Phê duyệt dự án đầu tư 2.150 tỷ đồng lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông
Đó là số kinh phí vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg để đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính tại tại TP.HCM, TP Hà Nội và toàn tuyến quốc lộ 1.
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính” từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo Đề án, sẽ ưu tiên xây dựng hệ thống giám sát của Hà Nội và TP.HCM. Quan điểm là đầu tư đồng bộ, hiện đại để kết nối, chia sẻ dữ liệu (có thể sử dụng chung, phù hợp với mục tiêu và là tiêu chí quan trọng để xây dựng thành phố thông minh); bảo đảm yêu cầu mở, đáp ứng nhu cầu nâng cấp, mở rộng khi cần thiết.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành, quản lý, minh bạch số liệu, phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chương trình cải cách hành chính Nhà nước. Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về an ninh, trật tự, đồng bộ cơ sở dữ liệu dùng chung giữa ngành Công an và ngành Giao thông vận tải (dữ liệu đăng ký, đăng kiểm, giấy phép lái xe, mã số định danh cá nhân….); vận hành bảo đảm đúng quy định và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Trung tâm Giao thông và Điều khiển đèn tín hiệu giao thông Cục Cảnh sát giao thông.
Đối với các tuyến cao tốc xây dựng mới, hệ thống camera phải được thiết kế xây dựng đồng bộ trước khi đưa tuyến đường đi vào hoạt động, liên thông dữ liệu để dùng chung cho cả việc theo dõi, bảo trì của cơ quan quản lý đường bộ và phục vụ phát hiện vi phạm, tội phạm trên tuyến của lực lượng Công an.
Video đang HOT
Đề án hướng đến nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy Cục Cảnh sát giao thông, bảo đảm việc kết nối các hệ thống camera của các đơn vị trong và ngoài ngành Công an.
Hoàn thiện Trung tâm thông tin chỉ huy và điều hành giao thông của Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt Công an TP.HCM. Xây dựng mô hình Trung tâm thông tin chỉ huy và điều hành giao thông cho Công an các địa phương, áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Cùng với đó, tổ chức đào tạo trình độ công nghệ thông tin cho lực lượng Công an trong việc ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong xử lý vi phạm và an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Ban hành tiêu chuẩn quốc gia về việc lắp đặt hệ thống giám sát để đảm bảo tính thống nhất và tích hợp được các hệ thống.
Đề án đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí, dịch vụ của các đô thị thông minh kết hợp với hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều khiển giao thông…
Đề án này có 3 dự án thành phần. Với tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.150 tỉ đồng.
Dự án thứ nhất là đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu dùng chung, phục vụ cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu camera với kinh phí khoảng 850 tỉ đồng. Chủ đầu tư là Cục Cảnh sát giao thông.
Dự án 2 là nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội với kinh phí đầu tư khoảng 650 tỉ đồng. Chủ đầu tư là Công an thành phố Hà Nội.
Dự án 3 là nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Công an TP.HCM, với kinh phí khoảng 650 tỉ đồng. Chủ đầu tư là Công an TP.HCM.
Điểm nổi bật của các dự án này là xây dựng một Trung tâm điều hành giao thông thông minh để quản lý tập trung toàn bộ camera giám sát; điều phối toàn bộ hoạt động giao thông và tự động giám sát an ninh trật tự trên địa bàn hai thành phố. Tích hợp bản đồ số quản lý các camera lắp đặt trên địa bàn và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện khuôn mặt, nhận diện biển số xe, giám sát các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và các đối tượng cần kiểm soát…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ động triển khai các giải pháp để huy động nguồn lực xã hội tham gia, giảm chi từ ngân sách nhà nước; bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thông tin cũng như hiệu quả của Đề án.
Bộ Giao thông vận tải đưa hệ thống camera giám sát là thành phần bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng mới các tuyến đường cao tốc, quốc lộ; bảo đảm kết nối, liên thông đồng bộ với hệ thống do ngành Công an quản lý để phục vụ việc theo dõi, bảo trì của cơ quan quản lý đường bộ và nhiệm vụ phát hiện vi phạm, tội phạm trên tuyến của lực lượng Công an.
Chủ động kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn gây ô nhiễm môi trường
Năm 2021, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên-Môi trường sẽ tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Lực lượng công an kiểm tra, xác minh số chất thải xuống khu vực bãi rác, thuộc Tiểu khu Vũ Yên, thị trấn Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN)
Thế giới đã bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu và ô nhiễm của thế giới nếu không có giải pháp chủ động phòng ngừa và kiểm soát.
Trong khi đó, ở trong nước, môi trường đã và đang chịu áp lực lớn từ các nguồn ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ tác động.
Trước thực trạng trên, ngay trong năm 2021 - năm khởi đầu cho một giai đoạn mới, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Đơn vị cũng chủ động kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn (khu công nghiệp, làng nghề...); tăng cường các biện pháp phòng ngừa nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do địa phương phê duyệt đánh giá tác động môi trường, các cơ sở, dự án gây ảnh hưởng lớn tới di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
Về quản lý chất thải rắn, Tổng cục Môi trường tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương và các đô thị đặc biệt; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải.
Trước mắt, các thành phố lớn trực thuộc Trung ương và tại các đô thị đặc biệt áp dụng thí điểm, trên cơ sở đó hoàn thiện và trình ban hành áp dụng trên cả nước. Ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; công bố các Danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng theo quy định; xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó có nội dung về định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng, cấp quốc gia.
Để đảm bảo chất lượng môi trường, Tổng cục Môi trường sẽ đánh giá sức chịu tải của môi trường nước mặt và xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với một số sông liên tỉnh như sông Cầu, Nhuệ, Đáy, Vu Gia-Thu Bồn, Đồng Nai và một số sông liên tỉnh khác.
Giải quyết ô nhiễm không khí, Tổng cục Môi trường triển khai các giải pháp đề ra tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí như xây dựng và trình ban hành Kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025; rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp , khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam...
SCIC cần hoàn thiện hơn nữa mô hình để đi tắt đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số Ngày 27/1/2021, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức hội thảo về mô hình tổ chức và hoạt động của SCIC. SCIC cần hoàn thiện hơn nữa mô hình để đi tắt đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số Khai...