Phe bán thắng thế, VN-Index thủng 960 điểm trong phiên cuối cùng tháng 5
Dường như người cầm cổ phiếu đã mất đi kiên nhẫn và bán ra khiến thị trường ngập trong sắc đỏ. Tuy nhiên, lực mua của khối ngoại cũng tăng vọt lên, cho thấy ý định tranh thủ cơ hội.
VN-Index 31/5.
VN-Index trong phiên chiều tưởng như có thể đảo ngược trạng thái giảm nhưng cuối cùng bên nắm giữ cổ phiếu đã mất hết kiên nhẫn và bán ra. Sắc đỏ bao phủ toàn thị trường với 200 mã giảm so với 90 mã tăng và 60 mã đứng giá tham chiếu.
Nhóm dầu khí đã châm ngòi cho đợt giảm này khi GAS (-3,52%) bị bán về 104.300 đồng/cổ phiếu trong khi PVD mất 5,08% xuống 18.700 đồng/cổ phiếu.
Hiện nhà đầu tư kỳ vọng vào sóng dầu khí cũng không còn nhiều cơ sở để đặt niềm tin khi giá dầu thế giới có biểu hiện điều chỉnh rõ rệt. HĐTL dầu Brent tháng 7/2019 giảm 2,58 USD/thùng tương đương 3,7% xuống 66,87 USD/thùng – mức thấp nhất tính từ ngày 12/3/2019.
Bên cạnh đó, một loạt các cổ phiếu khác không liên quan đến giá dầu như VHM (-0,73%), VNM (-1,52%), VNM (-1,52%), MWG (-1,71%), CTG (-1,7%), PLX (-2,62%), VCB (-0,74%) cũng đều điều chỉnh. Và điều này chỉ có thể giải thích do tâm lý tháo chạy của nhà đầu tư sau một loạt các phiên giao dịch ảm đạm.
Trên toàn sàn, nhiều mã vốn hóa thấp hơn cũng bị bán ra khá vội vàng như SZC (-3,19%), ANV (-6,99%), NLG (-2,96%), CMG (-3,66%), PC1 (-3,51%), STK (-4,86%), TCM (-4,23%), PHR (-3,8%), HDG (-4,56%), HBC (-3%), DRC (-3,35%), DPR (-3,8%) bất kể trong số này có nhiều mã còn hưởng lợi rõ rệt từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung.
Video đang HOT
Chỉ số cuối phiên đã để mất 0,98% xuống 959,88 điểm. Thanh khoản đạt 136,53 triệu đơn vị, tương đương 3.246 tỷ đồng trong đó có 564 tỷ đồng đến từ thỏa thuận.
Dù vậy, cần lưu ý đến giao dịch mua vào của khối ngoại. Khối này đã không chạy theo tâm lý đám đông của nhà đầu tư nội mà đẩy tiền mua ròng 204 tỷ đồng trong đó HPG được mua ròng 42 tỷ đồng, PLX là 26 tỷ đồng, VCB được mua ròng khoảng 25 tỷ đồng, VRE là 12 tỷ đồng.
Tại HNX, PVS (-4,64%), PVB (-3,09%), PVC (-4,11%) đã phản ứng rất sát theo diễn biến chung của nhóm dầu khí. Trong khi đó, TNG (-6,28%) cũng bị bán về 22.400 đồng/cổ phiếu dù trước đó được giới đầu tư đánh giá cao về triển vọng kinh doanh tích cực.
Chỉ số HNX-Index cuối phiên mất 0,92% xuống 104,35 điểm. Thanh khoản đạt 28,25 triệu đơn vị, tương đương 376 tỷ đồng.
Với UPCoM, chuỗi phiên tăng của MSR đã chấm dứt hoàn toàn khi mã này sụt giảm 6,5% xuống 20.200 đồng/cổ phiếu. Cùng với đó, trên sàn cũng không thiếu các mã giảm sâu như VGI (-4,7%), CTR (-6,6%), GVR (-5,6%), SDI (-3%).
Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,92% xuống 104,35 điểm. Thanh khoản đạt 28,25 triệu đơn vị, tương đương 376,04 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán sáng 31/5: Giao dịch nhợt nhạt, thiếu điểm nhấn
Hầu như không có nhóm ngành nào giao dịch tích cực phiên giao dịch sáng nay. Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp hiện đã có biểu hiện giằng co trong khi các nhóm ngân hàng, dầu khí, tiêu dùng có xu hướng giảm nhẹ.
VN-Index sáng 31/5.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 0,27% xuống 966,77 điểm. Thanh khoản đạt 65,34 triệu đơn vị, tương đương 1.419 tỷ đồng trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 317 tỷ đồng.
Có một chút kỳ lạ trong giao dịch thỏa thuận tại cổ phiếu SCR khi mã này hiện đang giao dịch tại mức giá 7.070 đồng/cổ phiếu nhưng lại được trao tay ở mức giá trần là 7.590 đồng/cổ phiếu. Chênh lệch giữa giao dịch thỏa thuận này với giao dịch khớp lệnh tại sàn là không quá nhiều (480 nghìn cổ phiếu so với 600 nghìn cổ phiếu) đã dấy lên câu hỏi với nhà đầu tư theo sát thị trường.
Tuy nhiên, SCR với quy mô giao dịch như hiện tại cũng phải là vấn đề quá lớn của thị trường. Điều nhà đầu tư cần nhất lúc này là một sự định hướng rõ ràng cho tâm lý chung, dù theo chiều tăng hay chiều giảm.
Với các mức biến động như GAS (-0,93%), VHM (-0,85%), VHM (-0,38%), VCB (0%), thị trường vẫn khó có thể đánh giá được tâm lý của dòng tiền lớn vào lúc này.
Tâm lý đứng ngoài quan sát thể hiện rõ khi cả sàn không có nổi một mã giao dịch được trên 100 tỷ đồng. ROS hiện đang là cổ phiếu giao dịch tốt nhất nhưng cũng chỉ đạt được 92 tỷ đồng. Trong khi đó, một loạt các mã lớn như VNM, VHM, VRE, HPG, VIC đã giao dịch không nổi 50 tỷ đồng.
Các mã vốn hóa thấp hơn cũng không còn nhiều tự tin để giao dịch. Tại nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, giao dịch của hầu hết các cổ phiếu trở nên lình xình như SZC ( 1,06%), LHG (-1,5%), D2D (0%), TIP ( 2,7%), SZL (-1,5%), KBC ( 1,4%).
Trong khi với nhóm dệt may, TCM (-1,41%), STK (-1,2%), MSH ( 0,3%) đều không được nhà đầu tư lựa chọn để trú ẩn dòng tiền dù đây là nhóm ngành được đánh giá sẽ hưởng lợi kể cả trong chiến thương mại.
Cuối phiên sáng, HOSE đang có 95 mã tăng so với 166 mã giảm và 63 mã đứng giá tham chiếu.
Tại HNX, giao dịch cũng không thể khả quan hơn khi có 67 mã giảm so với 43 mã tăng giá và 48 mã đứng giá. Hiện 2 cổ phiếu quan trọng nhất sàn là ACB (-1,03%) và PVS (-2,53%) đều đang điều chỉnh giảm.
Trong khi đó, một số mã đầu cơ như VCR ( 4,05%), SCI ( 9,45%), NSH ( 7,14%), SII ( 9,09%) dù tăng mạnh nhưng khó được xem là cơ hội cho số đông nhà đầu tư.
Chỉ số HNX-Index cuối phiên sáng giảm 0,66% xuống 104,62 điểm. Thanh khoản đạt 14 triệu đơn vị, tương đương 164,87 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Giá đôla chợ đen chính thức vượt tỉ giá chính thức Theo sau mức tăng của tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá đôla Mỹ (USD) trên thị trường tự do thậm chí còn có mức tăng mạnh hơn và vượt tỉ giá chính thức. Xu hướng tăng giá mua bán USD tiếp tục được các ngân hàng thương mại (NHTM) điều chỉnh trong ngày 31.5 với mức tăng thêm 5-10 đồng...