Phạt tù vì gọi chồng cũ là “đồ ngốc” và chê vợ mới của chồng cũ trên Facebook
Một phụ nữ người Anh đang phải đối mặt với án tù hai năm ở Dubai vì từng chê bai vợ mới của chồng cũ trên Facebook. Điều đáng nói là người phụ nữ này đã đăng bình luận đó từ cách đấy 2 năm.
Laleh Shahravesh, 55 tuổi, ở London, đã bị bắt cùng với cô con gái tuổi teen tại sân bay Dubai hồi tháng trước
Cụ thể, theo trang The Guardian, Laleh Shahravesh, 55 tuổi, ở London, đã bị bắt cùng với cô con gái tuổi teen tại sân bay Dubai hồi tháng trước. Bà phải đối mặt với án tù hai năm và phạt 50.000 bảng vì hai bài đăng trên Facebook cách đây 2 năm, theo nhóm chiến dịch Detained In Dubai.
Hai mẹ con bà Laleh Shahravesh đến Dubai để dự đám tang chồng cũ sau khi người này qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 3/3. Con gái 14 tuổi sau đó được phép bay về Luân Đôn một mình và đang ở cùng người thân.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh cho biết nhân viên của họ đang hỗ trợ một phụ nữ người Anh và gia đình khi bà bị giam giữ tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Video đang HOT
Người phát ngôn nói thêm: “chúng tôi đang liên lạc với chính quyền UAE về trường hợp này”.
Shahravesh đã kết hôn với chồng cũ được 18 năm và cặp đôi đã sống ở Dubai trong thời gian 8 tháng. Bà đã trở về London cùng con gái của họ, trong khi người chồng ở lại UAE với kế hoạch sẽ hội tụ cùng gia đình sau.
Tuy nhiên, vài tháng sau, Shahravesh đã nhận được giấy ly hôn và ngay sau đó, bà bắt gặp những bức ảnh trên Facebook cho thấy người chồng đã tái hôn.
Bà bị cáo buộc đã đăng hai bình luận trên Facebook viết bằng tiếng Farsi, trong đó có một bình luận viết rằng: “Tôi mong anh sẽ chết đi, đồ ngốc. Chết tiệt”. Bà còn bị cáo buộc có một bình luận gọi người vợ mới của chồng là “con ngựa”.
Radha Stirling, giám đốc điều hành của tổ chức Detained In Dubai và cũng là đại diện cho Shahravesh, cho biết trải nghiệm này là một sự việc đau lòng cho gia đình Shahravesh.
Con gái của Shahravesh, đang viết thư cho chính quyền Dubai và thủ tướng UAE để khiếu nại về việc mẹ cô bị bắt giữ.
Stirling nói thêm: “Những thành viên trong gia đình đều khóc và rất xúc động khi tôi nói chuyện với họ. Tất cả đều vô cùng đau buồn bởi những gì đã xảy ra và tôi nghĩ họ cần một quá trình phục hồi tâm lý lâu dài”.
Shahravesh đã được tại ngoại và hiện đang ở trong một khách sạn sau khi hộ chiếu của bà bị tịch thu..
Stirling đã kêu gọi các quan chức Anh cảnh báo người Anh về sự phỉ báng và luật pháp tội phạm mạng của UAE. Khách du lịch đến Dubai không biết rằng họ có thể bị bỏ tù vì một bài đăng trên Facebook hoặc Twitter, dù họ viết bài đăng đó từ ngoài lãnh thổ UAE và các đây nhiều năm trước, Keith Radha Stirling, CEO của Detained In Dubai, cho biết trong một tuyên bố. “Luật an ninh mạng của UAE áp dụng theo phương pháp ngoại biên và hồi tố”.
Theo VN Review
Anh sẽ có luật an ninh mạng mới nhằm quản lý mạng xã hội
Nước Anh đang hoàn thiện bộ luật an ninh mạng mới vào hôm nay, dự kiến sẽ tăng nặng hình phạt dành cho các công ty công nghệ, trang mạng xã hội không thể bảo vệ người dùng khỏi những nội dung xấu.
Người dùng mạng xã hội tại Anh sẽ sớm được bảo vệ bởi những quy tắc pháp luật chặt chẽ và có sức răn đe
Hiện trang dễ dàng truy cập vào các nội dung xấu, đặc biệt là đối với giới trẻ và xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đang là chủ đề nóng tại Anh, khi mới đây, một nữ sinh 14 tuổi có tên Molly Russell đã qua đời, sau khi bố mẹ cô bé cho biết, con mình đã xem các nội dung tiêu cực và khích lệ tự sát trên Internet.
Trong bộ luật sắp được ban hành, chính phủ Anh cho biết, mức phạt trong luật sẽ có tính răn đe cao, thậm chí không loại trừ khả năng chặn hoàn toàn website, mạng xã hội có nội dung xấu, cũng như khởi tố nhà phát hành nếu không loại bỏ được các nội dung xấu trên trang. Bộ luật này bắt buộc các công ty công nghệ, trang mạng xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người dùng, đồng thời ngăn chặn những tác động xấu từ nội dung và hoạt động trên trang của họ. Bộ luật cũng sẽ tiến đến thiết lập tiêu chuẩn an toàn một cách rõ ràng.
Đại diện giới công nghệ Anh cũng đã lên tiếng trước quyết định này. Tập đoàn thương mại công nghiệp TechUK cho biết, điều luật này là một bước tiến đáng ghi nhận, nhưng cần có khoảng thời gian 12 tuần để bàn bạc và trao đổi với giới công nghệ. Họ cho rằng, một số điều trong bộ luật mới còn mơ hồ.
Trong khi đó, Facebook khẳng định sẽ làm việc với chính phủ Anh để đảm bảo luật an ninh mạng mới này sẽ có hiệu lực. Theo lời ông Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, luật an ninh mạng của Anh cũng cần có tiêu chuẩn truy cập đối với mọi nền tảng công nghệ.
Chính phủ nhiều nước trên thế giới hiện tại đang vật lộn với việc làm thế nào để kiểm soát tốt nội dung trên nền tảng mạng xã hội, nhất là các nội dung xấu, có tính công kích cá nhân, quan hệ, cũng như vận động cử tri trước mỗi kỳ bầu cử. Mối lo ngại mang tính toàn cầu này càng có cơ sở, sau vụ xả súng tại nhà thờ ở New Zealand mà hung thủ đã phát trực tiếp cảnh ra tay tàn bạo trên Facebook. Mới đây, Australia tuyên bố, nước này sẽ phạt các công ty cung cấp dịch vụ mạng và các trang mạng xã hội, thậm chí phạt tù người điều hành nếu không thể loại bỏ hoàn toàn các nội dung xáu.
Theo Reuters
Anh công bố hàng loạt đề xuất siết chặt quản lý mạng xã hội Ngày 8/4, Chính phủ Anh đã đề xuất một số quy định đảm bảo an ninh mạng, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt với những công ty truyền thông xã hội và công nghệ Thậm chí quy trách nhiệm cá nhân các thành viên lãnh đạo nếu công ty không bảo vệ người dùng trước những nội dung thông tin...