Phẫu thuật kịp thời cho một thai phụ chửa kẽ tử cung
Tỉ lệ phụ nữ chửa kẽ tử cung rất thấp, trung bình khoảng 200.000 phụ nữ mang thai mới có 1 phụ nữ chửa kẽ tử cung. Mới đây, các bác sĩ khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật thành công cho một sản phụ chửa kẽ tử cung góc trái hiếm gặp.
Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân.
Bệnh nhân là sản phụ P.T.C (Phú Thọ), được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng đau tức vùng bụng, chậm kinh 20 ngày. Qua nhiều lần thăm khám và siêu âm, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối thai tương đương 6 tuần 2 ngày, tăng sinh nhiều mạch máu trên siêu âm Doppler. Bệnh nhân có tình trạng chửa kẽ do vòi tử cung bên trái dính vào thành chậu hông, rất khó phát hiện.
Tuy nhiên khối thai không nằm trong tử cung mà nằm ở đoạn kẽ vòi tử cung trái, là phần vòi trứng còn nằm trong lớp cơ của tử cung. Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm với chẩn đoán chửa kẽ vòi tử cung trái.
Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu nội soi, xẻ góc trái tử cung lấy khối chửa và khâu cầm máu bảo tồn tử cung. Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định và tiếp tục được điều trị, theo dõi tại khoa Sản Nhiễm khuẩn. Theo các bác sĩ, sau khi hồi phục, người bệnh có thể mang thai tự nhiên và sinh con bình thường.
Ths.BS Trần Quốc Tuấn, Phó trưởng khoa Sản Nhiễm khuẩn cho biết, chửa ngoài tử cung có thể xảy ra ở nhiều vị trí mà khối thai làm tổ ngoài buồng tử cung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chửa kẽ tử cung, nhưng chủ yếu là do tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, khiến việc thụ thai xảy ra ở vị trí bất thường.
Đối với trường hợp sản phụ trên, tình trạng chửa kẽ lại xảy ra do vòi tử cung bên trái dính vào thành chậu hông, rất khó phát hiện. Nếu không được mổ kịp thời, đoạn kẽ sẽ vỡ và ra máu ồ ạt trong bụng, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Chửa ngoài tử cung hay còn gọi là thai lạc chỗ, khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài buồng tử cung. Trong tổng số ca chửa ngoài tử cung thì có hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo) và 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó. Tỉ lệ mắc chửa kẽ tử cung là rất thấp, trung bình khoảng 200.000 phụ nữ mang thai mới có 1 phụ nữ mắc.
Video đang HOT
Phẫu thuật lúc nửa đêm, bác sĩ kinh ngạc khi thấy bụng cô gái cứng như đá
Khi tiến hành mổ nội soi, bác sĩ Hoàng Hồng Minh kinh ngạc khi thấy khoang bụng của bệnh nhân đều là mủ.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hoàng Hồng Minh, khoa ngoại, Bệnh viện Zhongmei Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Diêu (25 tuổi) sống tại Đài Loan (Trung Quốc). Cô Diêu bị đau bụng tại nơi làm việc, ngày hôm sau, tình trạng sức khỏe không cải thiện nên cô Diêu đến bệnh viện cấp cứu vào lúc nửa đêm.
Ảnh minh họa
Bác sĩ tại phòng cấp cứu đã chuyển cô Diêu đến khoa phụ sản khám, bởi tình trạng đau bụng dưới là dấu hiệu thường thấy của mang thai ngoài tử cung hoặc liên quan đến các bệnh viêm nhiễm khác. Tại khoa phụ sản, bác sĩ nhanh chóng loại trừ các bệnh phụ khoa và nghi ngờ cô Diêu mắc bệnh viêm ruột hoặc viêm ruột thừa.
Do đó, cô Diêu được chuyển sang khoa tiêu hóa và tiến hành chụp X-quang ổ bụng, bác sĩ vô cùng kinh ngạc khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu tràn dịch màng bụng, một đoạn ruột thừa ngập trong nước bẩn nên nhanh chóng chuyển cô Diêu sang khoa ngoại.
Bác sĩ Hoàng Hồng Minh tiến hành kiểm tra trực tiếp bằng cách ấn tay vào bụng của cô Diêu, cảm nhận bụng của bệnh nhân cứng như đá, ngay sau lực ấn bụng, bệnh nhân đau đớn kêu gào thảm thiết, tình trạng của cô Diêu được đánh giá nghiêm trọng và được đưa vào phòng phẫu thuật. Khi tiến hành mổ nội soi, bác sĩ Hoàng Hồng Minh kinh ngạc khi thấy khoang bụng của bệnh nhân đều là mủ.
Bác sĩ Hoàng Hồng Minh, khoa ngoại, bệnh viện Zhongmei Hospital
Bác sĩ Hoàng Hồng Minh cho biết: "Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm vùng chậu mạn tính, do trì hoãn đến bệnh viện khám nên bệnh tiến triển thành viêm phúc mạc. Sau hơn 1 tiếng dẫn lưu và làm sạch mủ trong khoang bụng, hiện nay bệnh nhân hồi phục tốt và có thể xuất viện sau 2 ngày điều trị".
Viêm phúc mạc là một màng như lụa trải bên trong thành bụng và phủ các cơ quan trong bụng- thường gây ra bởi sự nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Viêm phúc mạc có thể là hậu quả của bất kỳ sự vỡ (hay thủng) hoặc có thể là biến chứng của tình trạng bệnh lý khác.
Vì sao viêm phúc mạc lại nguy hiểm?
Viêm phúc mạc là một bệnh lý rất nặng trong ngoại khoa, nếu không xử trí kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 60 - 70%. Bởi vì, viêm phúc mạc cấp là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm khuẩn trong ổ bụng, trong khi đó có nhiều loại vi khuẩn, độc tính của chúng rất cao, trong khi đó diện tích của phúc mạc (màng bụng) rất rộng nên khả năng hấp thu chất độc từ các tạng rỗng (dạ dày, ruột...) tràn vào, độc tố (do vi khuẩn tiết ra) rất nhanh dễ dẫn đến sốc và nhiễm độc (sốc nhiễm trùng).
Bệnh nặng còn do sự dễ lây lan khắp ổ bụng bởi nhu động ruột (ruột co bóp đẩy các chất bẩn đi vào ổ bụng). Vì vậy, khi nghi bị mắc viêm phúc mạc cần chẩn đoán sớm xử trí đúng, kịp thời nhằm hạn chế tử vong đến mức tối đa.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phúc mạc bao gồm:
Đau bụng, cảm ứng phúc mạc.
Chướng bụng hay có thể nói là một cảm giác căng phồng của bụng.
Sốt.
Buồn nôn và nôn.
Chán ăn.
Tiêu chảy.
Giảm lượng nước tiểu.
Khát nước.
Bí trung tiện hoặc đại tiện.
Mệt mỏi.
Nếu bạn đang trị liệu bằng lọc màng bụng thì triệu chứng của viêm phúc mạc sẽ kèm theo:
Dịch lọc đục.
Xuất hiện những đốm trắng, sợi hoặc nốt (fibrin) trong dịch lọc.
Tinh hoàn ẩn trong bụng bé trai Bệnh nhi 7 tuổi, được gia đình phát hiện ẩn tinh hoàn từ lâu song không đưa vào viện khám. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, ngày 29/7 cho biết khi bé vào Trung tâm Sản Nhi, tinh hoàn bên phải không sờ thấy trong bìu và trong ống bẹn mà lạc sâu trong ổ bụng. Bác sĩ nhận định...