Phe Dân chủ Mỹ công bố kế hoạch đối đầu Trung Quốc
Phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ ngày 17/9 trình bày một kế hoạch toàn diện nhất từ trước tới nay nhằm đối đầu và cạnh tranh với Trung Quốc.
Kế hoạch hướng tới ban hành một đạo luật cung cấp hơn 350 tỷ USD trong vòng 10 năm nhằm xây dựng năng lực công nghiệp Mỹ, thách thức Trung Quốc.
Dự luật được dẫn dắt bởi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang New York Chuck Schumer và Thượng nghị sĩ bang New Jersey Bob Menendez, thành viên cấp cao của đảng Dân chủ trong Ủy ban Quan hệ Đối ngoại. Nó đặt mục tiêu tăng cường khả năng sản xuất và củng cố cơ sở hạ tầng để dần tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi nền kinh tế Trung Quốc và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang New York Chuck Schumer, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, phát biểu trước phóng viên tại Washington hồi năm 2018. Ảnh: Reuters.
Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, giữa lúc Tổng thống Donald Trump và các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang tìm cách khai thác thái độ thù địch ngày càng tăng của người Mỹ đối với Trung Quốc, biến nó thành vũ khí chính trị chống lại phe Dân chủ.
Đạo luật tập trung nhiều vào việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ, cấp 300 tỷ USD trong vòng 4 năm cho những nỗ lực hướng tới mục tiêu này, đồng thời đầu tư thêm khoảng 16 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ nhằm giúp Washington duy trì lợi thế trước Bắc Kinh.
Nó cũng yêu cầu tổng thống Mỹ phải đệ trình lên quốc hội kế hoạch sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng nhằm tăng khả năng sản xuất trong nước đối với các thiết bị bán dẫn và yêu cầu tìm nguồn cung ứng nội địa cho những sản phẩm đó.
Video đang HOT
Dự luật cũng nhắm tới phá vỡ thế kìm kẹp của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và sẽ yêu cầu Lầu Năm Góc mua một số hàng hóa nhất định từ Mỹ và những quốc gia được coi là thân thiện, thay vì từ Trung Quốc.
Theo kế hoạch của phe Dân chủ, chính phủ Mỹ sẽ chi tiêu 125 triệu USD cho quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Giới chức quân sự Mỹ hồi tháng 4 kêu gọi quốc hội phê duyệt thêm 20,1 tỷ USD trong giai đoạn từ 2021 đến 2026 nhằm tăng cường khả năng răn đe trước Trung Quốc, động thái tiềm ẩn nguy cơ thổi bùng căng thẳng. Một trợ lý đảng Dân chủ cho biết 125 triệu USD dự kiến được đề xuất nhằm đảm bảo sẽ có thêm nguồn vốn để tăng cường liên minh và quan hệ đối tác cũng như vị thế của Mỹ trong khu vực.
Bên cạnh đó, dự luật còn tìm cách trừng phạt Trung Quốc vì các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.
Một số biện pháp mà phe Dân chủ nêu ra đã thu hút được ủng hộ từ lưỡng đảng tại Thượng viện. Ví dụ, các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện mùa hè vừa qua cùng đề xuất đầu tư hàng tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Tuy nhiên, dự luật mà phe Dân chủ vừa công bố cũng nêu các sáng kiến mới liên quan nhiều đến việc sử dụng quyền lực mềm, trong đó bao gồm chương trình cấp kinh phí cho một dự án thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm “hỗ trợ và đào tạo các nhà báo về kỹ năng điều tra cần thiệt để đảm bảo trách nhiệm giải trình công liên quan tới hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài”.
Bài toán đông lạnh vaccine Covid-19
Các loại vaccine Covid-19 cần được trữ đông ở nhiệt độ khoảng âm 80 độ C, trở thành thách thức trong khâu vận chuyển và bảo quản tại bệnh viện.
8 tháng đại dịch, các công ty công nghệ sinh học ráo riết chạy đua để phát triển vaccine an toàn và hiệu quả ngừa Covid-19. Các "ứng viên" tiềm năng nhất đã tiến đến thử nghiệm giai đoạn ba trên hàng chục nghìn người. Song, việc cho ra mắt liều tiêm ngừa nCoV chưa phải bước cuối cùng đưa nhân loại khỏi căn bệnh đã giết chết hơn 900.000 người. Phân phối vaccine đến hàng trăm triệu công dân là thách thức lớn, đặc biệt ở khâu bảo quản.
Nhiều loại vaccine đang thử nghiệm cần được lưu trữ ở nhiệt độ âm 80 độ C, tương tự quá trình vận chuyển kem hoặc thịt đông lạnh đến siêu thị. Song, tại các bệnh viện và trung tâm y tế, số lượng kho chứa chuyên dụng vô cùng hạn chế. Tủ siêu lạnh khá hiếm hoi, bởi chúng không cần thiết đối với vaccine và thuốc men thông thường. Các liều tiêm thủy đậu là một trong số ít loại cần được bảo quản ở điều kiện dưới 0 độ C.
Tình trạng này thúc đẩy giới chức y tế công cộng xây dựng các kho lạnh để đảm bảo có đủ vaccine cho công dân. Nhiều bệnh viện cũng đang lên kế hoạch mua thêm tủ đông. Các công ty cung cấp vật tư y tế nảy ra ý tưởng xây dựng cơ sở vật chất đủ để chứa hàng chục triệu liều tiêm Covid-19, gọi là kho lạnh di động.
Một số nhà sản xuất thuốc thậm chí tự chế tạo hộp cấp đông dành riêng cho sản phẩm của mình, bảo quản vaccine ít nhất 10 ngày liên tiếp. Trong khi đó, các công ty vaccine nghiên cứu xem liệu những mũi tiêm của họ có thể được vận chuyển ở nhiệt độ cao hơn hay không.
Một tủ trữ đông siêu lạnh tại bệnh viện Mỹ. Ảnh: Catalent
Vaccine giống với các sản phẩm từ thịt và sữa ở chỗ, cấu trúc hóa học của chúng được duy trì trong phạm vi nhiệt độ nhất định. Hãng dược có nhiều dữ liệu về mức nhiệt lý tưởng cho các liều tiêm phòng thủy đậu hay zona thần kinh. Nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của vaccine Covid-19, họ thiếu thông tin về điều kiện bảo quản, vốn thường được tìm hiểu sau khi hoàn thành sản phẩm.
Theo ông Chaun Powell, người điều hành ứng phó thảm họa của Premier, đơn vị phân phối vật tư y tế cho nhiều bệnh viện Mỹ, việc trữ lạnh một lượng lớn vaccine có thể gây áp lực lên chuỗi cung ứng.
"Khi phải phân phối (vaccine) đến 300 triệu người Mỹ, mọi kế hoạch hậu cần hiệu quả đều trở nên có ích. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chuyển chúng đến địa điểm cách các khu dân cư chỉ một giờ xe chạy", ông nói.
Giới chức y tế coi vaccine là chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Các "ứng viên" tiềm năng nhất, đến từ Pfizer và Moderna, đang được thử nghiệm lâm sàng trên hơn 30.000 người. Chính phủ Mỹ cũng bắt đầu lập kế hoạch phân phối ngay trong năm nay.
Cả hai vaccine được điều chế dựa trên công nghệ di truyền mRNA. Các mũi tiêm cần bảo quản ở môi trường từ âm 70 đến âm 80 độ C, tương tự với những thuốc có nguồn gốc tế bào. Chúng được vận chuyển ở nhiệt độ cực lạnh, thường dùng đến nitơ lỏng hoặc đá khô. Song cách làm này khá tốn kém.
Chuyên gia điều chế vaccine tại phòng thí nghiệm ở thành phố Tarrytown, bang New York. Ảnh: Regeneron
Để bảo quản các sản phẩm của mình, Pfizer đã tạo ra loại hộp lạnh kích thước bằng một chiếc vali, có thể chứa từ 1.000 đến 5.000 liều vaccine trong 10 ngày trước khi phải bổ sung thêm đá khô. Sau khi rã đông, lọ dịch tiêm sẽ được bảo quản trong tủ lạnh lâu nhất là hai ngày. Hãng thậm chí tìm cách cho ra đời vaccine dạng bột, có thể cất giữ trong điều kiện nhiệt độ ấm hơn.
Moderna cũng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn, đi đến kế hoạch xuất xưởng vaccine trữ lạnh được ở mức âm 20 độ C, thay vì âm 70 độ C như ban đầu.
Các cơ quan y tế kỳ vọng bệnh viện là nơi tiêm chủng đầu tiên cho hàng triệu nhân viên y tế. Song nhiều đơn vị không có kho lạnh đáp ứng tiêu chuẩn bảo quản vaccine.
Tình trạng thiếu hụt tại các khu vực có thể khác nhau. William Schaffner, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, cho biết: "Cần phân phối vaccine đến những nơi có đầy đủ cơ sở vật chất để lưu trữ và xử lý". Điều này có nghĩa không phải liều tiêm nào cũng sử dụng được ở khắp mọi nơi.
Nhóm người khỏa thân biểu tình sắc tộc 6 người khỏa thân hoặc gần khỏa thân tập trung ở thành phố Rochester, đội mũ chụp đầu, để bày tỏ ủng hộ người da màu Daniel Prude. 6 người biểu tình ngồi trên đường phố Rochester, bang New York, dưới trời mưa hôm 7/9. Họ đội mũ trùm đầu trắng, một số người sơn chữ ""Black Lives Matter" (Mạng người da màu...