‘Phép kỷ luật một phút’ để không phải đánh con
Phép kỷ luật một phút không phải là hình phạt, nó cho bạn thời gian để kiểm soát và thay đổi hành vi của trẻ.
Thay vì la mắng hoặc đánh con khi bé làm sai, hãy bình tĩnh thực hiện theo phép quy tắc dưới đây để sửa lỗi bản thân và giúp bé thay đổi hành vi:
0-10 giây: Hành động nhanh chóng
Hãy hành động thật nhanh thay vì quát mắng trẻ. Tiến sĩ Anthony E. Wolf, tác giả của cuốn sách The Secret of Parenting cho biết: “Đừng nói ‘dừng lại’ và chỉ đợi trẻ tuân theo.” An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu, vì vậy nếu có bất kỳ nguy hiểm nào có thể xảy đến với con bạn, bạn cần phải hành động ngay. Việc quát mắng trẻ trong cơn giận giữ có thể khiến bé hoảng sợ và chính bạn cũng sẽ cảm thấy hối hận về sau.
Ảnh: babyandchild.
10-20 giây: Giữ bình tĩnh
Bạn có biết các tiếp viên hàng không thường chỉ dẫn bạn hãy đeo mặt nạ oxy của mình trước khi đeo cho con? Đối phó với cảm xúc là như thế – hãy chăm sóc bản thân trước.
Tức giận không phải là vấn đề, tiến sĩ Wolf nói. Trẻ có thể sẽ cảm thấy khó chịu và bực bội với bạn ngay cả khi bạn đang cố gắng kìm chế cơn giận. Vì thế, hãy giữ bình tĩnh và trút giận theo một cách khác. Thay vì nói “Dừng lại ngay” hoặc “Con rất hư”, hãy nói lớn tiếng “Aaaa….”. Bằng cách này, trẻ sẽ hướng sự chú ý về phía bạn, lắng nghe và dừng làm việc sai trái.
“Nếu bạn la hét, bạn sẽ làm xấu đi những gì bạn đang cố dạy con bởi vì chúng sẽ chú ý đến cảm xúc mãnh liệt của bạn, chứ không phải là hành động của chúng”, Denis Donovan, MD, giám đốc Trung tâm Children’s Center for Developmental Psychiatry, ở St Petersburg, Florida cho hay.
Video đang HOT
20-30 giây: Đánh giá tình huống
Hãy dành vài giây để tập trung vào những gì vừa xảy ra. Tiến sĩ Rosenquest, một bác sĩ trẻ em nhớ lại: “Khi đứa con trai 2 tuổi của tôi thể hiện năng khiếu hội họa, nó đã vẽ kín chiếc ghế dài và bức tường khiến tôi rất tức giận. Thái độ của tôi dường như làm con choáng váng và rất sợ. Nhưng sau đó một lát, tôi đã phát hiện ra rằng nó đang bắt chước hình vẽ từ cuốn sách thiếu nhi Harold and the Purple Crayon. Và tôi cho rằng đó là một nỗ lực sáng tạo tuyệt vời”.
Đây chính là ví dụ để bạn cần xem xét và đánh giá tình huống, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề chứ không phải chăm chăm trách móc hành vi của trẻ. Đôi khi nó không nghiêm trọng như những gì bạn nghĩ. Một em bé 3 tuổi cáu gắt có thể do bé bị đói, một em bé 8 tuổi không chịu ăn bữa sáng có thể do đêm qua không ngủ đủ giấc.
Bằng cách đánh giá hành vi và tìm hiểu nguyên nhân, bạn có thể ngăn chặn được những hành vi xấu tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Đừng nói với trẻ: “Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi?”, điều đó không thực sự quan trọng, mà quan trọng là sự kiên trì và thay đổi cách giáo dục của bản thân mới mong trẻ tốt hơn.
30-40 giây: Hãy nói chuyện với trẻ
Bạn cứ im lặng nghĩa là bạn đang kiểm soát trẻ chứ không phải khiến trẻ thay đổi hành vi của mình. Hãy nói với trẻ tại sao không nên làm như vậy, hậu quả của nó ra sao. Hãy ngồi lại bên cạnh trẻ, nhìn vào mắt và nói một cách nhỏ nhẹ, khoảng vài ba câu kiểu như “Con không nên vẽ lên tường, lần sau hãy vẽ vào tờ giấy”, hoặc “Con không nên ăn bánh quy vì chuẩn bị tới giờ ăn tối rồi”. Sau đó hãy để mọi thứ qua đi, nếu còn tiếp tục tranh cãi với trẻ, bạn sẽ khiến thông điệp của mình bị sai lệch hoặc không được truyền tải đúng cách.
40-50 giây: Hãy cân nhắc xem có cần phạt không
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng hình phạt chính là cái đích cuối cùng của kỷ luật nếu trẻ vẫn không nghe lời, nhưng các chuyên gia không đồng ý với điều này. Hình phat đôi khi chỉ là không để trẻ được tiếp tục việc trẻ đang làm và cho trẻ trải nghiệm hậu quả của những hành động đó. Nếu trẻ ném bóng trong nhà, bằng mọi cách hãy lấy quả bóng đi hoặc cất chiếc bánh vào tủ lạnh khi bé muốn ăn trước bữa tối. Nếu trẻ đánh bạn trong lớp, hãy nói với trẻ “Con sẽ không được chơi với các bạn trong giờ ra chơi”.
50-60 giây: Cho bé trải nghiệm hậu quả
Nếu yếu tố quyết định trong kinh doanh bất động sản là vị trí, địa điểm thì trong việc nuôi dạy con cái là tính nhất quán. Đừng bao giờ nói suông hoặc tạo ra những mối đe dọa cho trẻ mà bạn không thể thực hiện. Hãy nói với trẻ rằng “Đó sẽ là chiếc bánh quy cuối cùng con được ăn trong tuần này”, hay “Con sẽ không được dùng bút màu trong 3 ngày” hay “Con sẽ không được chơi món đồ này trong một tháng”.
Khi tất cả những điều trên cần được nói và làm thì Phép kỷ luật một phút sẽ rất đơn giản để thực hiện. Nhưng nó đòi hỏi phải bạn phải xác định rõ mục tiêu giáo dục con cái cũng như kiểm soát bản thân thật tốt.
Phương Lam
Theo VNE
Cậu bé 13 tuổi treo cổ tự tử vì không hoàn thành bài tập về nhà, lá thư tuyệt mệnh là thứ khiến cha mẹ đau lòng hơn cả
Do không thể chịu nổi áp lực học tập, cậu bé 13 tuổi ở Malaysia đã chọn cách tự giải thoát vô cùng dại dột.
Hầu hết chúng ta đã trải qua cảm giác chết chìm trong áp lực, đó có thể là học tập hoặc công việc. Tóm lại, sẽ thật đau lòng khi phải chứng kiến ai đó tự làm mình tổn thương vì áp lực cuộc sống.
Mới đây, một cậu bé 13 tuổi ở George Town, Penang, Malaysia, đã treo cổ tự tử sau khi không thể hoàn thành bài tập về nhà.
Theo trang tin NST, mẹ của cậu bé tội nghiệp đã nhận được cuộc gọi phàn nàn về việc không hoàn thành bài tập về nhà từ giáo viên. Sau đó, người mẹ đã la mắng con thậm tệ.
"Con không thể làm hết được!", cậu bé nói với mẹ rồi xin phép đi tắm rồi vào làm tiếp (Ảnh minh họa)
Sau khi quở trách, người mẹ đã yêu cầu con trai làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, cậu bé vẫn không thể hoàn thành bài vở trong khoảng thời gian mà mẹ yêu cầu.
"Con không thể làm hết được!", cậu bé nói với mẹ rồi xin phép đi tắm rồi vào làm tiếp.
Sau cả tiếng đồng hồ không thấy con trai trở lại từ nhà tắm, còn người cha vẫn nghe thấy tiếng nước chảy. Gõ cửa không thấy ai trả lời, người cha bèn phá cửa nhà tắm và phát hiện ra cảnh tượng kinh hoàng: Chú bé 13 tuổi đã treo cổ tự tử bằng khăn tắm.
(Ảnh minh họa)
Ngay sau đó, người cha đã cố gắng hô hấp nhân tạo cho con trai trong khi hàng xóm gọi xe cứu thương. Thế nhưng, những nỗ lực đó vẫn trở thành vô nghĩa.
Cậu bé xấu số được xác nhận tử vong vào lúc 10:55 tối khi trên đường đến bệnh viện.
Các cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy, cậu bé không bao giờ thực sự quan tâm đến việc học, thậm chí rất yếu về học thuật. Bên cạnh đó, cậu luôn phàn nàn với bố mẹ về việc có quá nhiều bài tập về nhà khiến đầu óc luôn căng thằng.
Điều đau lòng nhất chính là, cảnh sát đã tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh, trong đó nói rằng cậu rất biết ơn mẹ vì đã chăm sóc mình trong 13 năm qua.
Đây chắc chắn là cú sốc lớn các bậc phụ huynh, những người luôn mong mỏi con cái có thể khôn lớn và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, áp lực tưởng như tích cực ấy lại vô tình khiến trẻ rơi vào bế tắc và tìm đến những cách tự giải thoát dại dột.
Theo W.O.B/Helino
Trẻ cần được trang bị kĩ năng gì để thoát chết khi phát hiện mình bị bỏ quên trên ô tô? Trang bị cho trẻ những kĩ năng thoát hiểm là việc cực kì quan trọng nếu chẳng may trẻ bị bỏ quên trên ô tô riêng hay trên xe buýt. Những giờ qua, dư luận đang xôn xao vụ 1 nam học sinh lớp 1 Trường Quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tử vong vì nghi bị giáo viên bỏ quên...