Phê duyệt đề án thành lập Trường ĐH Khoa học Sức khỏe trực thuộc ĐHQG TP.HCM
Trường Đại học Khoa học sức khỏe sẽ là một trong những cơ sở đào tạo khối ngành sức khoẻ trọng điểm của khu vực phía Nam.
Ngày 23/9/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1122/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập trường Đại học Khoa học Sức khỏe, trực thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế đề án thành lập trường Đại học Khoa học sức khoẻ trực thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, các đơn vị sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ảnh minh họa: Báo Y Khoa
Video đang HOT
Trường Đại học Khoa học sức khỏe sẽ là một trong những cơ sở đào tạo khối ngành sức khoẻ trọng điểm của khu vực phía Nam trong tình hình đang thiếu hụt nhân lực cho ngành y tế như hiện nay.
Trước đây, chủ trương xây dựng Đại học Khoa học Sức khỏe đã từng được đề cập, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đề án mới được chính thức thông qua. Về bản chất, đây là mô hình đại học trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Đại học Dược, Đại học Điều dưỡng, Đại học Y tế công cộng…
Mô hình này sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành, phát huy tối đa và hiệu quả thông qua sự chia sẻ nguồn lực chung như Bộ máy quản lý, điều phối, đầu tư cho các bộ môn cơ bản, cơ sở thuộc khối khoa học y sinh, sự phối hợp nghiên cứu và đào tạo liên ngành.
Hiện tại Khoa Y – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đang giảng dạy và đào tạo 5 khối ngành: Y khoa, Dược học, Răng – Hàm – Mặt, Y học Cổ truyền và Điều dưỡng,
Trước đó, ngày 27/10/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 1666/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Y Dược.
Nhiều trường ĐH phía Nam công bố mức điểm sàn từ Kỳ thi Đánh giá năng lực
Nhiều trường đại học phía Nam đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2022 theo phương thức xét kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức.
Cụ thể, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh công bố mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào) theo phương thức xét kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chung cho các ngành tại cơ sở chính Thành phố Hồ Chí Minh và 2 phân hiệu Gia Lai, Ninh Thuận là 700 điểm.
Nhiều trường Đại học phía nam đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2022 theo phương thức xét kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực. (Ảnh minh họa: MĐ)
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển đối với thí sinh đạt từ 700 điểm trở lên cho cả thí sinh có kết quả thi đợt 1 và 2. Ngoài kết quả thi Kỳ thi Đánh giá năng lực, thí sinh phải đảm bảo điều kiện có kết quả học tập học kỳ I, học kỳ II lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ 6,5 trở lên.
Điểm sàn mà Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh công bố đối với phương thức xét tuyển này là 600 điểm, áp dụng cho tất cả các ngành.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận mức điểm 600 cho tất cả các ngành khi xét kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhận hồ sơ xét tuyển đối với thí sinh từ 650 điểm trở lên cho cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và từ 600 điểm cho phân hiệu Quảng Ngãi.
Đợt 2 Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tại Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang.
Năm nay, kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức được 86 trường đại học, cao đẳng trong và ngoài hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng để tuyển sinh. Trong đó, khối các trường thành viên, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến dành tối thiểu 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển.
Muốn đẩy mạnh NCKH trong trường ĐH: Cần đổi sang hình thức khoán sản phẩm Hoạt động chuyển giao công nghệ của khối ngành sức khỏe mang lại nhiều đóng góp to lớn cho kinh tế xã hội, nhưng rất khó cân đong đo đếm về mặt kinh tế. Không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu, đặt trong bối cảnh các cơ sở giáo dục...