ngành giáo dục đề ra.
“Việc Bộ GD&ĐT chỉ đạo, tất cả giáo viên tham gia dạy lớp 1 năm nay phải trải qua đợt tập huấn, bồi dưỡng về SGK lớp 1 mới là chính sách đúng đắn. Với góc độ giáo viên, chắc chắc sẽ có những lo lắng nhất định. Tuy vậy, các giáo viên cần sẵn sàng đối diện với quy luật tất yếu đó. ” – Cô Hoàng Thuý Hà – giáo viên trường Tiểu học Mậu Lương, quận Hà Đông
TPHCM: Đảm bảo giáo viên lớp 1 năm học 2020-2021 được bồi dưỡng đại trà
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có thông báo về kết luận và chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại hội nghị giao ban công tác chuyên môn lần 2 năm học 2019-2020.
Giáo viên tham gia tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh hoạ
Liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình GD phổ thông 2018, Sở GD-ĐT chỉ đạo:
Các Phòng GD-ĐT chủ động tham mưu UBND quận, huyện đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy học và đội ngũ (cả về số lượng và chất lượng) theo quy định mới.
Các cơ sở giáo dục chủ động rà soát các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ,...) và có kế hoạch, giải pháp cụ thể để khắc phục các hạn chế, tồn tại.
Triển khai tốt kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ chuẩn bị Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đặc biệt, đảm bảo 100% cán bộ - giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021 được tập huấn đại trà.
Phải đảm bảo đầy đủ kinh phí cho giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn theo quy định, không để giáo viên tốn chi phí cá nhân.
Các trường tiểu học thực hiện đúng quy định về công khai kết quả chọn sách giáo khoa lớp 1 và tham gia đầy đủ tập huấn, bồi dưỡng sử dụng sách.
Khuyến khích và có kế hoạch bồi dưỡng, giúp giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, đạt chuẩn Ngoại ngữ - Tin học, định hướng các chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu trường học cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, rà soát các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích, chống đuối nước, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong trường học.
Trong đó, đặc biệt lưu ý các trường rà soát hệ thống cây xanh và các yếu tố có khả năng gây mất an toàn trong trường học, đồng thời phối hợp tốt với chính quyền và công an địa phương giữ gìn trật tự xung quanh trường.
Chọn duy nhất một bộ sách giáo khoa: Sở GDĐT Khánh Hòa nói gì? Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho rằng việc chọn duy nhất một bộ sách giáo khoa là "không vấn đề gì". Giờ tan học vào chiều 27.5 ở Trường tiểu học Phước Tiến, Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Nhiệt Băng Chiều 27.5, ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết đang hoàn...