Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn EVN đến năm 2030
Tập đoàn EVN hoạt động theo cơ chế thị trường; cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Trạm biến áp 500kV Dốc Sỏi đang được thi công mở rộng để đấu nối với đường dây 500kV mạch 3. Ảnh: Ngọc Hà – TTXVN
Theo Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả.
Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường; cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu đề ra của EVN là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN, vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần. Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%. Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.
* Chuyển đổi thành doanh nghiệp số
Công nhân Công ty Điện lực Thanh Hoá (EVNNPC) vận hành trạm biến áp 110kV Núi Một. Ảnh: Ngọc Hà – TTXVN
Video đang HOT
Về cung cấp điện, EVN chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định.
EVN đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo bằng điện lưới và nguồn điện tại chỗ đồng thời, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2025, EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
Một mục tiêu nữa của EVN là nâng cao chất lượng phân phối điện năng, dịch vụ khách hàng; hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng; phấn đấu từ năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến 2045.
* Phát triển hệ thống điện đồng bộ, hợp lý
Theo định hướng đến năm 2045, EVN đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả; đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ, hợp lý từ sản xuất – truyền tải – phân phối kinh doanh điện năng, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo.
Tập đoàn tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin cậy, bảo vệ môi trường; rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.
EVN vận hành hệ thống điện và thị trường điện an toàn, tin cậy, hợp lý, đáp ứng các quy định về điều kiện của các cấp độ thị trường điện Việt Nam; đảm bảo chi phí sản xuất, chi phí mua điện hợp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường điện.
EVN cải tiến công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, hướng tới việc cung cấp dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trở thành doanh nghiệp có khâu kinh doanh, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, hiện đại.
Quyết định nêu rõ: Đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN, vốn của EVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đủ khả năng thu xếp vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, nắm bắt công nghệ…
Ngoài ra, Tập đoàn nâng cao năng lực khoa học công nghệ, không ngừng nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực; bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu với bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, dựa vào nội lực của EVN là chính, đồng thời phát huy hiệu quả của các nguồn lực bên ngoài…/.
Phát triển bền vững ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu
Chiều 30/3, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức Hội nghị quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề: "Nông nghiệp, Thủy sản và Môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu".
Quang cảnh hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Văn phòng JICA Việt Nam); đại diện lãnh đạo các địa phương ĐBSCL; các nhà khoa học và doanh nghiệp.
Hội nghị quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long nằm trong sự kiện kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường ĐH Cần Thơ (31/3/1966 - 31/3/2021).
Hội nghị nhằm trình bày các kết quả nghiên cứu của Dự án nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ. Tăng cường hợp tác giữa Trường ĐH Cần Thơ, công ty và chính quyền địa phương. Thảo luận các nghiên cứu, hướng tiếp cận trong tương lai để áp dụng cho các cộng đồng địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, GS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, có những thách thức mà vùng ĐBSCL phải đối mặt do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, việc huy động, sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của vùng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu, nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng dịch chuyển sang các địa phương khác...
Theo GS Hà Thanh Toàn, để giải quyết những thách thức nêu trên, góp phần giúp vùng ĐBSCL phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển. Bảo đảm được cuộc sống ổn định, khá giả của người dân cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng.
Việc đầu tư, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) được thực hiện trong 7 năm (từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2022) với tổng kinh phí 2.250 tỷ đồng.
Mục tiêu tổng thể của Dự án là "Nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ thành trường đại học xuất sắc, đạt chuẩn quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và quản trị đại học". Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy sản, Môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị nông nghiệp và thủy sản ở vùng ĐBSCL.
Dự án này có 5 hợp phần chính: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển cơ sở vật chất; Đầu tư thiết bị nghiên cứu; Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học; Dịch vụ tư vấn.
Trong đó, hợp phần nghiên cứu khoa học gồm 36 chương trình, được chia thành 3 đợt, mỗi chương trình kéo dài 3 năm, được đầu tư tổng kinh phí vay lại là 81,72 tỷ đồng (do Trường ĐH Cần Thơ chi trả vốn và lãi). Từ khi bắt đầu thực hiện vào tháng 5/2017 đến nay, các chương trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định.
Đại biểu Quốc hội: Chính phủ cần có đột phá trong tổ chức Các vị đại biểu Quốc hội đã kiến nghị một số nội dung Chủ tịch nước, Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Trong phiên thảo luận buổi chiều tại Hội trường về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp tục...