Phẫu thuật thẩm mỹ: Chi “khủng” cho những rủi ro hiện hữu
Mặc dù các bác sỹ đã cảnh báo về sự nguy hiểm đối với tính mạng của phẫu thuật thẩm mỹ song rất nhiều tín đồ vẫn không thể tìm được lý do gì để từ bỏ nỗi ám ảnh phẫu thuật thẩm mỹ của mình.
Nỗi ám ảnh thần tượng
Toby Sheldon, một nhạc sỹ sáng tác sống ở Los Angeles (Mỹ) đã dành 5 năm và 100.000 đô la Mỹ (khoảng 2,1 tỷ đồng) để mong có vẻ ngoài giống như chàng ca sỹ điển trai đang làm xao xuyến hàng triệu trái tim của các teen.
Sự ám ảnh của người nhạc sỹ 33 tuổi này bắt đầu lần đầu tiên khi Bieber trở thành hiện tượng âm nhạc năm 2008. Lúc đó, Sheldon đang phải đối mặt với một số vấn đề về hình thức vì từ khi 23 tuổi tóc của anh đã bắt đầu rụng thưa dần.
Khi nhìn thấy hình ảnh tràn ngập trên phương tiện truyền thông của Justin Bieber, lúc đó còn là một cậu bé với mái tóc bù xù đặc trưng, Sheldon đã tự nhủ: “Tôi muốn trông giống cậu ta”, anh nói.
Sheldon chi 8.000 đô la cho việc cấy ghép tóc để chiến đấu với mái tóc vàng thưa thớt của mình, nhưng điều đó vẫn chưa làm anh thỏa mãn. Cuối cùng anh đã mang ảnh của Bieber đến chỗ bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ và nói rằng anh muốn tóc mình giống hệt như của Bieber. Trải qua ba lần ghép tóc và tiêu tốn 21.000 đô la, anh đã đạt được vẻ ngoài như mong muốn.
Và không dừng ở đó, do phải hạ thấp đường chân tóc xuống, phủ kín tóc vùng thái dương và để mái bằng nên Sheldon đã quyết định sửa cả khuôn mặt.
Video đang HOT
Anh cho biết đã “cải tạo” toàn bộ dáng vẻ của mình lấy cảm hứng từ “khuôn mặt baby duyên dáng của Justin”. Đầu tiên anh căng mặt và môi. Sau đó tiêm Botox và Aquamid – một loại thuốc bất hợp pháp có tác dụng căng da kéo dài – vào vùng trán và thái dương.
Người đàn ông này tiếp tục phẫu thuật mi mắt năm 2012, và trong năm 2013 anh đã phẫu thuật miệng để có nụ cười “quyến rũ” của thần tượng.
“Nụ cười của Justin khiến cậu ấy trông thật trẻ trung. Vì thế tôi đã bơm môi trên và môi dưới”, anh chàng nhạc sỹ chia sẻ.
Sheldon cũng hút mỡ cằm để nụ cười được dịu dàng hơn và mỡ từ cằm của anh được bơm vào bàn tay, môi và dưới mắt.
Trả tiền để đạt mục tiêu không tưởng?
Mặc dù đã mổ rất nhiều lần, Sheldon, người thừa nhận là cực kỳ sợ tuổi già, cho biết anh chưa hoàn thành việc “tu sửa” hình thức của mình. Anh vẫn đang tính đến việc làm mũi và gọt cằm để được trông giống thần tượng hơn.
Tuy nhiên, Sheldon không phải người đầu tiên chi tiền “khủng” để có vẻ bề ngoài giống thần tượng.
Năm ngoái, một người đàn ông 32 tuổi đã khiến dư luận kinh ngạc khi tiết lộ đã trải qua 90 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để trở thành “búp bê Ken bằng xương bằng thịt”.
Anh đã 5 lần sửa mũi, một lần gọt xương cằm và nâng má, môi, mông và cằm. Nhưng thật đáng buồn, giống như một búp bê bằng nhựa, toàn bộ “cơ bắp” ấn tượng của anh đều là giả. ABC News cho biết phần thân trên của người này “toàn đồ giả đến từng xăng ti mét”.
Có đáng với nguy cơ?
Mặc dù các bác sỹ đã cảnh báo về sự nguy hiểm đối với tính mạng của việc làm này, song anh chàng “cuồng Justin” thừa nhận anh ta chưa tìm được lý do gì để chấm dứt nỗi ám ảnh phẫu thuật thẩm mỹ của mình.
Trong một trường hợp gần đây hơn, một thiếu nữ Hàn Quốc đã lên truyền hình kể về việc cô đã bị ám ảnh về siêu mẫu Miranda Kerr đến mức đã phẫu thuật thẩm mỹ để được giống với thần tượng.
Từ lâu các bác sỹ đã cảnh báo rằng việc phẫu thuật thẩm mỹ khi không cần thiết có lẽ không đáng với nguy cơ mà khách hàng phải chịu. Phẫu thuật thẩm mỹ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và một số người có thể bị biến dạng hoặc thậm chí tử vong nếu mọi chuyện diễn ra không như ý muốn.
Một số nguy cơ còn ít được biết tới bao gồm mất máu ngoài dự kiến, vùng phẫu thuật không cân xứng, sẹo, nguy cơ về gây mê và tổn thương tâm lý nặng nề. Và nhiễm trùng sau mổ là một nguy cơ luôn hiện hữu.
Hồi đầu năm nay, AFP đã đưa tin về một sinh viên đại học 23 tuổi đã tự tử sau khi phẫu thuật sửa cằm đôi hồi tháng 8 năm 2012. Cô gái đã để lại lá thư tuyệt mệnh cho biết cô tuyệt vọng sau khi phẫu thuật khiến cô không thể nhai được thức ăn và không ngừng chảy nước mắt do tổn thương dây thần kinh ở lệ đạo.
Theo Dantri
Lá phổi chờ ghép được bảo tồn lâu nhất từ trước tới nay
Kíp mổ ghép tạng gồm nhiều chuyên khoa tại Bệnh viện Đại học Leuven (Bỉ) đã bảo tồn thành công phổi được hiến tạng trong suốt 11 giờ đồng hồ với sự trợ giúp của một thiết bị đặc biệt, đây là thời gian bảo tồn lâu nhất từng được báo cáo.
Lá phổi được bảo quản trước khi chờ ghép
Thời gian bảo tồn dài là rất cần thiết vì bệnh nhân cần được ghép gan trước khi ghép phối. Bệnh nhân đã ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt.
Bệnh nhân trong ca ghép này vốn bị suy phổi mạn tính, đã đột ngột bị suy gan cấp và hôn mê. Lựa chọn duy nhất cho bệnh nhân bị cả bệnh phổi giai đoạn cuối và bệnh gan giai đoạn cuối như trường hợp này là ghép phối hợp cả phổi và gan.
Nhưng việc ghép cùng lúc cả hai tạng như vậy đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về thời điểm, BS Dirk Van Raemdonck, người đã giúp thực hiện ca mổ cho biết: "Bình thường, ghép phổi được tiến hành trước ghép gan. Thông thường phổi lấy từ người cho chỉ có thể bảo tồn bên ngoài cơ thể trong tối đa 10 tiếng đồng hồ, và việc ghép phổi chỉ có thể thành công nếu gan vẫn hoạt động tốt. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần ghép gan trước khi ghép phổi cho bệnh nhân này. Để giữ cho phổi lấy từ người cho giữ được hình dạng tốt trong thơi gian đủ lâu sau khi lấy và trước khi ghép, kíp của chúng tôi đã áp dụng một kỹ thuật bảo tồn mới."
Theo đó, phổi không được đặt vào đá lạnh như thông thường và được bảo tổn bằng một thiết bị (OCS LUNG) cung cấp ô xi và tưới máu thường xuyên ở nhiệt độ phòng. BS Van Raemdonck nói: "Thiết bị cho phép chúng tôi giữ được phổi ở ngoài thể trong hơn 11 giờ đồng hồ mà không gây ra hậu quả xấu nào, thời gian dài nhất từng được báo cáo và cũng là lần đầu tiên trên thế giới".
Kỹ thuật mới cho phép các bác sỹ bảo tồn phổi ở ngoài cơ thể lâu hơn. Thiết bị cũng đưa ra phân tích về chất lượng phổi và thậm chí có thể cải thiện chức năng phổi trước khi ghép. Cũng đã có một thiết bị tương tự cho thận và kết quả cho thấy những thận già hơn được bảo tồn bằng thiết bị này có chức năng ngay sau ghép tốt hơn thận được bảo quản bằng đá lạnh.
Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật mới này chưa được các công ty bảo hiểm chấp nhận và mới chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Chi phí của ca ghép được Bệnh viện Đại học Leuven và nhà sản xuất thiết bị chi trả toàn bộ.
Theo Dantri
Trung Quốc: Số tỷ phú lần đầu tiên vượt 300 Theo bảng xếp hạng người giàu hàng năm của Trung Quốc, số tỷ phú đô la Mỹ ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này lần đầu tiên vượt con số 300, trong khi người giàu ngày càng giàu hơn. Người giàu nhất Trung Quốc hiện nay Wang Jianlin Báo cáo Hurun, với bảng xếp hạng người giàu hàng năm của...